Bánh bỏng San Thàng thoảng hương núi rừng Tây Bắc
Về Lai Châu, không chỉ thưởng lãm vẻ đẹp hoang sơ núi rừng trùng điệp. Nơi đây còn gìn giữ những phong tục, tập quán, những món ăn đặc sản mang đậm giá trị truyền thống của đồng bào 20 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Dẻo thơm lúa nếp
Bà con dân tộc Giáy ở bản San Thàng 1 (xã San Thàng, thành phố Lai Châu) luôn tự hào với nghề làm bánh bỏng. Người dân kể rằng nghề bánh đã tồn tại từ rất lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Bánh bỏng San Thàng có vị ngọt dịu, vừa, giòn tan và dễ ăn. Điều đặc biệt là người dân tộc Giáy ở đây làm bánh bỏng hoàn toàn theo phương pháp thủ công không sử dụng bất kỳ một thiết bị máy móc nào. Do vậy, mỗi công đoạn từ khâu sàng đãi, rang gạo, làm đường dẻo… đến đóng khuôn, gói bánh đều được thực hiện rất cẩn thận và tỉ mỉ.
Gạo nếp phải là loại ngon, thường là nếp cái hoa vàng hạt tròn to sẽ được ngâm qua đêm cho nở đều. Sau khi ngâm xong, nếp được vớt ra để ráo nước rồi trộn đều với mỡ nước và đưa lên đồ. Khi hạt nếp chín mềm sẽ đem phơi, giã mỏng như cốm rồi tiếp tục phơi cho đến khi khô giòn.
Sau khi phơi gạo được đem rang lên cho đến khi nổ phồng, có màu vàng nhạt. Ngoài ra, đường trắng sẽ được đun cho tan chảy, cùng với kẹo kéo và một phần nước để tạo kết dính. Khi đường nóng chảy đạt đến độ dẻo nhất định thì đổ gạo đã rang vào đường trộn đều rồi đưa lên khuôn ép, cắt thành những chiếc bánh bỏng thành phẩm…
Trước đây, bánh bỏng là một trong những món bánh không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Giáy, do đó nó cũng chỉ được làm vào những dịp lễ Tết quan trọng. Ngày nay, nhu cầu thị trường lên cao, người dân mua ăn rồi truyền nhau, bánh bỏng trở thành một mặt hàng đem lại nguồn thu kinh tế đáng kể cho đồng bào dân tộc Giáy nơi đây.
Ngoài bánh bỏng, người dân tộc Giáy ở San Thàng còn làm hàng chục loại bánh khác như bánh phở, bánh tẻ, bánh nếp, bánh bò, bánh bột, bánh rán… Bánh được bà con bán nhiều tại ngày chợ phiên của xã vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần.
Thơm lừng góc chợ phiên
Cứ mỗi phiên chợ San Thàng, gian hàng ẩm thực của dân tộc Giáy luôn thu hút du khách. Không khí mua bán tấp nập, người bán vui vẻ giới thiệu, còn người mua thỏa sức lựa chọn những chiếc bánh cổ truyền do chính bà con làm ra như: bánh bò, bánh giày, bánh đúc, bánh bỏng, bánh khảo, bánh rán, bánh mật mía… Mỗi loại bánh mang một màu sắc, một dáng hình, một hương vị khác nhau. Nếu như bánh bỏng có vị ngọt sắc của gạo quyện với đường thì bánh bò lại ngọt thanh, mềm xốp, bánh rán dẻo ngậy…
Điều làm nên sự cuốn hút của các loại bánh chính là hương vị nguyên sơ của gạo nếp, mía đường và bà con không dùng bất cứ chất bảo quản, phụ gia, đường hóa học, được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá của mỗi chiếc bánh dao động từ 2 đến 5 nghìn đồng/chiếc hoặc từ 10 đến 25 nghìn đồng/gói. Bởi thế, người dân khi đến mỗi phiên chợ San Thàng, hầu như ai cũng đều mua bánh về làm quà cho trẻ và cho bạn bè. Bánh có uy tín trên thị trường, tăng thu nhập cho người dân. Cũng chính bởi lẽ đó, nghề làm bánh ở San Thàng có đất phát triển, được tỉnh công nhận làng nghề và có chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển.
Từ năm 2013, tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu đã công nhận làng nghề và thành lập Tổ liên kết sản xuất bánh truyền thống dân tộc Giáy để bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống ở nơi đây.
Việc công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho các nghề trên địa bàn, từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đưa nghề truyền thống ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, người làm nghề cũng được hưởng các chính sách ưu đãi về khuyến công, phát triển nghề và làng nghề theo quy định của tỉnh, Nhà nước.
Bà Vùi Thị Liếng – người có thâm niên gần 40 năm gắn bó với nghề làm bánh ở bản San Thàng 1 chia sẻ: “Ngày trước tôi thường cùng mẹ làm bánh vào các dịp lễ, Tết. Song sau này, vì đam mê làm bánh, nhà lại gần chợ San Thàng, nên năm 22 tuổi tôi bắt đầu sản xuất các loại bánh cổ truyền và đem ra chợ bán. Đến nay, cứ mỗi phiên chợ không kể ngày mùa, tôi đều tranh thủ thời gian làm các mẻ bánh thơm ngon bán cho người dân và du khách”.
Hiện nay, có khoảng 45/67 hộ thuộc bản San Thàng 1 tham gia sản xuất các loại bánh (chiếm 67% số hộ trong bản). Từ nghề làm bánh, hàng năm đã giải quyết việc làm cho 89 lao động, doanh thu bình quân gần 2 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người/năm là 27,5 triệu đồng.
Một trong những mối quan tâm của người làm bánh chính là thị trường tiêu thụ. Dù là món ăn đặc sản nhưng bánh bỏng San Thàng mới chỉ được bày bán chủ yếu tại các phiên chợ trong bản. Để phát triển nghề bánh, nâng cao thu nhập cho người dân, một trong những giải pháp then chốt là xây dựng và phát triển làng nghề vững mạnh, đi đôi với giữ gìn môi trường làng nghề xanh – sạch – đẹp kết hợp với phát triển du lịch.
Theo ông Hoàng Văn Sinh – Chủ tịch UBND xã San Thàng, để phát triển du lịch làng nghề, bà con được hỗ trợ tiếp thị bằng việc tham gia các hội chợ triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh. Bà con được bày bán và quảng bá sản phẩm miễn phí, không phải mua địa điểm bán hàng. Cùng với đó, vào ngày 2/2 âm lịch hàng năm, xã tổ chức lễ hội Tú Tỉ ở bản San Thàng 1 để bà con có thể mở các gian hàng bày bán các sản phẩm truyền thống. Nhờ đó, hiện nay, sản phẩm bánh của bà con địa phương đã được nhiều người biết đến và mang lại thu nhập đáng kể.
Có thể nói, với sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của tỉnh, thành phố, việc khôi phục, bảo tồn và phát huy, phát triển nghề và làng nghề truyền thống không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Trước đây, bánh bỏng là một trong những món bánh không thể thiếu trong ngày tết của đồng bào Giáy, do đó nó cũng chỉ được làm vào những dịp lễ tết quan trọng. Ngày nay, nhu cầu thị trường lên cao, người dân mua ăn rồi truyền nhau, bánh bỏng trở thành một mặt hàng đem lại nguồn thu kinh tế đáng kể cho đồng bào dân tộc Giáy ở San Thàng.
Bình Vũ
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau” -
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nông -
Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
Hà Nội phát triển du lịch làng nghề, gắn kết sản phẩm thủ công mỹ nghệ
- Đặc sắc “Ngôi nhà ngô” ở Mù Căng Chải
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM - ITE HCMC và Hội chợ triển lãm quốc tế quà tặng, quà lưu niệm TP. HCM
- Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo
- Korea MICE Roadshow và mục tiêu đưa 5 triệu lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2024
- Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn ở huyện miền núi Vũ Quang
- Bình Định ban hành quy định chính sách để thu hút khách du lịch MICE
- Về “miền quê cổ tích” Ngọc Chiến trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng đạt hạng OCOP 4 sao
-
Nghệ An: Nâng tầm sản phẩm OCOP từ việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩmSản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp với yêu cầu của thị trường.
-
Giá trị xuất khẩu cao su tăng cao, dự kiến kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) - Dự kiến trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su sẽ đạt khoảng 10,2 tỷ USD, trong đó cao su thiên nhiên đạt 3,1 tỷ USD, sản phẩm cao su chế biến đạt 4,6 tỷ USD và gỗ cao su ước đạt 2,5 tỷ USD. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành vẫn duy trì vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
TỌA ĐÀM: "Chảy máu" dược liệu và vấn đề bảo tồn, phát triển, nâng cao giá trị dược liệu"Theo số liệu của Viện Cây trồng Trung ương, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật, thì trong đó có khoảng 6.000 loài cho công dụng làm thuốc. Nhiều loài cây dược liệu được xếp vào hàng quý hiếm trên thế giới. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thuốc chữa bệnh và Y học cổ truyền của nước ta.
-
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lànhSáng ngày 12/12, tại UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm Môi trường (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) tổ chức nghiệm thu và tổng kết mô hình nông dân ứng dụng công nghệ sinh học, xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
-
Bộ Nội vụ phản bác thông tin không chính xác về chế độ chính sách đối với cán bộTheo khẳng định của Bộ Nội vụ, thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội, chia sẻ là thông tin không chính xác, do cá nhân công chức dự thảo.
-
Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ với Cộng hòa DominicanaĐồng chí Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác với Cộng hòa Dominicana, với Đảng MIU và các chính đảng cầm quyền, tham chính khác ở Dominicana.
-
Điểm sáng từ mô hình “Công dân gương mẫu, giáo dân tốt” tại thôn Đa Kao 2Thôn Đa Kao 2 (xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Cao Bằng) là một thôn thuộc xã vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đam Rông. Trên địa bàn thôn có khoảng 224 hộ với 1215 khẩu, người đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm tỷ lệ khoảng 93%; có 2 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận pháp nhân đang hoạt động gồm; Tin Lành (156 hộ/ 827 khẩu), Cơ đốc Phục lâm (66 hộ/442 khẩu), chiếm đa số dân số toàn thôn.
-
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa dành tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang“Hộp quà bất ngờ” của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét. Đây là một hoạt động nằm trong chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam 2024, với hơn 8.000 hộp sữa cùng hàng trăm món quà ấm áp đã được gửi đến các em nhỏ và các cô giáo.
-
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND về việc triển khai thực hiện “Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” trên địa bàn Hà Nội.
-
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững“Mô hình thực nghiệm trồng cam FVF theo hướng nông nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp người nông dân địa phương thấy được hướng đi mới trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế trên chính mảnh đất của họ” - Ông Nguyễn Văn Nam – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An nhận định.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
4 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
5 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ