Bắc Giang xây dựng nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao
Yên tâm đầu ra với mức giá cao
Thời điểm này, trang trại chăn nuôi của gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) có khoảng 2.000 con gà “sâm”.
Bà Hằng cho biết: Đầu năm ngoái gia đình phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Thìn Dung, xã Hợp Đức (cùng huyện) nuôi giống gà Mía số 1 theo phương pháp mới. Thay vì sử dụng nước lọc như mọi cách nuôi gà thông thường, gia đình được doanh nghiệp cung cấp lá, rễ cây sâm nam để đun nước cho gà uống. Nhờ được uống nước sâm nên đàn gà sinh trưởng, phát triển tốt, thịt thơm, dai. “Lứa đầu xuất chuồng, khách hàng đánh giá cao chất lượng của gà “sâm”. Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2022, nhiều khách hàng đặt mua gà “sâm” nhưng không có gà để bán bởi toàn bộ đã được doanh nghiệp thu mua”.
Theo bà Hằng, khi nuôi gà “sâm”, đàn gà kháng bệnh tốt, khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon được thương lái thu mua để tiêu thụ chủ yếu tại thị trường TP. Hà Nội với mức giá bán cao hơn khoảng 10 nghìn đồng/kg so với gà thông thường.
Gia đình anh Vi Văn Tốt (cùng thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa) có diện tích trang trại hơn 5.000m2 để trồng vải thiều sớm và sâm nam núi Dành kết hợp với chăn nuôi gà thả vườn. Ban đầu nghe thông tin nuôi gà “sâm” anh thấy ngỡ ngàng.
Khi thấy người hàng xóm nuôi cho hiệu quả và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, anh mạnh dạn đầu tư nuôi hơn 4.000 con. Anh Vi Văn Tốt cho biết: “Sẵn có kinh nghiệm nên việc tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi gà thảo dược rất thuận lợi. Đầu ra đã được doanh nghiệp bao tiêu với giá bán buôn tại chuồng hơn 90 nghìn đồng/kg; giá bán lẻ đến 120 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí thu lãi gần 200 triệu đồng sau mỗi lứa”.
Ông Nguyễn Văn Thìn - Giám đốc Công ty Thìn Dung chia sẻ: Kỹ thuật chăn nuôi gà bằng thảo dược không mấy khác biệt so với chăn nuôi gà nói chung. Điểm khác biệt duy nhất là nguồn nước uống cho gà từ cây sâm nam núi Dành.
“Doanh nghiệp trồng sâm nam trên diện tích gần 20ha và chăn nuôi. Trong quá trình hoạt động, chúng tôi nghiên cứu và nuôi thử nghiệm cho đàn gà uống nước từ thân, lá, rễ của cây sâm; không dùng kháng sinh. Từ lứa thử nghiệm đầu tiên đã mang lại hiệu quả cao. Năm nay, Công ty tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi lên 9.000 con tại 3 hộ ở xã Hợp Đức và Phúc Hòa. Các hộ tham gia phải đạt tiêu chí quy mô trang trại. Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm”- ông Thìn thông tin.
Với tỷ lệ gà sống đạt hơn 90%, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng đạt khoảng 2,5kg/con. Được biết, doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp nhận đơn bảo hộ cho sản phẩm Gà thảo dược.
Huyện Tân Yên có tổng diện tích cây sâm nam khoảng 30ha, thu nhập hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Từ hiệu quả của cây sâm nam, huyện đã quy hoạch vùng trồng với diện tích khoảng 200ha ở các xã Liên Chung, Việt Lập và mở rộng sang các xã An Dương, Tân Trung, Lan Giới và Hợp Đức. Mô hình nuôi gà bằng sâm nam đã và đang mở ra hướng đi mới để Tân Yên mở rộng quy mô chăn nuôi, từng bước hình thành vùng sản xuất rộng lớn gắn với chăn nuôi gà thảo dược, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Làm giàu từ trồng cây ba kích
Tại huyện miền núi Sơn Động, mô hình trồng cây ba kích tím đã giúp bà con vùng cao có thu nhập khá, từng bước thoát nghèo và làm giàu. Nhiều hộ gia đình nông dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ từ loại cây dược liệu quý.
Ông Lã Văn Quang (thôn Đồng Chu, xã Yên Định) là một trong những điển hình về thoát nghèo và làm giàu cho biết: Năm 2011, ông được Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang chọn tham gia mô hình trồng thử nghiệm cây ba kích dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả.
Theo đó, ông được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ gần 2 nghìn cây giống và hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc. Với số cây giống này, ông trồng trên 0,5ha đất đồi. Cây hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương nên tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt.
Hơn 2 năm sau, ông Quang thu hoạch, bán được 80 triệu đồng. Sau khi đã có kinh nghiệm, ông tiếp tục giâm hom, đầu tư mở rộng diện tích ba kích lên hơn 3ha. Qua hơn chục năm miệt mài chăm chỉ gây dựng, giờ gia đình ông đã có của ăn của để. Ông còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trong kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây ba kích cho nhiều người đến học hỏi. Hiện gia đình nào ở thôn Đồng Chu cũng có giống dược liệu này.
Tương tự như gia đình ông Quang, ông Nguyễn Hải Đính (thôn Thanh Bình, xã Thanh Luận) cũng phấn khởi cho biết: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, tôi chuyển đổi 1ha trồng vải kém hiệu quả sang trồng ba kích. Đến năm nay, vườn ba kích được 3 năm tuổi và bắt đầu cho thu hoạch khoảng 4.000 gốc, bình quân mỗi gốc ba kích thu được 3 -3,5kg. Giá bán tại vườn từ 200 - 300 nghìn đồng/kg, gia đình tôi có thu nhập hàng trăm triệu đồng...”.
Bằng số vốn này, ông Đính tiếp tục đầu tư vườn ươm cây con để bảo đảm nguồn cây ba kích giống chất lượng cho sản xuất của gia đình vừa cung cấp cho người dân trong, ngoài huyện Sơn Động.
Theo ông Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Bắc Giang, bên cạnh những thuận lợi trên, ba kích tím Sơn Động vẫn gặp những khó khăn cần khắc phục, như chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu là tiêu thụ tự do. Vì vậy, để sản phẩm có đầu ra ổn định, UBND huyện cùng với Hội Nông dân tỉnh đang tập trung xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm và ký kết bao tiêu với các doanh nghiệp.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?