
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Điện Biên đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Điện Biên đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Hộ khá “dắt tay” hộ khó thoát nghèo
Bà Cao Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên cho biết: Chi hội được xác định là đơn vị hành động, cầu nối của tổ chức Hội với hội viên, ND. Hầu hết chi hội được tổ chức theo thôn, bản (theo địa bàn dân cư); ở một số huyện thị, thành phố đã chỉ đạo thí điểm thành lập chi, tổ Hội theo nghề nghiệp.
Tuy nhiên, về tổ chức cơ sở khó khăn lớn nhất và phổ biên hiện nay là số hội viên trong các chi hội tại các bản vùng sâu có trình độ nhận thức không đồng đều nhau. Do vậy, tổ chức chi hội, tổ hội hiện nay khó xây dựng được nội dung sinh hoạt phù hợp với tất cả hội viên trong cùng một chi, tổ hội. Việc đổi mới mô hình tổ chức chi hội, tổ hội, chủ trương xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp là chủ trương đúng từ thực tiễn.
Nhằm đổi mới mô hình và tập hợp hội viên ND, các cấp Hội ND tỉnh Điện Biên đã tích cực thực hiện Đề án 24 của Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN về “Xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp”. Theo đó, trên tiêu chí “5 cùng”, các cấp Hội ND đã thành lập các chi, hội nghề nghiệp, hướng hội viên cùng làm một ngành nghề vào chung một nhóm để có cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, toàn tỉnh Điện Biên đã xây dựng và củng cố được 1.813 chi hội, thành lập mới 42 chi, tổ Hội nghề nghiệp với trên 1.200 hội viên hoạt động trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề. Trong đó, Hội ND tỉnh chỉ đạo được thành lập 27 tổ Hội, còn lại do các huyện thành lập.
Qua hoạt động có một số mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp đã ổn định sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả. Điển hình như chi hội nghề nghiệp nuôi trâu sinh sản bản Món và Pe Nọi xã Thanh Luông, huyện Điện Biên có 25 thành viên, trong đó có 4 hộ nghèo tham gia chi hội. Khi bắt đầu thành lập, các thành viên trong chi hội nuôi 52 con trâu, sau 3 năm đàn trâu phát triển lên 106 con. Thành viên trong chi hội đều được tiếp thu khoa học kỹ thuật; đến nay chi hội không còn hộ nghèo.
Hay như mô hình chi hội trồng rau an toàn thôn A1 xã Noong Luống, huyện Điện Biên được thành lập năm 2016 với 15 thành viên tham gia. Sau 3 năm hoạt động hiệu quả, từ chi hội ban đầu, các thành viên chi hội đã liên kết thành lập hợp tác xã (HTX) trồng rau thôn A1 xã Noong Luống với với 20 thành viên tham gia canh tác rau sạch trên diện tích 2,5ha. Bước đầu, các thành viên HTX tập trung canh tác, trồng rau theo đúng quy trình GAP; bước tiếp theo HTX tập trung mở rộng quy mô, xây dựng nhà lưới, hướng đến quy trình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP bền vững.
Thoát nghèo, thành triệu phú từ mô hình chi, tổ hội
Nếu như trước đây, hội viên ND ở bản Tẩu Pung 1, xã Nà Nhạn (Điện Biên) chủ yếu phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ, từng hộ gia đình, nên chưa tạo được tính bền vững, thu nhập không ổn định. Nhằm liên kết các hộ, năm 2014 Hội ND Điện Biên thành lập thí điểm mô hình chi hội nghề nghiệp bản Tẩu Pung 1 trên cơ sở cộng đồng dân cư làm nông nghiệp, có cùng hướng phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Ngay từ khi mới thành lập, chi hội được Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) tỉnh cho vay số vốn 600 triệu đồng đầu tư phát triển các mô hình kinh tế. Cùng với đó, chi hội phối hợp với các ban, ngành mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt. Hàng năm, chi hội còn tạo điều kiện cho các thành viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế trong và ngoài tỉnh. Từ đó lựa chọn, áp dụng những mô hình phù hợp với đặc điểm tự nhiên và cơ cấu kinh tế tại địa phương.
Được hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật các mô hình của mỗi thành viên đều phát triển tốt, mang lại thu nhập bình quân từ 120 – 150 triệu đồng/năm. Hiện chi hội có 10ha diện tích ao thả cá; 120 con trâu, bò sinh sản; trên 2.500 con gia cầm các loại; 75ha lúa, sắn, dong riềng. Ngoài ra, các thành viên trong chi hội tham gia trồng mới, chăm sóc và bảo vệ gần 40ha rừng.
Anh Lò Văn Cường là một trong những thành viên đầu tiên tham gia chi hội nghề nghiệp bản Tẩu Pung 1, cho biết: Tham gia chi hội, tôi được Hội ND xã đã tạo điều kiện cho gia đình vay vốn 30 triệu đồng nguồn vốn Quỹ HTND để phát triển mô hình. Ngoài ra, các thành viên trong chi hội cũng thường xuyên giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nên chỉ 1 năm sau, gia đình tôi đã thoát nghèo. Hiện nay gia đình tôi có 4 con trâu, 8 con dê, 3.000m2 ao thả cá; mỗi năm xuất 2 lứa lợn, mỗi lứa 10 con, cho thu nhập bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm.
Tương tự tại bản Tủa Thàng, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa đã thành lập 2 tổ hội chăn nuôi dê sinh sản gồm có 30 thành viên tham gia. Mô hình được Ban Thường vụ Hội ND huyện hỗ trợ 8 triệu đồng cho các thành viên để mua thuốc trị bệnh cho đàn dê. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Hội ND huyện, các tổ hội chăn nuôi dê còn được vay vốn Quỹ HTND để đầu tư phát triển đàn dê. Hiện, tổng đàn dê của các thành viên trong tổ hội là 405 con.

Theo bà Cao Thị Tuyết Lan Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên: Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, Hội ND tỉnh Điện Biên đã tập trung khai thác các nguồn và ưu tiên cho các chi, tổ hội nghề nghiệp vay vốn. Cụ thể: Hội ND cũng đã giải ngân được 14 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND, ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội với tổng dư nợ 700 tỷ đồng với 27 dự án ở 10/10 huyện, thành phố giúp các hội viên của các tổ nghề nghiệp tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất… tăng thu nhập cho hội viên.
Bên cạnh đó, để mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, các cấp Hội ND tỉnh Điện Biên đã tổ chức các đợt tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các tổ, cách thức chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Mặt khác, các cấp Hội đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng mô hình, qua đó kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, hỗ trợ; đồng thời biểu dương tập thể, cá nhân điển hình trong triển khai, thực hiện.
Đánh giá hiệu quả các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên khẳng định: Từ kết quả hoạt động của các chi, tổ hội cho thấy việc thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp, sản xuất tập trung đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Điện Biên đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong xây dựng và hoạt động của các chi, tổ hội nghề nghiệp như: Mô hình chi, tổ, hội nghề nghiệp gắn với tổ hợp tác, HTX trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương chưa nhiều; sức lan toả, nhân rộng mô hình chưa cao…
Thời gian tới, Hội ND tỉnh Điện Biên tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, tổ hợp tác và HTX, câu lạc bộ… trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện cho các chi, tổ được vay vốn để mở rộng các mô hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng nhóm tổ liên kết “6 nhà” theo hình hướng chuỗi giá trị, để tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã”
Bà Cao Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên.
Mai Anh
-
Hội quán Nông dân Tây Phú - nơi phát huy thế mạnh của nông dân
-
Nhiều hoạt động thiết thực Chào mừng Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X
-
Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
-
Hưởng ứng tham gia liên hoan phim an toàn giao thông năm 2023
- Cán bộ Hội năng động, giỏi làm kinh tế
- Chi, tổ hội nghề nghiệp sẽ là nơi góp phần xây dựng mẫu người nông dân mới
- “Nghìn việc hay” chào mừng Đại hội của nông dân Thủ đô
- TP. HCM tổ chức Ngày hội “Bảo vệ môi trường” năm 2023
- Thanh Hoá: Điểm sáng “Chi hội 5 cùng” trong doanh nghiệp
- Hội thi - "sân chơi" giúp nông dân tăng hiểu biết về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Nhiều dấu ấn nổi bật trong hoạt động Hội
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp