Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng
Cùng dự có Đồng chí Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Tthương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, mảnh đất an lành với sự cộng cư, giao hòa, gắn kết lâu đời của các dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, tạo nên cuộc sống hài hoà về kinh tế, văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo... Trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ, tinh thần yêu nước, đoàn kết của người dân Sóc Trăng đã được chứng minh bằng những chiến thắng vẻ vang như khởi nghĩa Nam Kỳ, Chiến thắng Chi khu Ngã Năm, Đình Hoà Tú, Miếu Bà Mỹ Đông…
Tiết mục nghệ thuật kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng.
Đầu tháng 4/1992, tỉnh Sóc Trăng chính thức được tái lập. Thời điểm mới tái lập, tỉnh có nền kinh tế thuần nông quy mô nhỏ, đất đai hầu hết bị nhiễm phèn, mặn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống của Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Sau 30 năm phát triển, vượt qua những khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Sóc Trăng đã đoàn kết, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, “vượt lên chính mình, băng qua gian khó”, biến thách thức thành cơ hội, vươn lên và đạt được những thành tựu quan trọng.
Tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 10,18%/năm. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2021, quy mô nền kinh tế tăng gấp 38 lần so với năm 1992 (nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 68,30% xuống còn 44,78%; công nghiệp, xây dựng tăng từ 9,68% lên 15,11%; dịch vụ tăng từ 22,02% lên 40,11%).
Công nghiệp đang dần trở thành ngành phát triển chủ đạo của tỉnh với việc đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo với nhiều dự án điện gió được triển khai. Thương mại, dịch vụ có chuyển biến tích cực. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng của tỉnh, đến khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trị giá xuất khẩu hơn 1,2 tỷ USD, gấp 51 lần so với năm 1992, trong đó, xuất khẩu thủy sản đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đọc diễn văn khai mạc.
Đặc biệt, nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất lúa theo hướng đặc sản hàng hóa, chất lượng cao, lai tạo, phát triển thành công các giống lúa ST, đạt thứ hạng cao, nổi tiếng trong nước và quốc tế so với năm 1992, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 20,4 lần; tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản tăng gần 13 lần; sản lượng nuôi tôm tăng hơn 138 lần. Hiện nay, tỉnh vẫn đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển các giống lúa mới. Diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ đáng kể. Các chính sách người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội được chú trọng. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 chỉ còn 6,64% so với 36,7% của năm 1992. Lĩnh vực y tế, giáo dục đạt nhiều kết quả tích cực. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Quốc phòng được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định; Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng thường xuyên, triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng thực hiện tốt việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Hơn 2 năm qua, với sự chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, Sóc Trăng đã triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; là một trong những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 khá của cả nước. Thực hiện thành công chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các chỉ số kinh tế - xã hội tích cực mà tỉnh đã đạt được trong 4 tháng đầu năm đã tạo niềm tin cho nhân dân và nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi đến các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương, địa phương, các cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân tỉnh Sóc Trăng lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Đồng thời, biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực và những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Sóc Trăng đã đạt được trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của cả nước.
Sau khi phân tích và chỉ rõ thế mạnh, lợi thế và những tồn tại hạn chế Thủ tướng nhấn mạnh, sau 30 năm xây dựng và phát triển, Sóc Trăng cần phải xác định rõ những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để bứt phá, phát triển nhanh, bền vững với tinh thần dựa vào nội lực là quyết định, chiến lược, cơ bản, lâu dài và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá Sóc Trăng có hệ thống đê sông - đê biển gần 500km, được ví như “rồng biển Sóc Trăng”, có đường bờ biển dài 72km, sức gió bình quân hơn 6m/giây, là một trong những địa phương có tiềm năng gió lý tưởng để phát triển điện gió... Sóc Trăng còn sở hữu 3 vùng sinh thái nước ngọt - mặn - lợ, là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Dân số gần 1,2 triệu người, lực lượng lao động dồi dào với trên 640.000 người, là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư. Phấn đấu đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người bằng bình quân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng yêu cầu, Sóc Trăng cần tiếp tục giữ gìn, củng cố và vun đắp sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ, chính quyền, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết giữa các dân tộc. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững. Coi trọng hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.
Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì dân, gần dân, trọng dân, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến xây dựng xác đáng của Nhân dân. Đồng thời, tập trung phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao quyết định Thành phố Sóc Trăng là Đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Quán triệt nghiêm túc, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết 120 của Chính phủ về thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Tập trung triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thành sớm việc tiêm vaccine mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II/2022.
Xác định sự phát triển của Sóc Trăng phải đặt trong yêu cầu phát triển chung của đất nước, của vùng theo Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị. Đồng thời, bám sát các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cần khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước; tính chủ động, sáng tạo; ý thức tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong vùng; quyết vượt lên chính mình…, phải có ý chí và quyết tâm cao hơn nữa, quyết không cam chịu đói nghèo, thua kém các tỉnh khác, vùng khác”.
Lấy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, tăng năng suất lao động; khai thác lợi thế hành lang kinh tế ven sông Hậu kết nối khu vực kinh tế biển để bứt phá phát triển.
Tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, kết nối vùng, hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, nhất là hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng... đồng bộ, hợp lý, hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu triển khai các công trình, dự án trọng điểm, trong đó có cảng biển Trần Đề; đường cao tốc kết nối vùng với Cần Thơ. Rà soát, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, dàn trải, chậm tiến độ, dồn nguồn vốn tập trung cho các dự án lớn, có tác động lan tỏa, tạo ra động lực và không gian phát triển mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng.
Cùng với đó, cần chuyển đổi tư duy từ “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “phát triển kinh tế nông nghiệp”, nông nghiệp sản xuất lớn, xây dựng thương hiệu, chế biến sâu, đồng đều, vươn ra thị trường quốc tế, nhất là đối với các sản phẩm riêng có của Sóc Trăng; Đa dạng hóa, huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác công tư để phát triển các khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, đầu tư năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, cảng biển, logistics... Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao và xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường công tác quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; ưu tiên thu hút đầu tư những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng.
Đẩy mạnh phát triển toàn diện nguồn nhân lực; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt chính sách với người có công, gia đình chính sách, người yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Tiếp tục giữ gìn, phát huy và khai thác hiệu quả giá trị văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc; Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Tiềm năng phát triển của Sóc Trăng rất lớn. Như câu ca dao: “Sóc Trăng nước mặn đồng bằng/Dân lành lúa tốt, của hằng trời cho/Kế Sách, Ba Rinh, Xà Mo/Lắm vườn nhiều ruộng, không lo mất mùa”. Tôi mong muốn và tin tưởng rằng, với khát vọng và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sóc Trăng sẽ đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, biến tiềm năng, lợi thế và cả những thách thức thành cơ hội, động lực phát triển, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa Sóc Trăng bứt phá đi lên.Chúc các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý và đồng bào, đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công”.
Theo VOV
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quả -
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nay -
Bão Yagi vào đất liền, miền Bắc hứng chịu nhiều thiệt hại -
Không ngừng vun đắp, đưa mối quan hệ Việt-Lào phát triển lên tầm cao mới
- Tâm bão Yagi còn ở ngoài khơi, Hà Nội đã có cây đổ, nhà sập, người tử vong
- Ông Đỗ Trọng Hưng được phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: "Không chủ quan trước những hình thái thời tiết cực đoan, trước, trong và sau bão số 3"
- Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng
- "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần nâng cao đạo đức công vụ
- Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước các cấp
- Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ