
Nữ thủ lĩnh người Mạ ở Phước Dũng
Không chỉ là điển hình sản xuất giỏi tiêu biểu của huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong những năm qua bằng sự uy tín, trách nhiệm của mình, bà Ka Hiên (dân tộc Mạ), Bí thư Chi bộ thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc còn tích cực tuyên truyền, hỗ trợ vận động bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nâng cao nhận thức pháp luật và phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả.

Bà Ka Hiên nói là làm
Năm 2016, sau nhiều năm công tác và cống hiến, bà Ka Hiên – cán bộ UBND xã Phước Lộc được nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, bà được bà con trong thôn Phước Dũng tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn.
Bà Ka Hiên cho biết: Thôn Phước Dũng có trên 90% là đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên, đa số trình độ văn hóa thấp, canh tác lạc hậu. Cho nên, bà luôn trăn trở, bàn bạc với chi bộ tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn. Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, với vai trò là Bí thư Chi bộ thôn Phước Dũng, bà Ka Hiên đã dành nhiều thời gian đi đến nhà từng hộ dân trong thôn gặp gỡ nắm tình hình, kết hợp tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân để chính quyền địa phương xem xét, tìm cách tháo gỡ.
Bà Ka Hiên tâm niệm, muốn bà con nông dân tin vào lời nói của mình thì mình phải nêu gương trước. Thời gian vừa qua, khi cả nước đang chung tay phòng, chống đại dịch Covid-19, bà Ka Hiên cũng tích cực vào cuộc. Hàng ngày, bà tranh thủ thời gian cùng các lực lượng đến từng nhà trong thôn để tuyên truyền tới người dân cách thức sinh hoạt hợp vệ sinh, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Nhờ thường xuyên được nhắc nhở cho nên ý thức chấp hành của bà con nơi đây rất tốt.
Chia sẻ bí quyết tuyên truyền, vận động bà con, bà Ka Hiên bộc bạch: “Để bà con nông dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, mình không ngừng học tập để trau dồi kiến thức và cách truyền tải thông tin đến mọi người. Bản thân mình cũng là người dân tộc thiểu số nên mình có thuận lợi hơn trong các công tác tuyên truyền, vận động đồng bào”.
Không chỉ tuyên truyền suông, bà Ka Hiên còn nêu gương làm trước. Bà luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, tham gia các cuộc hội thảo do xã và huyện tổ chức, từ đó mạnh dạn áp dụng KHKT tiên tiến vào mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình. Với diện tích 4ha, mô hình trồng đa cây của gia đình bà Ka Hiên luôn cho nguồn thu ổn định, có những thời điểm đạt thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Bà Ka Hiên chia sẻ: “Cách làm của mình là tích cực học hỏi kinh nghiệm từ nhiều kênh khác nhau: học hỏi từ bà con người Kinh ở miền Tây lên cư trú trong xã; tham dự các lớp tập huấn của huyện; tìm hiểu qua truyền hình và internet… Mặt khác, gia đình đình mình cũng mạnh dạn vay tiền ngân hàng đầu tư vào nông nghiệp: Đó là hệ thống tưới hơn 150 triệu đồng, bao gồm kéo đường dẫn từ núi Lu Mu cách 3km về vườn và nhà; đào hồ trữ nước mùa hạn nặng; lắp hệ thống tưới phun tự động đến từng gốc sầu riêng… Tìm hiểu kỹ lưỡng về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trực tiếp chăm sóc kỹ thuật…”.
Hiệu quả kinh tế từ vườn sầu riêng của gia đình bà Ka Hiên tăng dần. Năm 2016, thu 350 triệu đồng với hơn 1ha; năm 2017 thu 420 triệu đồng với 1,5ha. Năm 2018 thu gần 1 tỷ đồng gồm sầu siêng cùng các loại cây trồng chôm chôm, chè, mít… Năm 2020 là mùa thu sầu riêng đạt cao nhất, gần 20 tấn, giá 50-52.000 đồng/kg. Cây sầu riêng sai nhất gần 3 tạ quả. Sầu riêng thu về 1 tỷ đồng; các loại chè, chôm chôm, mít… thu 100 triệu đồng.
“Không nói dài dòng, phải làm cho bà con theo. Sống với những việc thật thì bà con tin và làm theo. Mình hướng dẫn bà con cùng phát triển, cùng làm giàu, đưa đất nước phát triển, xóm làng hạnh phúc chớ”, bà Ka Hiên nói.
Lan toả phong trào làm giàu
Thấy rõ hiệu quả kinh tế từ gia đình bà Ka Hiên, từ năm 2014 bà con dân tộc thiểu số xã Phước Lộc mạnh dạn chuyển đổi từ điều sang sầu riêng. Theo đó, trong 5 năm qua, gia đình bà Ka Hiên đã vận động các hộ trong thôn chuyển đổi 45ha điều năng suất kém sang trồng sầu riêng; vận động các hộ của thôn trồng xen chè dưới tán điều đạt hơn 86ha, chiếm 48% diện tích chè toàn xã. Nhiều người bắt đầu có của ăn của để nhờ học tập bà Hiên. Thôn Phước Dũng có 130 hộ, 527 người, chỉ còn 2 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo do hoàn cảnh già cả và bệnh tật kéo dài.
Bà Ka Hiên cho biết: “Hai năm 2019 và 2020, bà con đã mạnh dạn đầu tư nhiều vào các vườn sầu riêng của mình rồi. Sắp tới, mình sẽ đưa phân bón về ngôi nhà mới của gia đình mình để tư vấn và cung cấp phân bón, thuốc men giúp bà con”.
Chị Ka Phượng 28 tuổi cảm động nói: “Gia đình cháu được cô Hiên đào tạo công ăn việc làm, cho vay vốn. Cô dạy dễ hiểu, thoải mái, nhiệt tình, vui vẻ. Chồng cháu cũng được cô tìm việc làm đóng hàng sầu riêng cho chủ vựa nên giờ gia đình cháu có cuộc sống đỡ rất nhiều rồi”.
Bên cạnh đó, bà luôn vận động nhân dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, khu dân cư kiểu mẫu; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan trong thôn ngày càng xanh, sạch đẹp. Thôn Phước Dũng nhiều năm nay luôn ổn định về an ninh trật tự, không có tệ nạn xã hội. Nhân dân luôn phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền địa phương.
Anh K’Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc nhận xét về bà Ka Hiên: “Đây là một con người rất năng nổ, nhiệt tình và đặc biệt hiệu quả trong công tác xã hội, công tác kinh tế vườn hộ. Ở chị có phẩm chất năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tạo đột phá. Những ưu điểm của chị đã lan tỏa trong đồng bào dân tộc thiểu số, tác động tới nhận thức và bà con học hỏi Ka Hiên để sản xuất. Nhiều hộ đã có thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm. Phong trào làm giàu được nhân rộng, xuất hiện các điển hình khác trong địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số của Phước Lộc nay chỉ còn 3%”.
Với những thành tích xuất sắc đạt được, tháng 8/2020, bà Ka Hiên được tham dự Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; đồng thời, bà còn được bầu đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X.
Mai Thảo
-
Hải quan phối hợp triệt xóa đường dây ma túy cực lớn qua đường biển
-
Bộ Công an mở cao điểm trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
-
Giúp hội viên hiểu luật và sống vui với cộng đồng
-
Quảng Ninh: Hoạt động Hội góp phần tăng đồng thuận trong nông thôn
- Cả nước có 2.866 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn trong ngày 3/9
- Vi phạm về kinh doanh trong lĩnh vực nông - ngư nghiệp ở miền Tây Nam Bộ
- Quảng Bình: Phá đường dây vận chuyển ma túy từ biên giới biển
- Cảnh báo tình trạng mua bán lao động đi biển ở Bà Rịa-Vũng Tàu
- Cuộc sống bình yên nhờ hòa giải tốt
- Hà Giang: Giết người vì mê tín dị đoan
- Cùng nâng cao nhận thức, vun đắp nghĩa xóm, tình làng
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"