Quy định về bảo vệ rừng, mức xử lý các hành vi vi phạm gây cháy rừng
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất. Bởi lẽ đó, pháp luật đã có những quy định rất chặt chẽ để bảo vệ “lá phổi xanh” – nguồn tài nguyên vô giá này.
Để bảo vệ rừng, pháp luật quy định ra sao? Ai được khoán và nhận khoán rừng? Người có hành vi vi phạm dẫn đến cháy rừng bị xử lý ra sao? Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã chia sẻ những thông tin xung quanh vấn đề này.
Để bảo vệ rừng, pháp luật có những quy định thế nào, thưa luật sư?
Rừng có tầm quan trọng rất đặc biệt nên Luật Lâm nghiệp (có hiệu lực thi hành từ 01.01.2019) đã dành riêng một Chương (Chương IV) và nhiều văn bản dưới luật quy định việc bảo vệ rừng. Những quy định bảo vệ rừng trong Luật Lâm nghiệp gồm: Bảo vệ hệ sinh thái rừng (Điều 37); bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng (Điều 38); phòng cháy và chữa cháy rừng (Điều 39); phòng, trừ sinh vật gây hại rừng (Điều 40); lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng (Điều 41); kiểm tra nguồn gốc lâm sản (Điều 42); trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân (Điều 43).
Những điều luật trên quy định rất rõ nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân phải thực hiện trong việc bảo vệ rừng. Đơn cử, Điều 39 quy định việc phòng cháy và chữa cháy rừng nêu rõ: Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời…
Và để bảo vệ rừng, Điều 9 Luật này còn quy định “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp” như: Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật; hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng… Đồng thời những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay pháp luật quy định như thế nào về việc giao khoán rừng, thưa luật sư?
Khoán rừng ngoài mục đích kinh tế cũng là một trong các biện pháp để bảo vệ rừng. Khoán rừng được quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP. Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định này thì: Khoán rừng là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
Để được khoán rừng hoặc nhận khoán rừng thì bên khoán và bên nhận khoán phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại Điều 4, Nghị định trên, như:
– Bên khoán phải được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và phát triển rừng; có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Bên nhận khoán: Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán…
Bên cạnh đó Nghị định 168/2016/NĐ-CP còn quy định: Đối tượng áp dụng; hình thức khoán; thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán; trình tự, thủ tục khoán; quyền và trách nhiệm của bên khoán và nhận khoán…
Luật sư có thể nói rõ hơn quy định về quyền và trách nhiệm của bên khoán và nhận khoán?
Quyền và trách nhiệm của bên khoán và nhận khoán được quy định tại Điều 9 của Nghị định trên.
Bên khoán có quyền và trách nhiệm: Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích… Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán…
Bên nhận khoán có quyền và trách nhiệm: Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán. Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán…
Thời gian qua xảy ra một số vụ cháy rừng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Vậy chế tài đối với người có hành vi vi phạm gây cháy rừng được quy định ra sao?
– Về xử phạt hành chính: Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt theo quy định tại Điều 17, Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra sẽ bị áp dụng mức xử phạt tương ứng. Mức phạt thấp nhất là 1 triệu đồng, mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Bên cạnh đó còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng.
– Nếu hành vi vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”, theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hình phạt thấp nhất đối với tội này là: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; hình phạt cao nhất đến 12 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội hủy hoại rừng” theo quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Hình phạt thấp nhất đối với tội này là: phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: hình phạt cao nhất là phạt tù đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm…
Cảm ơn Luật sư!
Lê Chiên (thực hiện)
-
Quyền lợi của người lao động khi bị điều chuyển công việc khác so với hợp đồng lao động -
Một số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật cần lưu ý -
Quy định của pháp luật hiện hành về cho thuê lại lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại cần biết -
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động
- Chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV
- Chính sách ưu đãi xây dựng công trình nước sạch ở nông thôn
- Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT
- Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
- Quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực đất đai
- Chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú
- Quy định vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai
-
Thanh Hóa: Hội mang "Xuân ấm" đến với hội viên nông dânHội Nông dân các cấp của tỉnh Thanh Hóa (HND) đã đến thăm hỏi và trao tặng 12.014 suất quà Tết Ất Tỵ năm 2025, tổng trị giá gần 5 tỷ đồng cho những hội viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn.
-
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIIITrung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
-
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH TW Đảng khóa XIIIChiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa