Những định hướng về công tác Giáo dục nghề nghiệp ở Kiên Giang
Giáo dục nghề nghiệp là lĩnh vực có quan hệ mật thiết nhất và trực tiếp nhất với thị trường lao động. Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đào tạo nhân lực từ trình độ sơ cấp trở lên có khả năng làm việc ngay và trực tiếp một công việc cụ thể trong thị trường lao động. Điều này đòi hỏi GDNN phải chủ động, linh hoạt trong tuyển sinh, xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo trình cho phù hợp, nhằm đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (4.0) và quá trình chuyển đổi số.
Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề
Với Kiên Giang, năm 2022, là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới… Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành quyết định với nhiều nội dung về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lao động có tay nghề làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và khu du lịch; lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đặc biệt là quyết định phê duyệt định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn; lao động làm việc trong khu, cụm công nghiệp và du lịch; Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030…
Bên cạnh đó, Sở đã tổ chức cho các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh ký kết hợp tác đào tạo lao động với Tập đoàn SunGroup, Công ty Cổ phần 99 Núi (đại diện là khu Reort Sunset Sanato), BIM Group... về thực tập tại doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên của các trường sau khi tốt nghiệp; Tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh lần thứ IV năm 2022, có 9 cơ sở GDNN tham gia với 32 thiết bị, qua đó đã chọn ra 15 thiết bị có chất lượng tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp toàn quốc năm 2022 tại thành phố Vũng Tàu. Tổ chức 3 lớp bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về Thiết kế bài giảng trực tuyển cho 100 giáo viên và 1 lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho 75 giáo viên, giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp. Tiếp đó, tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục nghề nghiệp: Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng 2 chương trình...; phối hợp với Báo Kiên Giang mở chuyên mục giáo dục nghề nghiệp mỗi tháng 1 kỷ; gắn pa-nô, áp-phích tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN trình độ sơ cấp cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Đào tạo và Sát hạch Lái xe Trường Phát.
Tính đến hết tháng 6 năm 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh được 12.400 người, trong đó: Trung cấp 1.200 người, Sơ cấp nghề và Dạy nghề thường xuyên 11.200 người, đạt 51,67% kế hoạch. Ước đến hết năm 2022: các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên đã tuyển sinh 24.690/24.000 người (đạt 102,88% kế hoạch năm), trong đó: Cao đẳng 2,190 người; Trung cấp 3.500 người; Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng: 19.000 người. Góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,5%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo 50,5%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Kiên Giang cũng còn một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT mặc dù đã được quan tâm nhưng hiệu quả chưa cao, làm ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển sinh GDNN. Chất lượng tuyển sinh đầu vào cho các trường trung cấp, cao đẳng thấp nên chất lượng đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; Cơ cấu đào tạo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng chiếm gần 80%, trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 20%; Năng lực đào tạo một số ngành nghề của các cơ sở GDNN còn hạn chế, các ngành nghề đào tạo chưa phong phú đa dạng, một số ngành nghề có nhu cầu đào tạo cao nhưng cơ sở không đáp ứng được (lĩnh vực Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn; Cơ khí, Ôtô; Xây dựng... do đội ngũ giáo viên, giảng viên một số cơ sở GDNN còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng).
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, công tác tuyển sinh, đào tạo trực tuyến là một đòi hỏi mà các cơ sở GDNN phải nhanh chóng thích ứng; nếu chậm thay đổi và trông chờ vào lãnh đạo cấp trên, không linh hoạt thay đổi thi sẽ tụt hậu và dần đánh mất thương hiệu.
Chủ động đề ra một số giải pháp
Để khắc phục những khó khăn trên, năm 2023, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; Chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới; Quyết định số 2239/QĐ-CP ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Trong đó ưu tiên mối quan hệ giữa đào tạo nghề với thị trường lao động, giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; Chú trọng đảo tạo nghề cho lao động nông thôn; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức trực tiếp và trực tuyến, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và học sinh các trường THCS, THPT; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo cho 22 ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, cấp độ ASEAN và cấp độ Quốc gia; Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo GDNN đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học; kỹ năng nghề, hạng chức danh nghề nghiệp và chuyên môn theo quy định…
Chỉ tiêu năm 2023, Kiên Giang phấn đấu tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 24.000 người, trong đó: Cao đẳng 2.500 người; Trung cấp 3.500 người; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 18.000 người. Đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là 8.000 người (lao động học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 4.800 người, nông nghiệp: 3.200 người)… tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%, trong đó: tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 51% và có việc làm đạt trên 85%.
Tiếp đó, Kiên Giang đề ra một số nhiệm vụ trong tâm, trong đó tập trung đào tạo những ngành nghề gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu của từng ngành, vùng, lĩnh vực và địa phương đồng thời phải phù hợp với từng trình độ cụ thể nhằm đẩy nhanh yếu tố con người có kỹ năng trở thành một lợi thế nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, tăng năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Chuyển mạnh đào tạo nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động; tăng nhanh quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề đẩy nhanh xã hội hóa, mở rộng dạy nghề ở các cấp trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; phát huy tiềm năng lợi thể, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực. Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và nông dân sản xuất giỏi có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề…
Đặc biệt, Kiên Giang cũng chủ động đề ra một số giải pháp, cụ thể là: Lồng ghép hoạt động đào tạo nghề với 3 chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tránh sự chồng chéo trong tổ chức triển khai thực hiện. Cụ thể là phát triển GDNN vùng nghèo, vùng khó khăn; Phát triển GDNN cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường. Nâng cao nhận thức trong việc học nghề, gắn với giải quyết việc làm, thông qua các biện pháp tổ chức tập huấn, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm.
Đẩy mạnh phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho những cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn thiếu theo hướng tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên đầu tư hoàn thiện cho những cơ sở đào tạo tại địa phương đó có nhu cầu học nghề cao và có khu, cụm công nghiệp, nhiều doanh nghiệp.
Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo, thường xuyên giám sát, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng sau đào tạo; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích xã hội giám sát chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN theo hướng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn năng lực sư phạm; chuẩn kỹ năng nghề,... Phối hợp với doanh nghiệp tham gia xây dựng, điều chỉnh chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
-
Chíp bán dẫn và hợp tác giữa Trường CĐ Công thương Việt Nam và ĐH Khoa học kỹ thuật Minh Tân -
Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn -
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân
- Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm
- Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai
- Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
-
Liên tiếp xử lý các trường hợp tàng trữ, buôn bán pháo hoa nổ, pháo nổCông an thành phố Hà Nội tăng cường đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn các đối tượng có hành vi tàng trữ, buôn bán pháo hoa nổ, pháo nổ; đồng thời xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
-
Thường trực Ban Bí thư thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng NủÔng Trần Cẩm Tú gửi lời thăm hỏi ân cần tới cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động, nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc.
-
Thủ tướng xúc động giải đáp 10 kiến nghị của kiều bào tại Ba LanTối 16/1, tại Thủ đô Warsaw, trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan.
-
Tổng Bí thư thắp hương tưởng niệm các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nướcTổng Bí thư Tô Lâm đã thắp nén hương thơm, thành kính tưởng nhớ những công lao đóng góp to lớn của các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang ra quân xử lý vi phạm: Không có vùng cấmVào dịp cuối năm Giáp Thìn, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn, các địa phương trong đó có Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân trên các tuyến đường.
-
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam ĐịnhNgày 15/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở Nam Định.
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp Tuyên Quang năm 2024 vẫn đạt được những kết quả ấn tượng, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý là việc xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Anh, khẳng định uy tín và chất lượng nông sản của tỉnh.
-
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đánBộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
-
Xây dựng văn hóa có vai trò quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngGiáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong Đảng có vai trò hệ trọng, quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
-
Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChiều 15/1, tại Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các vụ, đơn vị.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix