Tháng 5 mùa mận Tam Hoa chín đỏ ở miền núi Kỳ Sơn
Hiện nay, tổng diện tích trồng mận Tam Hoa trên địa bàn Kỳ Sơn hơn 46,7 ha, sản lượng dự kiến năm 2022 hơn 224 tấn. Cụ thể như: Mường Lống diện tích 23 ha, sản lượng thu hoạch năm 2021 là 103,5 tấn dự kiến năm 2022 khoảng 110,4 tấn, lộ trình dự kiến phát triển diện tích trồng mận giai đoạn 2022 – 2025 tăng thêm 10 ha; Đọoc Mạy diện tích 1,1 ha sản lượng ước tính năm 2022 là 4,9 tấn; Nậm Cắn 11 ha sản lượng ước tính 55 tấn; Na Ngoi 6,7 ha tương đương 33,5 ha…Mận Kỳ Sơn còn được trồng rải rác ở các xã như: Tây Sơn, Tà Cạ, Mường Típ, Huồi Tụ, Bắc Lý,…
Từ đầu tháng 5, mận bắt đầu chín và thời vụ chỉ kéo dài đến giữa tháng 6 là hết. Việc thu hoạch mận cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Bởi khi mận đang trên đà chín đỏ nếu mưa nhiều mùa thu hoạch chỉ dài được khoảng 20 ngày, còn nếu trời nắng mới kéo được khoảng hơn 1 tháng. Do đó, thu hoạch phải nhanh, bán cũng phải nhanh, điều này đòi hỏi mận đến kỳ thu hoạch phải có đầu ra ổn định. Quá trình chăm sóc và chờ hái quả ngọt từ thành quả lao động, bà con không mong gì hơn là những sản phẩm mình làm ra sẽ đến được với người tiêu dùng trên địa bàn một cách thuận lợi. Tuy nhiên, để làm được điều này nó còn đòi hỏi nhiều yếu tố mang lại như địa hình, khoảng cách, chất lượng sản phẩm,… đặc biệt là kế hoạch tuyên truyền, quảng bá sản phẩm địa phương cũng cần được chú trọng.
Kỳ Sơn là huyện miền núi, cách trung tâm chính trị của tỉnh Nghệ An chừng 300km. Điều kiện địa hình đồi núi, những vùng trồng mận lại cách xa trung tâm huyện nên quá trình vận chuyển những quả mận chín đỏ từ vườn đến với người dùng cũng gặp không ít khó khăn. Với nhiều lý do khách quan về thời vụ, giao thông đi lại…Hơn nữa, việc trồng mận còn phân bổ rải rác khắp các vùng và trong tâm lý của một số bộ phận người dân vẫn còn coi đó là “lộc trời”, chưa quan tâm chăm sóc cây đúng quy trình nên sẽ hạn chế phần nào năng suất mang lại.
Tuy nhiên, để khắc phục những khó khăn đó, các cấp, các ngành huyện Kỳ Sơn đang có những nỗ lực thay đổi mang tính căn cơ nhằm phát huy mọi giá trị từ sản xuất nông nghiệp mang lại hướng đến tăng thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn bà con bón phân, chăm sóc, nâng cao năng suất cũng như chất lượng cho cây mận Tam Hoa.
Ở Kỳ Sơn chỉ có xã Mường Lống cây mận được trồng tập trung, coi mận là hàng hóa và cũng nhờ cây mận để kích cầu du lịch cộng đồng phát triển từ những mùa hoa trắng tinh khôi dịp tết, mùa quả chín đỏ mọng tháng 5 đã thu hút du khách đến tham quan. Cùng với đó, dịp này những vườn mận trên 2 bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2 sẽ có tổ chức lễ hội hái mận nhằm kết nối, quảng bá tiêu thụ mận Tam Hoa trên địa bàn vào những ngày cuối tháng 5. Đây chính là dịp để những quả mận căng tròn, ngọt, có vị thanh…trên vùng đất được ví “Sapa xứ Nghệ” được nhiều người biết đến và thưởng thức.
Sở hữu vườn mận rộng 2,3 ha với gần 300 gốc mận, gia đình ông Hờ Chồng Pó ở xã Mường Lồng mỗi năm thu về hàng tấn mận. Một điều đặc biệt là cả mấy chục năm gắn bó với cây mận ông chưa hề dùng đến một giọt thuốc trừ sâu. “Cây mận phù hợp với khí hậu ở đây lắm. Một năm ta chỉ cần dọn cỏ từ 2- 3 lần, sâu bệnh thì hoàn toàn không có. Từ 2 năm nay, cây già rồi nên bị thoái hóa dần, huyện hướng dẫn và hỗ trợ ta mới bắt đầu bón phân. Cây hồi phục, phát triển tốt, quả cũng nhiều và ngọt hơn”, ông Pó cho biết.
Để cây mận ngày càng phát huy được giá trị kinh tế cho đồng bào miền núi Kỳ Sơn, thời gian tới “huyện sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ bà con về nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc và đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc cây mận đúng cách, xóa bỏ tư tưởng trời cho sao hưởng vậy ở một số vùng nhằm phát huy những lợi thế từ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ban tặng để cây mận tiếp tục là loại cây hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cho người dân” – ông Vi Oanh – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kỳ Sơn cho biết.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp -
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch -
Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025 -
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
- Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
-
Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tổ chức ra mắt “Câu lạc bộ 5 nhà”Sáng ngày 2/11/2024 tại khu du lịch Làng Xanh tỉnh Bến Tre, Hội nông dân tỉnh đã có buổi ra mắt Câu lạc bộ (CLB) 5 nhà gồm Nhà nước – Nhà nông – Nhà báo - Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp và phát động phong trào đóng góp để phát triển “Quỹ hỗ trợ nông dân” trên địa bàn tỉnh.
-
Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc(Tapchinongthonmoi.vn) – Được xem là vùng “rốn lũ” của miền Trung, việc bảo vệ thành quả nông thôn mới (NTM) với Hà Tĩnh cũng chẳng khác hành trình xây dựng đầy gian nan, đích đến càng cao lại nhiều thách thức. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây xem thiên tai như là sự thử thách sinh tồn, để rồi trong gian khó tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên hiện diện càng rõ hơn và được ví như “điểm tựa” để vượt qua.
-
TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợpNgày 1/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP. Cần Thơ tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp vào Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, chủ trì hội nghị.
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
1 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
2 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
3 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
4 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh -
5 Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay