
Phan Bá Hoàng (1987) quê ở xã Thạch Mỹ ( Lộc Hà, Hà Tĩnh), là một trong những hội viên trẻ, tiêu biểu của Hội nông dân xã Thạch Mỹ; với hướng đi đúng đắn, dám nghĩ, dám làm; biến những khó khăn thành động lực để thoát nghèo, xây dựng mô hình kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, từ mô hình kinh tế trang trại anh thu lại được gần 500 triệu đồng/ năm.

“Dám nghĩ, dám làm”, quyết tâm làm giàu quê hương
Theo chân chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ ông Võ Tá Hiếu, chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi của anh Phan Bá Hoàng vào một buồi chiều nắng vàng hoe. Một trang trại với diện tích gần 5 ha, chạy dọc theo con kênh làng Tây Giang. Những hồ nuôi tôm, nuôi cá nối tiếp nhau khiến cho chúng tôi bất ngờ về sự rộng rãi, trù phú của vùng đất này.
Như nhiều thanh niên nông thôn khác, sau khi tốt nghiệp đại học Giao thông vận tải, Phan Bá Hoàng đã từng rong ruổi khắp nơi, làm đủ nghề để mưu sinh. Anh nhận thấy không đâu bằng về quê lập nghiệp. Năm 2015, sau thời gian dài trăn trở nơi đất khách quê người, chàng trai trẻ quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Anh chia sẻ: “Tôi tin rằng ngay trên mảnh đất quê hương cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho những người trẻ muốn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu; miễn là có hướng đi đúng cộng với quyết tâm lập thân, lập nghiệp”.
Từ trước 2015, xã Thạch Mỹ đã có nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế bằng hình thức trang trại vườn, ao, chuồng (VAC). Tuy nhiên hầu hết các mô hình đều không thành công và hiệu quả kinh tế thấp. Nghiên cứu kỹ điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước ở địa phương, ý định ban đầu của anh Hoàng là muốn nuôi tôm, nuôi cá. Tuy nhiên, để nuôi được tôm, cá đòi hỏi phải có diện tích ao đầm lớn và thổ nhưỡng phải đảm bảo sự phát triển của tôm, cá. Sau một vài lần thử nghiệm, Hoàng nhận ra điều kiện thổ nhưỡng lại nhiễm phèn nặng, không phù hợp cho tôm, cá phát triển.
Hơn nữa, nguồn vốn lúc ấy còn khá hạn hẹp. Lũ lụt, hạn hán lại thường xuyên xảy ra làm cho anh nhiều lần lâm vào bế tắc và tuyệt vọng. Anh nói, tôi rất lo lắng cho ao nuôi. Mỗi sáng mai nhìn mặt nước đầy xác tôm nằm phơi bụng trắng xóa, xót xa vô cùng. Tuy nhiên tôi luôn tự nhắc nhở, trấn an bản thân không được để ao “trắng”. Anh quyết tâm làm lại từ đầu. Trước hết là học từ các mô hình xung quanh trong xóm, ngoài làng. Sau nữa là tìm đọc thêm các tài liệu trên sách báo, nghe đài, xem các chương trình truyền hình phổ biến cách khử mặn, khử phèn, nuôi tôm cá. Phương án mang tính quyết định nữa là tìm mọi cách cải tạo thổ nhưỡng, nguồn nước, tìm nguồn thức ăn phù hợp hơn. Và được sự giúp đỡ nhiệt tình của hội nông dân xã Thạch Mỹ về kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt. Anh đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng các kinh nghiệm vào sản xuất và mang lại kinh tế cao.
Vụ mùa năm 2018, từ các ao tôm, ao cá, chăn nuôi gà, vịt anh thu về hơn 4 tấn sản lượng và thu lãi gần 500 triệu đồng. Bên cạnh việc tạo thu nhập ổn định cho gia đình, anh còn tạo việc làm cho 5 lao động chính thức và 3 lao động thời vụ tại địa phương, với mức lương hơn 200 nghìn đồng/người/ngày. “Quả ngọt” trên là phần thưởng xứng đáng cho ông chủ trang trại trẻ sau bao ngày cố gắng, kiên trì và nhẫn nại, biết vươn lên từ thất bại.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Quách Hữu Ngọc – Chủ tịch Hội nông dân xã Thạch Mỹ cho biết, anh Phan Bá Hoàng là một trong những hội viên trẻ, tiêu biểu của Hội nông dân xã Thạch Mỹ; đại diện cho thế hệ trẻ “dám nghĩ, dám làm”, quyết tâm làm giàu cho quê hương, đất nước. Mô hình kinh tế trang trại của anh Hoàng là một trong những mô hình lớn nhất xã, được đầu tư xây dựng hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trang trại độc đáo, cần được nhân rộng trên địa bàn huyện

So với các mô hình trong xã, trang trại anh Hoàng là một trong những trang trại lớn nhất của Thạch Mỹ, với tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng. Được xây dựng bởi hệ thống chuồng trại, ao hồ hiện đại. Ở giữa những ao, hồ nuôi tôm cá là những khoảng đất trống, được trồng thêm cây ăn quả, cây dừa vừa để cải tạo đất vừa để lấy diện tích nuôi gà. Mất gần 5 năm để xây dựng, đến năm 2017, mô hình phát triển kinh tế trang trại của Phan Bá Hoàng đã cơ bản được xây dựng hoàn tất; cơ sở hạ tầng đảm bảo, độ phèn, độ mặn đã được xử ký triệt để. Quan sát các anh kể chuyện với niềm tự hào và hồ hởi, chúng tôi cảm nhận được những khao khát và hoài bão mãnh liệt trong anh.
Anh Hoàng cho biết thêm, tuy đã được đầu tư, chăm sóc kỹ càng về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên do sự bấp bênh của giá cả thị trường, dịch bệnh, thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với trang trại. Trong khi mỗi ngày giá thức ăn, giống nuôi, nhân công… thì giá thành sản phẩm ngày một giảm. Song, vượt lên mọi khó khăn, bằng sự thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thì mô hình trang trại đang ngày càng đi vào hoạt động hiệu quả, là động lực để bà con nông dân trong vùng noi gương và học hỏi.
Giờ đây, khi đã đưa vào hoạt động hơn 2 năm. Với hơn 3000 con vịt, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hơn 2000 quả trứng; số lượng cá, tôm giống có khoảng gần 3 tấn; ngoài ra, anh cho biết, hiện tại đang cho nuôi thử nghiệm bò và gà, sắp tới sẽ triển khai nuôi với số lượng lớn. Hệ thống trang trại được xây dựng khá khoa học và phân bố hợp lý. Nhà điều hành và khu vực để thức ăn được tách biệt với nhau. Trang trại chăn nuôi vịt được đầu tư khang trang, thoáng mát và sạch sẽ. Các khu vực đều có mái che, được phân ra thành nhiều phòng khác nhau, được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cho đàn vịt được miễn dịch tốt nhất. Khu vực chăn nuôi tôm, cá được phân bố hợp lý, môi trường nước trong hồ được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh cho tôm, cá phát triển.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn, anh Hoàng nói : “Đối với những bạn trẻ muốn khởi nghiệm từ những mô hình kinh tế trang trại, trước tiên phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng; xác định được mục tiêu mình hướng đến; nghiên cứu chính xác về thổ nhưỡng, nguồn nước, thức ăn; quan trọng là phải đầu tư từ từ, dàn trải, không nên đầu tư một lần vì sẽ rất tốn kém mà chưa chắc đã mang lại hiệu quả kinh tế cao; địa hình ở những chỗ như thế này, thường sẽ rất yếu dễ bị lún vì thế đất cần thời gian để “ nghỉ ngơi” và tạo được độ chắc chắn. Và đặc biệt, phải học hỏi kinh nghiệm cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì mới mang lại hiệu quả cao được”.
Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ ông Võ Tá Hiếu cho biết, trên địa bàn Thạch Mỹ, mô hình kinh tế trang trại đã xuất hiện và phát triển khá sớm. Song, đối với mô hình của anh Hoàng là một mô hình được đầu tư rất hiện đại, chỉnh chu và có hiệu quả. Ngay từ khi mới xây dựng, UBND xã cũng như Hội nông dân cũng hết sức tạo điều kiện, khuyến khích hoạt động sản xuất chăn nuôi. Đây là một mô hình độc đáo và hiện đại, áp dụng những khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, vì vậy cần được nhân rộng hơn nữa trong các hộ chăn nuôi ở trong xã và các vùng lân cận.
Trước thực trạng ngày càng có nhiều thanh niên nông thôn đi làm ăn xa, phải “ly hương”; mô hình chăn nuôi trang trại của anh Phan Bá Hoàng là giải pháp hữu ích gợi mở hướng đi cho những thanh niên khác. Năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Hoàng giờ đã là “triệu phú trẻ” làm giàu ngay trên chính đồng đất quê hương. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi trồng, anh Hoàng còn là “địa chỉ” tin cậy cho nhiều người trẻ đến học hỏi, tham quan mô hình. Khởi nghiệp khó khăn, anh Hoàng hiểu rất rõ những vướng mắc mà nhiều thanh niên nông thôn đang gặp phải khi muốn phát triển kinh tế, làm giàu. Anh hy vọng thanh niên nông thôn sẽ được tiếp cận các nguồn vốn, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; chính quyền, các đoàn thể khuyến khích, quan tâm, ủng hộ các mô hình kinh tế mới của những người trẻ. Từ đó tạo động lực, niềm tin cho thanh niên nói chung, thanh niên nông thôn nói riêng có nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Bảo Trung – Huyền Trang
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
-
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
-
Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
- Người trồng quýt đặc sản ở tỉnh Cao Bằng lao đao vì cây chết
-
Hà Tĩnh khai hội chùa Hương Tích, mở đầu du lịch năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mồng 08/1), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2023.
-
Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu LongNgày 30/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
-
Thị trường bất động sản 2023: Khó khăn đi kèm cơ hội phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hơn những năm vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đã trải qua một giai đoạn trầm lắng khi chịu tác động kép từ đại dịch Covid 19 lẫn những biến động về tình hình xã hội liên quan đến tiêu cực từ những doanh nghiệp lớn của ngành BĐS. Thêm vào đó, năm 2022 với chính sách siết nguồn tín dụng đối với BĐS của các tổ chức ngân hàng càng làm lượng giao dịch của thị trường BĐS hầu như giảm đến 95% so với thời điểm trước đây.
-
Chủ tịch Quốc hội: Người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc thực hiện cho kỳ được vấn đề cốt lõi nhất là những người trồng rừng phải sống được từ rừng và giàu lên từ rừng.
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 29/1 (tức mùng 8/1) hàng trăm người dân địa phương tập trung tại xã Bắc Sơn (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) tham gia “Ngày hội xuống đồng” của đồng bào người Thái.
-
Giáo dục nghề nghiệp kết nối doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạoĐể đáp ứng yêu cầu nguồn lao động có kỹ năng nghề phục vụ các chương trình phục hồi kinh tế của đất nước, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tích cực, chủ động điều chỉnh chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, tăng cường kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
-
Ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu sẵn sàng cho chuyến biển đầu nămTại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những ngày qua, bà con ngư dân tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm. Theo thông lệ, các chuyến ra khơi đánh bắt thường bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch, tuy nhiên do biển đang có gió mạnh nên dự kiến sau ngày 12 tháng Giêng sẽ xuất hành.
-
Phấn đấu cơ bản thông toàn tuyến Vành đai 3 TPHCM vào tháng 6/2025Chiều 29/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra dự án đường Tân Vạn-Nhơn Trạch (thuộc Vành đai 3 TPHCM), thăm, tặng quà cán bộ, công nhân, bà con nhân dân khu tái định cư dự án.
-
Thung Nham điểm du Xuân thú vị khi tới Ninh Bình(Tapchinongthonmoi.vn) - Những ngày đầu Xuân năm mới 2023, khi du khách đến với tỉnh Ninh Bình thăm quan, nghỉ dưỡng, một điểm không thể bỏ qua đó chính là Khu du lịch sinh thái Thung Nham (thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). Đến với nơi đây du khách sẽ có được một trải nghiệm tuyệt vời, không khí trong lành, các điểm check-in vô cùng ấn tượng và đặc biệt là được chiêm ngưỡng vườn chim Thung Nham.
-
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2023: Hỗ trợ người trồng lúa không thấp hơn 50% kinh phíTừ tháng 2/2023, một số chính sách mới, trong đó có các chính sách về việc làm, tài chính có hiệu lực.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh