Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Tiếp sức để giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng với tiềm năng

Lương Thủy - 17:10 21/11/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - (Tapchinongthonmoi) Ngày 21/11/2022, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo về việc tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24 –NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và xúc tiến đầu tư vùng.
Ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cuộc họp báo.

Chủ trì cuộc họp có ông Trần Quốc Phương - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị có liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Với chủ đề “Tư duy mới – Đột phá mới – Giá trị mới”, Hội nghị sẽ được tổ chức tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Theo ông Trần Quốc Phương, đây là Hội nghị “ba trong một” được tổ chức không chỉ với mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 24 –NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045, mà còn xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, đối tác phát triển trong việc đồng hành với Chính phủ triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

Sau 15 năm thực hiện nghị quyết, các cấp, các ngành, nhất là các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng và đạt được nhiều kết quả to lớn. Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) theo giá hiện hành gấp 4,9 lần so với 2005 và 2,6 lần so với năm 2010. Đông Nam bộ trở thành vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mai, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước.

Bên cạnh đó, vùng Đông Nam bộ còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước. Đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm, tốc độ tăng năng suất lao động thấp, công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm. Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, chưa đồng bộ… Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức lan tỏa của vùng.

Chính vì vậy, Hội nghị lần này là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của vùng Đông Nam bộ, mở ra “cơ hội mới” cho vùng đất năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển của cả nước.

“Mục tiêu phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại; cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế, nông nghiệp phát triển đứng đầu cả nước….” – ông Trần Quốc Phương thông tin.

Xây dựng hệ thống giao thông huyết mạch để tạo liên kết vùng ở Đông Nam Bộ. Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ theo nguyên tắc bám sát quan điểm, mục tiêu, đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 24.

Để thực hiện Nghị quyết số 24, Chính phủ dự kiến đề ra 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó: Thứ nhất là công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 24. Thứ hai, phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng. Thứ ba, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng. Thứ tư, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị. Thứ năm, phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thứ sáu, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Thứ bảy, tập trung xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Ngoài ra, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 35 nhiệm vụ cụ thể và 29 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể.

Điểm mới, có tính đột phá trong phát triển vùng trong Chương trình hành động của Chính phủ đó là có định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, gắn với một số chủ trương lớn về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế chính sách đặc thù. Đây được coi là cơ sở, cơ hội để vùng Đông Nam bộ phát triển trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045.

Dự kiến Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 26/11/2022 với khoảng 500 đại biểu tham dự.

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".