Bão số 4 giảm cấp vào đất liền, quật đổ la liệt cây xanh, biển hiệu
09:22
Tại TP Đà Nẵng, Số lượng cây ngã đổ không nhiều trước siêu bão, chủ yếu là gãy cành, một số cây mới trồng bật gốc.
Hình ảnh lực lượng dân quân phường Thọ Quang, quận Sơn Trà đi dọn dẹp, cưa cây gãy, bật gốc không thể trồng lại được... để giải phóng đường, đảm bảo lưu thông
09:20
Tại Quảng Ngãi: Đến thời điểm này tình hình thiệt hại do bão số 4 tại tỉnh Quảng Ngãi không đáng kể, chưa ghi nhận thiệt hại về người. Huyện đảo Lý Sơn là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đợt bão này, nhiều nhà dân bị tốc mái, cây cỗi ngã đổ, hàng chục héc ta hành của bà con đảo Lý Sơn bị hư hỏng. Một số tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị chìm, hư hỏng. Chính quyền địa phương đang thống kê thiệt hại.
Thời tiết lúc này tại tỉnh Quảng Ngãi không mưa, gió nhẹ. Cuộc sống người dân tỉnh Quảng Ngãi dần trở lại bình thường sau bão tan. Đường phố đông dần người và phương tiện. Sau một đêm di dời trú bão, người dân bắt đầu trở về nhà lo dọn dẹp nhà cửa. Nhiều hàng quán vẫn còn đóng cửa. Các chợ thì lác đác người mua bán. Cán bộ công chức, người lao động đến sáng nay vẫn còn nghỉ làm. Học sinh các cấp vẫn còn nghỉ học. Trên các tuyến đường công nhân Công ty cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi huy động lực lượng dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ. Tại nhiều khu dân cư, cơ quan, đơn vị, mọi người cũng lo dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau bão. Điện lực Quảng Ngãi huy động lực lượng sớm khắc phục sự cố lưới điện, đảm bảo an toàn, sớm khi phục điện cho hơn 50% khách hàng bị mất điện từ tối qua.
Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, lực lượng liên quan tiếp tục theo dõi, bám sát thông tin diễn biến để kịp thời triển khai các phương án ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất, núi và ven sông, suối. Đồng thời, khẩn trương huy động lực lượng và phương tiện tổ chức khắc phục những thiệt hại do bão số 4 gây ra.
09:00
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.
Từ ngày 28/9 đến ngày 29/9 khu vực Bắc Trung Bộ, có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình lượng mưa phổ biến từ 70-150mm/đợt, có nơi trên 180mm/đợt. Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét trượt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng thấp.
08:59
Bão số 4 đổ bộ vào Lý Sơn với sức gió cấp 10 -11 giật cấp 12 kèm theo mưa to kéo dài, gây thiệt hại cho người dân trên đảo. Theo thống kê ban đầu của huyện Lý Sơn , mưa bão đã khiến hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều phương tiện tàu cá bị sóng đánh chìm, hàng ngàn cây xanh bị đổ gãy...
Bão đi qua chính quyền huyện chủ động nắm tình hình và thống kê thiệt hại; đồng thời phân công lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa và các công trình phúc lợi, khắc phục hậu quả sau bão. Hiện nay các lực lượng trên đảo đang thu dọn cây xanh bị ngã đổ, các vật dụng bị mưa bão thổi bay, sửa chữa nhà cửa để tạo điều kiện lưu thông đi lại và ổn định cuộc sống người dân.
08:47
Nhiều nơi ở miền núi bị chia cắt
Tại tỉnh Quảng Trị: Sáng nay (28/9), tại tỉnh Quảng Trị vẫn còn gió giật mạnh, mưa lớn ở khu vực miền núi. Nhiều ngầm, tràn qua suối ở miền núi tỉnh này bị nước dâng, chia cắt như cầu tràn thôn Trùm, xã Ba Tầng và đập tràn Nguồn Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa.
Trong sáng nay, chính quyền địa phương đã cử lực lượng dân quân, quân sự chốt giữ để đảm bảo an toàn cho người dân. Sáng nay, tại huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, nước suối dâng cao đã chia cắt nhiều ngầm, tràn tại các xã A Ngo, Tà Rụt, A Vao, Ba Nang. Có nơi nước dâng qua ngầm, tràn hơn 1m, chảy rất xiết. Từ tối hôm qua, chính quyền các địa phương đã phân công lực lượng chốt giữ, yêu cầu người dân không đi qua các ngầm, tràn, khu vực nguy hiểm. Các đập thủy điện dọc theo sông Đakrông đã vượt tràn hơn 2m và đang có xu hướng dâng cao. Từ 7 giờ 45 phút sáng nay, nhà máy thủy điện Đakrông 1 tiến hành xả lũ về hạ du với lưu lượng xả qua van trên 51m3/s. Huyện Đakrông đã tiến hành di dời các hộ dân vùng thấp trũng đến nơi an toàn.
08:42
Tuyến đường từ huyện Quế Sơn đi huyện Nông Sơn xuất hiện 1 điểm sạt lở.
08:39
Tại các xã vùng cao huyện Phước Sơn và Tây Giang tỉnh Quảng Nam, nước lũ đổ về rất nhanh. Tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có 3 điểm sạt lở, giao thông ách tắt. Tuyến đường từ huyện Quế Sơn đi huyện Nông Sơn xuất hiện 1 điểm sạt lở. Khu vực miền núi, nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn bị chia cắt nguy cơ cô lập trong hôm nay 28/9 rất cao.
08:38
Một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam bị ngập. Đặc biệt là ngã tư Duy Tân - Phan Châu Trinh; Bùng binh Hùng Vương – Tôn Đức Thắng… phương tiện không thể lưu thông. Nhiều cây cối bậc gốc, trụ điện gãy, dây điện nằm chắn ngang gây ách tắc giao thông.
Do gió giật mạnh, quần thảo liên hồi trong nhiều giờ liền đã thổi tung các bảng hiệu, pa no của các cửa hàng, tạp hóa dọc trên đường. Khối phố 8, phường An Sơn cũng bị ngập sâu hơn 1m, trước đó người dân tại khối phố này đã được di tản đến nơi an toàn.
Trên các sông Bàn Thạch, Trường Giang nước lũ bắt đầu dâng cao gây nguy cơ ngập lụt tại các vùng xung yếu, trũng thấp, ven thành phố Tam Kỳ. Ngay trong sáng nay, UBND thành phố Tam Kỳ cũng đã khảo sát thực tế, nắm tình hình thiệt hại để có các biện pháp chỉ đạo xử lý, khắc phục, đảm bảo cuộc sống cho nhân dân.
08:32
Tại tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam ghi nhận thêm một số nhà người dân bị tốc mái hoàn toàn, đặc biệt tại khu vực đảo Cù Lao Chàm, nhiều nhà dân và cơ quan làm việc của nhà nước bị tốc mái hoàn toàn, ngã đổ một số hạ tầng. Các trường học tại huyện Quế Sơn, Duy Xuyên bị tốc mái, thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng.
08:20
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, đến 7 giờ sáng nay, bão số 4 không gây thiệt hại lớn, chưa có thông tin thiệt hại về người và nhà cửa công trình sập đổ. Thiệt hại lớn nhất chủ yếu là cây xanh ngã đổ, hệ thống điện bị gãy, đứt giây. Thành phố Hội An đang tập trung khắc phục hậu quả bão số 4.
Sau bão đường phố Hội An la liệt cây xanh ngã đổ. Tuyến đường từ phố cổ Hội An về biển Cửa Đại, nhiều cây xanh bị bật gốc, chắn ngang đường phương tiện không thể qua lại. Gió bão cũng làm nhiều nhà dân lợp tôn bị tốc mái. Gió bão làm Đồn biên phòng 260 Cửa Đại bị vỡ kính sảnh trước nhà chỉ huy; Đồn Biên phòng 276 tại Cù Lao Chàm cũng bị tốc mái hơn 50% tại nhà chỉ huy và nhà ăn của cán bộ chiến sĩ, hệ thống chuồng trại chăn nuôi cũng bị sập, vỡ kính sảnh trước nhà chỉ huy.
Tại xã đảo Tân Hiệp Cù Lao Chàm, một trụ điện cao thế bị gió bão quật gãy đổ, đè lên một nhà dân, rất may không thiệt hại về người.
Sáng nay (28/9), Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hội An huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân địa phương phối hợp với công ty công viên cây xanh, về sinh môi trường thành phố tổ chức dọn cây xanh ngã đổ, đảm bảo thông đường. Các lực lượng hỗ trợ người dân dọn dẹp dựng lợp lại nhà bị tốc mái.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho biết, ưu tiên hiện nay là tập trung khắc phục sự cố lưới điện và thu dọn cây xanh ngã đổ để đảm bảo thông đường.
08:12
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ảnh hưởng của bão số 4 nên tại đảo Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14; đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Ngãi, An Nhơn, Quy Nhơn, Tuy Hòa có gió giật cấp 7; A Lưới, Nam Đông, Đà Nẵng có gió giật cấp 9; Trà My có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Tam Kỳ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 13; Đắk Tô có gió giật cấp 6; Pleiku, An Khê có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Lượng mưa từ 19h ngày 27/9 đến 07h ngày 28/9, một số nơi trên 230mm như Hà Tĩnh: Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 360mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 233mm, Đầu mối hồ Việt An (Quảng Nam) 627.4mm, Trà Phú (Quảng Ngãi) 263.6mm, Lý Sơn 337mm, Đăk Choong (KonTum) 256.4mm.
Hồi 7 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Vùng nguy hiểm trên biển trong 06 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 109,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
07:54
Tại Quảng Nam: Sáng nay 28/9, tỉnh Quảng Nam ghi nhận thêm một số công trình hạ tầng trong các trường học bị hư hại. Cây cối ngả đổ hàng loạt trên các tuyến đường khiến người và phương tiện di chuyển hết sức khó khăn. Vì còn mưa to, gió lớn nên các lực lượng chưa thể ra quân dọn dẹp các tuyến đường.
Tại thành phố Huế và các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn lưu bão cũng khiến nhiều cây xanh ngã đỗ ở các tuyến đường. Sáng nay lực lượng công an, quân đội cử lực lượng về các địa phương đọn dẹp cây cối ngã đỗ, sữa sang lại nhà cửa giúp đân. Đến nay đã có 10 nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị tốc mái, 1 người bị thương nhẹ. Hiện tỉnh đang thống kê thiệt hại ban đầu.
07:38
Cây xanh bị quật đổ tại Quảng Nam sáng nay
07:36
Tại Thừa Thiên Huế: Tại cuộc họp Ban chỉ đạo tiền phương sáng nay, sau khi nghe các địa phương báo cáo sơ bộ về tỉnh hình thiệt hại do bão số 4 gây ra, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đề nghị các địa phương, trước hết, chúng ta phải khẩn trương, rà soát các điểm có bị thiệt hại, các khu dân cư có thể bị tốc mái, rồi một số khu vực ảnh hưởng và hầu hết các địa phương thì ít nhiều đều có. Các địa phương cho rà soát, rồi xuống để hỗ trợ cho bà con, dựng lại nhà cửa các khu vực này. Các địa điểm cây cối bị gãy đổ, ảnh hưởng tới giao thông thì các địa phương cũng có các bộ phận trực chiến rồi, thì khẩn trương xuống khắc phục, dọn dẹp để bão đảm cho lưu thông cho tốt.
Trong sáng nay, Phó Thủ tướng cũng đi thăm bà con trú bão tại trường THCS Thuận An, thành phố Huế, kiểm khu vực sạt lở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang.
07:32
Đường 30/4, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng sáng nay khoảng 20 cây xanh ngã đổ
07:24
Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Trung, bão số 4 làm mất điện các phụ tải ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế khiến hơn 1,2 triệu khách hàng mất điện. Đến 6 giờ sáng nay, ngành điện đã khôi phục và cấp điện trở lại cho gần 150.000 khách hàng. Hiện hoàn lưu bão vẫn còn mưa gió nên chưa thể tiếp cận khôi phục lưới điện ngay được.
07:19
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa thăm bà con trú bão ở Trường THCS Thuận An (TP Huế).
07:13
Tại Quảng Nam: Đường từ phố Cổ Hội An về biển Cửa Đại, thành phố Hội An cây xanh ngã la liệt. Nhiều cây cổ thụ ngã xuống chắn ngang đường, phương tiện không thể qua lại. Các lực lượng tập trung khắc phục.
07:09
Tại Quảng Ngãi: Sáng nay trời âm u, mưa nhỏ vài nơi, khu vực ven biển còn có gió, sóng lớn. Tại huyện đảo Lý Sơn rạng sáng nay gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12 biển động dữ dội. Nhiều nhà dân bị tốc mái, hàng loạt cây xanh, biển quảng cáo bị ngã đổ.
Tại các địa phương cánh bắc tỉnh Quảng Ngãi do ảnh hưởng của gió bão nhiều nhà dân bị tốc mái, cây xanh ngã đổ… Hiện các địa phương đang thống kê thiệt hại. Từ 23 giờ 30 phút ngày 27/9 đến sáng 28/9, do ảnh hưởng của bão số 4, toàn tỉnh Quảng Ngãi có khoảng hơn 50% khách hàng bị mất điện. 2 huyện là Lý Sơn và Trà Bồng bị mất điện hoàn toàn vì gió lớn, mất an toàn lưới điện, nên ngành điện phải dừng cấp điện để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Trong sáng nay, Điện lực Quảng Ngãi sẽ kiểm tra, chỉ đạo kiểm đếm, xác định nguyên nhân để áp dụng giải pháp khắc phục phù hợp. Theo đó, sẽ ưu tiên khôi phục những phụ tải quan trọng trước như bệnh viện, trụ sở các cơ quan công an, quân đội, các khu vực trung tâm. Từ sáng sớm nay, lực lượng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra, phát quang, dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ ven đường để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân đi lại sau bão.
Theo VOV
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên -
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản -
Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Tổng Bí thư: Mục tiêu cao nhất của dân vận giai đoạn cách mạng mới là vì dân
- Còn nhiều băn khoăn quanh việc tăng thuế suất 5% cho mặt hàng phân bón
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng
- Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng
- Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam
- Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khăn
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh