Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đắk Lắk - tuyến đầu phòng chống lao tại Tây Nguyên
Khám và chữa bệnh cho hơn 1.000 lượt bệnh nhân/tháng
Vừa qua, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023”. Tham dự Hội thảo có bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh; đại diện bệnh viện Phổi Trung ương, Tổ chức Health Poverty Action (HPA) Việt Nam; lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng dự án.
Bà H’Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chấm dứt bệnh lao tỉnh nhấn mạnh, Hội thảo Khởi động dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống lao giai đoạn 2021-2023” là cơ sở, động lực quan trọng giúp tỉnh Đắk Lắk tiếp tục thực hiện công tác phòng chống lao trong thời gian tới một cách hiệu quả, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 như mục tiêu Chính phủ đã cam kết với Tổ chức Y tế thế giới.
Bà H’Yim Kđoh Phát biểu tại Hội thảo.
Bệnh viện Lao và bệnh phổi Đắk Lắk được thành lập năm 2007, với quy mô 100 giường bệnh, 82 cán bộ, y bác sỹ và nhân viên y tế. Chức năng của bệnh viện là điều trị bệnh cho bệnh nhân lao và các bệnh về phổi trên địa bàn Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên. Bình quân mỗi tháng số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh là hơn 1.000 lượt người. Bệnh viện luôn duy trì khoảng 90 bệnh nhân lao điều trị nội trú.
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Mỹ, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đắk Lắk, bắt đầu từ tháng 3.2015, Bệnh viện đã triển khai xét nghiệm, sàng lọc bệnh nhân lao đa kháng thuốc trên địa bàn. Hiện bệnh viện đang lên kế hoạch thông báo rộng rãi về việc tiếp nhận bệnh lao đa kháng thuốc đến các tỉnh trong khu vực. Việc thực hiện chẩn đoán và điều trị lao đa kháng thuốc ngay tại bệnh viện giúp người bệnh trên địa bàn tỉnh và trong khu vực được tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại ngay tại địa phương, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình điều trị. Đặc biệt, tạo điều kiện cho người bệnh điều trị đúng lộ trình, chữa khỏi bệnh hoàn toàn với tỉ lệ cao, hạn chế lây lan trong cộng đồng.
Cũng theo bác sĩ Mỹ, lao đa kháng thuốc thường xảy ra trên bệnh nhân lao tái phát, là tình trạng vi khuẩn lao kháng lại với từ hai loại thuốc điều trị trở lên. Nguyên nhân chính là do người bệnh không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, uống thuốc không đúng giờ, không đủ liều và không theo đúng thời gian quy định, dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần. Việc điều trị lao đa kháng thuốc thường phức tạp và kéo dài hơn so với điều trị lao thông thường.
Bệnh viện lao và bệnh phổi Đắk Lắk còn thực hiện dự án phòng chống lao trong cộng đồng tại tỉnh Đắk Lắk với 1.068 bệnh nhân, đạt 114% chỉ tiêu đề ra của dự án. Số bệnh nhân này khám và xác định bệnh tại bệnh viện sau điều trị chống lây nhiễm thì xuất viện, tiếp tục điều trị tại cộng đồng. Hàng tháng, bệnh nhân đến nhận thuốc tại trạm y tế xã, phường, thị trấn về nhà điều trị. Tỷ lệ chữa khỏi với bệnh nhân này là trên 90%. Số còn lại là bệnh nhân mắc lao kháng thuốc. Hiện nay bệnh viện đã được đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất để điều trị cho bệnh nhân lao kháng thuốc cho khu vực Tây Nguyên và một số huyện lân cận của các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, với 12 bệnh nhân đang điều trị bệnh lao kháng thuốc.
Bệnh nhân điều trị bệnh Lao tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Đắk Lắk.
Trước đây bệnh nhân lao đa kháng thuốc của tỉnh cũng như các địa phương lân cận thường phải điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP. Hồ Chí Minh) hoặc Bệnh viện Lao phổi Trung ương. Tuy kinh phí chữa bệnh đã được Chương trình phòng chống lao quốc gia hỗ trợ kinh phí, nhưng do khoảng cách về địa lý, chi phí đi lại cho việc tái khám nhiều lần khiến nhiều người bệnh nản lòng bỏ cuộc. Hậu quả là nguy cơ tử vong cao và khả năng lây lan trong cộng đồng rất lớn.
Tăng cường bổ sung thiêt bị hiện đại, tập huấn nâng cao trình độ chẩn đoán, điều trị bệnh cho y, bác sĩ
Được biết, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Đắk Lắk hiện đã có máy Gene Xpert và máy nuôi cấy vi khuẩn lao, có thể chẩn đoán bệnh nhân nhiễm lao hoặc lao đa kháng thuốc trong vòng 2 giờ.
Mới đây, Hội chống Lao hoàng gia Hà Lan (KNCV) phối hợp với Chương trình chống Lao Quốc gia và Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Đắk Lắk đã tổ chức lớp tập huấn “Tăng cường năng lực đọc Phim X-Quang phổi cho cán bộ chống lao tuyến tỉnh, huyện” của tỉnh Đắk Lắk.
X-Quang phổi là một trong các kỹ thuật sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao đặc biệt là ở bệnh nhân có nguy cơ cao như đái tháo đường. người già, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, trẻ em… Tại Việt Nam X-Quang phổi đã được sử dụng rộng rãi tới tuyến quận/ huyện, thuận tiện cho người bệnh được tiếp cận kỹ thuật này.
Nhằm tăng cường năng lực đọc phim X-Quang phổi, hỗ trợ chẩn đoán bệnh lao, lao HIV, Lao trẻ em cho cán bộ chống Lao tuyển tỉnh, huyện của tỉnh Đắk Lắk, lớp tập huấn đã được tổ chức do TS. BS Cung Văn Công, Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Phổi Trung Ương trực tiếp phụ trách. Những kiến thức được trang bị qua lớp tập huấn hết sức bổ ích, thiết thực cho hoạt động khám, chẩn đoán bệnh lao trong cộng đồng.
Lớp tập huấn nâng cao năng lực đọc phim X-Quang phổi có sự tham gia đông đảo của đội ngũ y bác sĩ trong chương trình chống Lao tỉnh và các Bệnh viện trực thuộc.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Châu Đương - Bí thư chi bộ, Giám đốc bệnh viện, từ đầu năm 2022 đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Bệnh viện phổi Trung ương, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM, và sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Sở Y tế, các sở ban ngành về đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám đốc và BCH Công đoàn cơ sở, sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn thể cán bộ viên chức trong bệnh viện đã đem lại một số kết quả nhất định.
Trong đó công tác khám chữa bệnh được duy trì đảm bảo; Công tác thu dung bệnh nhân và cấp cứu người bệnh được đảm bảo kịp thời. Thực hiện khá tốt các quy chế chuyên môn và nội quy bệnh viện. Triển khai tốt các chính sách như: Khám chữa bệnh BHYT, khám chữa bệnh cho người nghèo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người bệnh được khám, điều trị và chăm sóc sức khoẻ tốt nhất….Một số chỉ tiêu đạt khá như: Số lần khám bệnh, Đo CNHH, Test phục hồi PQ; Tỷ lệ chuyển tuyến 2% (giảm 1% so với năm 2020).
Chú trọng đảm bảo môi trường bệnh viện, 100% các bộ, y bác sỹ, nhân viên không nhiễm lao
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Châu Đương - Giám đốc bệnh viện, công tác phòng chống dịch bệnh luôn được Bệnh viện quan tâm, thực hiện tốt Bệnh viện an toàn phòng chống Covid theo Quyết định 3088 và 4999 của Bộ Y tế. Về chương trình Phòng chống lao bệnh viện đã xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động chương trình phòng, chống lao giai đoạn 2021 – 2025 trình Sở Y tế và đã được UBND tỉnh phê duyệt; Đã triển khai chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh lao nhân ngày Chống lao Thế giới 24/3. Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe ngành y tế, làm phóng sự truyền hình phát trên truyền hình tỉnh Đắk Lắk thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức phòng, chống Lao và các bệnh phổi cho nhân dân; Thực hiện việc phân phối thuốc và các TTB, vật tư kịp thời đầy đủ cho các đơn vị, không có tình trạng thiếu thuốc điều trị lao...
Bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện chủ yếu là bệnh nhân lao. Do đó, hàng ngày các y, bác sỹ và cán bộ công nhân viên y tế bệnh viện luôn phải tiếp xúc với nguồn bệnh lây lan. Song họ luôn lạc quan, vui vẻ và nhiệt tình với công việc của mình. Tuy nhiên, theo kết quả khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, 100% các bộ, y bác sỹ, công nhân viên y tế tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Đắk Lắk không dương tính với vi khuẩn lao.
Để bảo vệ sức khỏe đội ngũ y bác sỹ, cán bộ công nhân viên bệnh viện, chống lây nhiễm chéo, chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Lãnh đạo bệnh viện luôn chú trọng đến việc đảm bảo môi trường bệnh viện từ phòng làm việc đến phòng điều trị bệnh phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Trang bị cho các y bác sỹ cách phòng bệnh để tránh bị lây nhiễm vi trùng lao một cách ồ ạt, bởi thực tế nếu bị lây nhiễm ồ ạt cũng rất nguy hiểm. Đối với bệnh nhân luôn được hướng dẫn cách vệ sinh cá nhân, luôn đeo khẩu trang và khạc nhổ đúng nơi quy định.
Từ đó, bệnh viện đã hạn chế được tình trạng nhiễm trùng chéo trong bệnh viện và bảo vệ được sức khỏe cho các bộ, y, bác sỹ và công nhân viên y tế. Cũng từ đó, bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân từ thiện trực tiếp đến tặng quà và bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện mà không sợ bị lây nhiễm bệnh lao.
-
Mẹ an tâm để bé tự chọn thức uống yêu thích với TH true JUICE milk MISTORI -
Những dấu hiệu cảnh báo sớm mỡ máu cao tuyệt đối đừng coi nhẹ -
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chí -
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Cảnh báo: Loại cá chứa độc tố cực mạnh nhưng người dân miền biển vẫn ăn
- Thịt bò cực bổ dưỡng nhưng lại nguy hiểm với người mắc những bệnh này
- Lợi ích ít được biết đến của quả sung dùng làm thức ăn
- Hồng vào mùa ngon ngọt khó cưỡng, chớ dại ăn nếu chưa biết những “đại kỵ” này
- 3 thực phẩm vàng pha cùng nước nóng sẽ hóa “thần dược” cực tốt cho sức khỏe
- Na vào mùa ngọt thơm nhưng “đại kỵ” với những người này
- Nên dùng nước đun sôi để nguội trong bao lâu thì tốt?
-
Bài 2: Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luậtTrong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật là chủ thể quan trọng, là lực lượng nòng cốt góp phần đưa pháp luật vào đời sống của người dân.
-
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dungHoàn thành dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
-
Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hộiUBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đưa tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
-
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mớiSau thời gian đồng lòng nỗ lực vượt khó, xã Phúc Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình) đã hoàn thành các tiêu chí vượt kế hoạch và được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Lộ trình tiếp theo, Phúc Trạch quyết tâm về đích NTM nâng cao như đã hẹn.
-
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024Tối 5/12, tại tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đà Lạt - thành phố Festival Hoa Việt Nam”, thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO và top 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.
-
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân YênMột trong những điểm nổi bật của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là việc triển khai các tuyến đường hoa, cây xanh tại các thôn. Hình mẫu này đang góp phần xây dựng hệ thống giao thông nông thôn xanh - sạch - đẹp, tân trang diện mạo thôn quê, tạo phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân.
-
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệpTrong năm 2024, Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước thông qua các hoạt động kết nối giao thương, Hội thảo, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa… Qua đó, mở ra cơ hội về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cho các HTX trên địa bàn. Đồng thời, kí kết hợp tác với Hội Nông dân (HND) tỉnh Bình Thuận để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tửChương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chỉnh phủ được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Kế hoạch số 5306/KH-UBND ngày 19/6/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023- 2025.
-
'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủSắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá