Bếp lửa trong đời sống của người Cor
Đối với người Cor ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng, vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, các gia đình người Cor luôn quây quần sinh hoạt bên không gian bếp lửa.
Khởi nguồn sự sống
Khi tìm hiểu về bếp lửa, chúng tôi được ông Trần Văn Thái (74 tuổi), dân tộc Cor hiện đang sinh sống tại thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) chia sẻ: Bếp lửa với người Cor luôn chiếm một vị trí trong không gian sinh hoạt của gia đình. Bếp lửa tuy nhỏ bé, nhưng mang trong mình cả hơi thở cuộc sống sinh hoạt và nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cor vùng cao, cho nên bếp lửa cũng có lúc vui, lúc buồn. Đối với đồng bào dân tộc Cor, ngọn lửa trong căn bếp không chỉ là biểu tượng của sự sống mà còn thể hiện sự chống chọi mãnh liệt của con người với thiên nhiên khắc nghiệt.
Xưa kia, người Cor sống ở những làng gọi là Plơi dựng ven lưng chừng núi, ven suối, sông hay thung lũng. Plơi là một nóc nhà sàn có khi dài tới hàng trăm mét, nhà được chia thành hai phần, một nửa chạy suốt hai cầu thang đầu hồi (Gưl) tức là nhà làng, làm nơi sinh hoạt chung, nơi ở cho già làng và thanh niên chưa vợ. Phần còn lại gọi là Tum được chia thành từng buồng, mỗi buồng có một bếp lửa, làm nơi ở cho các đôi vợ chồng và con cái, có cửa thông với Gưl.
Bếp lửa truyền thống của người Cor được kê nấu với ba hòn đá cuội lấy từ đầu nguồn con suối về. Bếp lửa được đặt ở sát buồng, sao cho ánh nắng không chiếu thẳng vào giữa bếp. Xung quanh bếp phải có một khoảng rộng để đi lại và cho các thành viên trong gia đình ngồi quây quần nói chuyện, ăn cơm trong những ngày đông giá rét.
Ngay tại không gian nấu nướng của người Cor, bao giờ cũng có gác bếp là các thanh cây gỗ, lồ ô được bắc với nhau theo chiều dài của gian nhà tạo nên không gian bếp thoáng đãng. Gác bếp được treo ngay phía bên trên bếp lửa, trên tầm người đứng. Cạnh gác bếp là cầu thang bằng gỗ để tiện mỗi khi lên gác bếp lấy vật dụng sinh hoạt. Gác bếp là nơi bảo quản hạt giống, các công cụ nông nghiệp, củi, nơi để thức ăn, hay bó măng khô cũng được cất giữ trên đó. Bếp của người Cor suốt ngày đêm ấm lửa, ngay cả khi không đun nấu gì. Bởi trong bếp bao giờ cũng có một gốc củi to luôn cháy âm ỉ.
Bếp người Cor luôn đỏ lửa
Theo quan niệm của người Cor, trong nhà lúc nào cũng phải có lửa để xua đuổi ma tà, thú dữ và thể hiện sự đầm ấm, no đủ. Đó là cách giữ lửa theo thói quen mà ông cha người Cor để lại. Do bếp lúc nào cũng đượm hơi lửa, hơi khói nên đồ vật để ở đây không sợ bị hư hỏng, mối mọt, ẩm mốc. Bên bếp lửa, sau một ngày làm lụng vất vả, buổi tối người Cor thường quây quần xung quanh bếp lửa sưởi ấm, nói chuyện mùa màng thời vụ, nương rẫy. Những đêm mùa đông của vùng cao yên ắng, tĩnh lặng và bếp lửa càng thêm phần ấm áp, giúp hong khô quần áo những ngày mưa dài.
Những người già Cor vẫn kể cho con cháu nghe về chuyện cổ tích, về dòng họ, về phong tục tập quán dân tộc mình cũng như răn dạy con cháu điều hay lẽ phải. Theo quan niệm của người Cor, dù xưa hay nay thì họ luôn nhắc nhở trẻ nhỏ là khi ngồi cạnh bếp lửa không được đặt chân lên bếp. Theo họ, đây là nơi trú ngụ của Thần lửa. Khi lấy củi vào bếp không được đặt củi xuống nền mạnh, không được khạc nhổ ở xung quanh hay ngồi quay lưng lại bếp lửa, vì như vậy sẽ thiếu kính trọng với Thần bếp.
Ngày nay, dù cuộc sống của người Cor có nhiều thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi sự du nhập của nhiều nét văn hoá các dân tộc khác. Nhiều hộ gia đình người Cor đã tách riêng ra trong từng ngôi nhà trệt và đa phần họ không còn dùng đá để làm bếp nữa mà thay vào đó là mua bếp dáng ba chân của người Kinh (Việt) về dùng, hoặc chuyển sang dùng bếp gas. Nhưng từ lâu, bếp lửa đã có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Cor vùng cao huyện Bắc Trà My, tạo nên không gian văn hóa độc đáo, thể hiện đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, của họ.
Trong ký ức của người Cor, bếp lửa gắn liền với cái gác bếp tạo nên một không gian dù đã trở thành hoài niệm xa xôi nhưng mãi là hình ảnh thân thương không thể nào quên được đối với đồng bào dân tộc Cor huyện Bắc Trà My.
Gia Phúc
- OCOP Cao Bằng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
- Xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở Cao Bằng
- Tín dụng chính sách đồng hành để Điện Biên phát triển
- Tất bật nghề hấp cá, phơi khô ở Quảng Trị
- Huyện Mù Căng Chải phát động Lễ trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024
- Quảng Bình: Độc đáo tục lấy lửa đêm 30 Tết ở làng bích họa
- Làng hoa đào Nhật Tân những ngày giáp Tết Giáp Thìn
-
Quất cảnh Hội An nhộn nhịp vào mùa TếtNhững ngày này, người trồng quất cảnh ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam khẩn trương chăm sóc, chuẩn bị cung ứng cho thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm hiện tại, hơn 80% số quất cảnh chơi tết đã được thương lái đến tận vườn đặt mua.
-
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1695/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 về việc công nhận huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
-
Huế công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025Ngày 1/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức Lễ Công bố Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025.
-
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạmNgày 1/1/2025, ngày đầu áp dụng Nghị định 168, cảnh sát giao thông lập biên bản một số trường hợp vi phạm với mức xử phạt mới. Nhiều người vi phạm ân hận, xót xa khi nộp phạt.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTạp chí Nông thôn mới trân trọng giới thiệu bài viết nhân dịp đầu năm mới 2025 có tựa đề "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc" của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:
-
Tổng Bí thư: Tăng cường phòng, chống tham nhũng gắn với sắp xếp tinh gọn bộ máyNăm 2024, Ban Chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện TW quản lý, trong đó lần đầu tiên kỷ luật 2 nguyên lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
-
Khởi nghiệp thành công từ sản xuất bánh hỏi rau củVới dự án sản xuất bánh hỏi rau củ mang thương hiệu Vidata, anh Đặng Ngọc Vũ, sinh năm 1991, ở xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định được trao giải Nhất trong cuộc thi “Nông dân khởi nghiệp sáng tạo” lần thứ III - năm 2024 tỉnh Bình Định.
-
Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốcTrong 8 ngày, từ 07/12 - 29/12/2024 tại Trường Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam đã tổ chức thành công Lớp tập huấn triển khai bài quyền thuật của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Hoạt động ý nghĩa này không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam mà còn là nỗ lực nâng cao sức khỏe cho bà con các dân tộc miền phên giậu của Tổ quốc, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
-
Dấu ấn của lực lượng vũ trang trong xây dựng nông thôn mới ở vùng rốn lũ Hà Tĩnh(Tapchinongthonmoi.vn) – Thực hiện phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Hà Tĩnh đã hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Những kết quả đạt đươc không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh mà còn giúp củng cố mối đoàn kết quân dân.
-
Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024Sáng ngày 30/12/2024, Hội Nông dân (HND) tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị lần thứ 5 (khóa X) nhằm đánh giá công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có bà Đỗ Thị Kim Thắm - Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An và đại diện các sở, ban, ngành trong tỉnh.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao