Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các tập đoàn hàng đầu trên sàn chứng khoán New York
Thủ tướng dự tọa đàm bàn tròn với CEO một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều ngày 16/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), dự tọa đàm bàn tròn với CEO của một số tập đoàn, quỹ đầu tư hàng đầu đang niêm yết tại NYSE.
Tạo ra những biến đổi mang tính chiến lược và không gian phát triển mới cho đất nước
Phát biểu mở đầu cuộc tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, những biến động của tình hình thế giới đang tác động đến kinh tế các nước, trong đó có Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng ta cần cùng chung tay giải quyết các thách thức này. Thời gian qua, Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, các yếu tố như tỉ giá, lạm phát, lãi suất trong tầm kiểm soát. Việt Nam cần phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu theo hướng lành mạnh, bền vững.
Việt Nam cũng tập trung duy trì các cân đối lớn về thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu, năng lượng, an ninh lương thực, cung cầu lao động. Thủ tướng thông tin thêm về việc triển khai gói hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển với quy mô tương đương 4% GDP, tập trung vào 5 lĩnh vực: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh; đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trong đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng vừa nhằm hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, vừa tạo việc làm, vừa thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra những biến đổi mang tính chiến lược và không gian phát triển mới cho đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
"Chân thành, tin cậy, trách nhiệm", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Lãnh đạo Amphenol Corporation, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử cung cấp cho Boeing, Apple, Tesla… cho biết đang muốn chuyển sang sản xuất tại Việt Nam, đề nghị Thủ tướng thông tin thêm về các biện pháp của Chính phủ để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Ông cho biết thêm đã từng đi du lịch Việt Nam từ năm 20 tuổi, rất yêu thích đất nước và ẩm thực Việt Nam.
Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986 dựa trên 3 trụ cột chính là xóa bỏ quan liêu, bao cấp; thực hiện đa sở hữu; và hội nhập. Sau hơn 35 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, năm 2021 đạt trên 362 tỷ USD (so với 4,2 tỷ USD năm 1986); GDP bình quân đầu người đạt gần 3.700 USD, tăng khoảng 26 lần so với năm 1990 (142 USD). Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN, một trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, người dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vào tương lai ngày càng phát triển của đất nước.
Hiện, Việt Nam đang tập trung xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam xác định lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực phát triển, phát huy tối đa trí tuệ, năng lực, phẩm chất con người Việt Nam.
Về mục tiêu phát triển, đến năm 2025, Việt Nam sẽ là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức hiện nay, Việt Nam phát huy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dân, toàn diện và kêu gọi hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương. Việt Nam cũng đang tập trung vào 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế; xây dựng hệ thống hạ tầng; và phát triển nguồn nhân lực.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gõ búa kết thúc phiên giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ngày 16/5 theo giờ địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng đánh giá, kể từ khi bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực và được nâng cấp lên quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2013.
Để thu hút đầu tư nước ngoài, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "chân thành, tin cậy, trách nhiệm", "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa các bên.
Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và các cam kết quốc tế, trong đó có 15 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, trong đó có tất cả các nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất trên thế giới.
Thứ hai, Việt Nam tập trung phát triển hạ tầng chiến lược như hạ tầng chuyển đổi số (Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số), hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng y tế… để thu hút các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Thứ ba, Việt Nam xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, ổn định, giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả, trong đó, chuyển đổi số sẽ giúp giảm giao dịch trực tiếp, chống tiêu cực, phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. Một nhiệm vụ quan trọng khác là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, để người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Việt Nam cũng đã kiểm soát dịch bệnh thành công, nhờ đó mà người dân trong nước và cả người nước ngoài được bảo đảm an toàn trước dịch bệnh, người nước ngoài được đối xử như người Việt Nam, trong đó các chuyên gia nước ngoài được ưu tiên. Việc kiểm soát dịch bệnh thành công cho thấy Việt Nam cũng có hạ tầng y tế tương đối bảo đảm và nhờ đó, chẳng hạn, người Mỹ có thể điều trị bệnh ngay tại Việt Nam mà không phải trở về nước.
Một lợi thế khác của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài là người lao động chịu khó, tuân thủ kỷ luật lao động và luật pháp.
Phát triển theo chiều sâu, xanh và bền vững
Đại diện Herbalife đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm 5-6 thị trường tăng trưởng nhanh nhất và là thị trường quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của công ty, với triển vọng rất tích cực. Vị này đánh giá cao việc Chính phủ, các cơ quan chức năng lấy ý kiến, lắng nghe các góp ý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Vị này đặt câu hỏi là doanh nghiệp có thể làm gì để hỗ trợ Chính phủ?
Thủ tướng cảm ơn doanh nghiệp đã đầu tư vào Việt Nam và đóng góp ý kiến để góp phần xây dựng, hoàn thiện thể chế. Thủ tướng nêu rõ Chính phủ coi trọng việc lấy ý kiến của người dân và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài, chẳng hạn như trong quá trình xây dựng dự thảo quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng đã lấy ý kiến các doanh nghiệp nước ngoài về chuyển đổi năng lượng.
Thủ tướng cho biết Việt Nam có quy hoạch phát triển với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trên tinh thần các ngành, nghề, lĩnh vực cần bổ sung cho nhau và phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Trong lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam muốn xây dựng ngành công nghiệp chế tạo phát triển bền vững, trong đó định hướng phải làm chủ được các ngành luyện kim, cơ khí, đây là những ngành nền tảng; các ngành chế biến chế tạo vừa sản xuất hàng hóa tiêu dùng, vừa phục vụ các ngành khác; phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp y tế…
Về câu hỏi của doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, trong quá trình phát triển, ngoài nguồn lực nhà nước, cần huy động nguồn lực của khu vực tư nhân và khu vực doanh nghiệp nước ngoài bằng việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác công tư. Việc phát triển công nghiệp phải dựa trên chuyển đổi công nghệ, bảo đảm phát triển theo chiều sâu, bảo vệ môi trường, xanh và bền vững.
3 yếu tố để doanh nghiệp niêm yết thành công
Đại diện ngân hàng Deutsche Bank cho biết vừa qua đã làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết. Vị này đặt câu hỏi, Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp để có thể niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán nước ngoài, trong đó có thị trường chứng khoán New York?
Thủ tướng cho biết Chính phủ có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững, tuân thủ luật pháp. Trong đó, môi trường pháp lý là rất quan trọng, cần sự hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp để hoàn thiện. Trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ luôn bám sát tình hình, thích ứng với môi trường bên trong và bên ngoài để doanh nghiệp yên tâm, đồng thời định hướng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng phải cố gắng vươn lên, tạo dựng uy tín trong nước và ngoài nước, chủ động học tập, hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trên tinh thần "chân thành, tin cậy, trách nhiệm". Doanh nghiệp cần nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam như Vietcombank, FPT, Vinfast đã có mặt tại Hoa Kỳ và rất cần sự hỗ trợ, hợp tác của các doanh nghiệp ở đây.
"Tóm lại, thứ nhất, Nhà nước tạo cơ hội, môi trường, điều kiện để doanh nghiệp lớn mạnh; thứ hai, doanh nghiệp phải nỗ lực để tự lớn mạnh, đáp ứng quy luật cung cầu; và thứ ba là sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ", Thủ tướng chốt lại.
Tiếp cận thận trọng, không cầu toàn, không nóng vội với những vấn đề mới
Đại diện Goldman Suchs – tập đoàn quản lý quỹ đầu tư lớn hàng đầu thế giới, cho biết muốn tìm hiểu kỹ hơn về định hướng chính sách với giới hạn tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, cũng như khả năng tiếp cận và sử dụng ngoại tệ.
Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải thiện hơn nữa điều kiện đầu tư vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng, minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng, tăng cường quản trị theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của một nước đang phát triển như Việt Nam không thể giống như Nhật, Mỹ hay Hàn Quốc. "Chúng tôi có những hạn chế về hạ tầng, cơ chế, chính sách, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên tiếp cận thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Điều này có lợi cho cả nhà đầu tư và cho Việt Nam. Tôi hay so sánh là một người lẽ ra gánh được 20 kg thì cố gắng nhiều cũng chỉ gánh được tới 25 kg chứ không thể gánh tới 50 kg được. Người còn yếu thì phải vậy thôi, phải đi từng bước thận trọng, mong các nhà đầu tư chia sẻ", Thủ tướng thẳng thắn. Việt Nam cũng có cách tiếp cận tương tự với việc tiếp cận và sử dụng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài.
Ông cho biết thêm, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, xác định nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng, thường xuyên và đột phá. Việt Nam luôn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành mới nổi, như thị trường chứng khoán, chuyển đổi năng lượng, số, y tế, dược phẩm…
Thủ tướng một lần nữa khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, mang tính cạnh tranh, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và các cam kết tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. "Chúng tôi muốn tạo niềm tin và hiệu quả, cơ hội chắc chắn trong kinh doanh, không gây phiền hà, lo lắng cho các nhà đầu tư", Thủ tướng nói.
Lời khuyên của Thủ tướng
Là người cuối cùng kịp phát biểu ý kiến, CEO của Vinfast, doanh nghiệp vừa đầu tư tại Hoa Kỳ, cho biết tham vọng của doanh nghiệp này là trở thành nhà đầu tư ô tô điện công nghệ cao hàng đầu để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ thành công. Vị CEO hỏi Thủ tướng có lời khuyên gì với doanh nghiệp này?
Thủ tướng cho rằng, điều rất quan trọng là phải tôn trọng luật pháp và văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh của Hoa Kỳ. Doanh nghiệp phải bám sát thị trường, phát huy những kinh nghiệm đã có được từ thị trường trong nước. Đồng thời, tích cực đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đóng góp vào chuyển đổi số của đất nước; Thủ tướng cho rằng việc đầu tư vào xe điện là đúng xu thế nhưng cần mạnh mẽ hơn. Cùng với đó, phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Luôn khiêm tốn học hỏi từ các doanh nghiệp, đồng nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Đề nghị hỗ trợ xây dựng thành công trung tâm tài chính quy mô khu vực
Cũng nhân dịp này, Thủ tướng chứng kiến lễ trao hai văn kiện hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư giữa các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.
Thủ tướng cũng thực hiện nghi thức bấm nút rung chuông kết thúc phiên giao dịch trong sự chào đón nồng nhiệt của các nhà đầu tư với những tràng pháo tay kéo dài.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo NYSE đã thông tin về tình hình hoạt động của sàn, đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, trao đổi về những khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui được tới thăm NYSE, trân trọng cảm ơn sự đón tiếp chu đáo, trọng thị của ban lãnh đạo NYSE; thông tin về tình hình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, cho biết Việt Nam đang tiến hành quyết liệt các biện pháp xử lý các sai phạm của một số ít các nhà đầu tư để bảo vệ đa số các nhà đầu tư làm ăn chân chính, triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để thị trường phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.
Thủ tướng đề nghị NYSE quan tâm hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả, bền vững ở Việt Nam, xây dựng thành công trung tâm tài chính quy mô khu vực; đồng thời hướng đến quan hệ đối tác bền vững, đôi bên cùng có lợi giữa NYSE và các đối tác Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng thực chất, hiệu quả.
Theo Chinhphu.vn
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên -
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản -
Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng
- Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng
- Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam
- Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khăn
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh