Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Thủ tướng: Vaccine vẫn là vũ khí quyết định trong phòng dịch

11:09 05/07/2022 GMT+7
Thủ tướng cho biết, vừa qua đã xuất hiện biến chủng mới ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, có nước xuất hiện hàng trăm nghìn ca mắc mới mỗi ngày, trong khi kinh nghiệm cho thấy các nước phát triển thường bùng phát dịch trước Việt Nam khoảng vài tháng.

Sáng 5/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, lãnh đạo các bộ ngành liên quan là thành viên Ban chỉ đạo. Cuộc họp được trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực và trong nước, những diễn biến mới, khác, những điểm phức tạp, những kết quả đạt được, những mặt chưa được, phân tích các nguyên nhân, đưa ra mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, giải pháp để tiếp tục cuộc chiến chống COVID-19 thời gian tới.

Thủ tướng cho biết, vừa qua, đã xuất hiện biến chủng mới ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, có nước xuất hiện hàng trăm nghìn ca mắc mới mỗi ngày, trong khi kinh nghiệm cho thấy các nước phát triển thường bùng phát dịch trước Việt Nam khoảng vài tháng.

Ở trong nước, vẫn có nơi, có lúc còn lơ là, chủ quan sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, đặc biệt là tốc độ tiêm vaccine còn chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó có việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và mũi thứ 3 cho người từ 12 đến 17 tuổi, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo.

Thủ tướng nêu rõ, phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch... Trong đó, thực tiễn cho thấy vaccine vẫn là vũ khí quyết định, cùng với việc củng cố, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở. Việc tiêm vaccine là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng.

“Kinh nghiệm xương máu” khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh, khó lường, chưa tiếp cận được vaccine do vaccine khan hiếm trên toàn cầu, chưa có nhiều kinh nghiệm phòng chống dịch, năng lực y tế hạn chế, chúng ta buộc phải dùng các biện pháp hành chính để chống dịch, vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa nhiều mất mát, hy sinh, vừa ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, xã hội.

“Xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chúng ta không bao giờ quên được những ngày tháng khó khăn như vậy”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, phòng dịch tốt thì không phải chống dịch.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu thẳng thắn thảo luận về nguyên nhân khiến có nơi, có lúc còn chủ quan, lơ là với dịch bệnh, tốc độ tiêm vaccine chưa đạt mục tiêu đề ra, các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Cùng với đó là các giải pháp bảo đảm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống, điều trị các loại dịch bệnh khác.

Tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát. Số ca mắc mới, tử vong giảm sâu. Trong 30 ngày qua, tỷ lệ chết/mắc là 0,02%, trong đó số mắc giảm 4,5 lần khoảng 600 ca/ngày, số tử vong giảm 10 lần so với tháng trước, 24 ngày qua cả nước không ghi nhận ca tử vong.

Tuy nhiên, trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể mới của Omicron (chủng BA.5), nhất là tại Châu Âu. Hiện biến chủng virus mới này đã có mặt tại Việt Nam.

Về tình hình tình tiêm vaccine, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã tiêm được hơn 231 triệu liều. Nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm các mũi 1,2,3,4 tương ứng xấp xỉ 100%, 100%, 66,7% và 25,7%; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm các mũi 1, 2, 3 đạt tỷ lệ xấp xỉ 100%, 98,4% và 7,2%; trẻ từ 5 đến 11 tuổi tiêm các mũi 1, 2 đạt tỷ lệ xấp xỉ 50,9% và 17,4%. Việc tiêm vaccine đang có dấu hiệu chững lại, chậm hơn so với tiến độ đề ra. 

Bộ Y tế nêu rõ, Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Châu Âu khuyến nghị việc duy trì các biện pháp như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Để tiếp tục phát huy, tăng cường năng lực phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đề xuất kiến nghị thực hiện các biện pháp cụ thể đối với các Bộ, ngành và địa phương. Theo đó cần tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế cũng đưa ra các giải pháp đối với các bộ, ngành cần chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; Chỉ đạo quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội; Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19; chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh, ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu, không để xâm nhập vào nước ta; Đẩy nhanh triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2022-2023.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn, ổn định và phát triển thị trường lao động, đảm bảo đời sống an sinh xã hội. 

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch; giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ về chi trong công tác phòng, chống dịch; kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch.

Chỉ đạo tập trung đẩy mạnh hơn nữa thông tin, truyền thông về tiêm vắc xin, lợi ích và hiệu quả của vaccine phòng COVID-19; Chuyển tải thông điệp mới (V2K) rõ ràng, dễ hiểu để người dân yên tâm và không chủ quan, lơ là. 

Cuộc họp được trực tuyến đến 63 tỉnh thành phố trong cả nước

Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, vận động người dân tham gia tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ để duy trì miễn dịch cộng đồng.

Nâng cao năng lực điều trị tại tất cả các tuyến; bảo đảm người mắc COVID-19 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở. Tăng cường giám sát, có các biện pháp đồng bộ giảm thiểu ảnh hưởng sau điều trị COVID-19.

Cùng với đó tiếp tục triển khai các biện pháp duy trì, tạo thuận lợi và tổ chức hệ thống cung ứng, phân phối, đặc biệt các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa lưu chuyển liên tỉnh, bảo đảm hàng hóa được lưu thông, không ách tắc cục bộ.

Triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân vận, vận động, huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.  

Đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ về chi trong công tác phòng, chống dịch. Kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch của các bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tiêm vaccine, lợi ích và hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân nâng cao sức khỏe; cảnh báo với các biến chủng mới; hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Triển khai thông điệp mới (V2K) rõ ràng, dễ hiểu để người dân yên tâm và không chủ quan, lơ là. Đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, tạo sự đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong phòng, chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội./.

Theo VOV

  • Hiệu ứng “Sell in May” đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tuần qua, thị trường chứng khoán (TTCK) đã có một tuần giao dịch tăng điểm với ghi nhận phục hồi ở phiên ngày Thứ Năm và Thứ Sáu. Phiên cuối cùng, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.221,03 điểm (+11.51 điểm, +0.95%). Tuy thị trường tăng điểm nhưng thanh khoản giao dịch thấp hơn so với mức trung bình của 20 tuần trước. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với số tiền là 315,27 tỷ đồng chỉ trong hai ngày 02-03/05/2024.
  • Nông dân Cao Bằng góp sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi phải có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Phát huy vài trò của mình, những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đã tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp vật chất, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chính thức khai trương nhằm bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, an ninh trật tự phục vụ hoạt động của phóng viên trong nước và nước ngoài; tổ chức điều hành, hướng dẫn báo chí tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm. Trụ sở Trung tâm Báo chí được đặt tại tầng 3 Trung tâm Hội nghị tỉnh Điện Biên.
  • Sức sống trường tồn của bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
    Tháng 5/1954, ngay bên bờ chiến hào còn chưa tan khói súng, trong không khí khải hoàn của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhà thơ Tố Hữu đã viết một bài thơ lịch sử “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bài thơ không chỉ là bài tụng ca toàn mầu hồng, mà còn là khúc bi ca về mất mát, hy sinh của dân tộc, của bộ đội ta. Bi ca nhưng bài thơ không hề bi lụy, mà đã nêu bật ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường, dám xả thân và những hy sinh to lớn để mang về chiến thắng vinh quang.
  • Cần ghi đúng thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), vào mạng internet để tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi giật mình khi thấy có khá nhiều nhiều trang báo của Trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đưa thông tin về thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ rất khác nhau, có báo ghi là 55 ngày, có báo lại ghi là 56 ngày.