Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bổ sung dưỡng chất cho lúa mùa Nam Định chống chịu mưa bão

17:10 26/06/2019 GMT+7

Thâm canh lúa mùa bằng phân chuyên dùng Văn Điển đã được bà con nông dân tỉnh Nam Định lựa chọn từ nhiều năm qua. Giải pháp này đã giúp nông dân tiết kiệm công sức và tiền của, đồng thời đem lại vụ mùa bội thu so với việc dùng các phân bón thông thường khác.

 

Phân bón Văn Điển làm từ nguồn gốc quặng khoáng, bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho đất. Ảnh Tư liệu.

Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thị Phương – Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hải Long (huyện Hải Hậu, Nam Định) cho biết: Xã Hải Long là địa phương có nhiều cánh đồng lúa đặc sản và các giống lúa chất lượng cao. Từ khi dùng phân bón Văn Điển, chị em hội viên nhàn hơn trước nhiều. Chúng tôi chỉ phải bón lót và 1-2 lần bón thúc là xong. Tuy đầu vụ lúa chậm tốt, nhưng sau đó lúa tốt bền, ít sâu bệnh mà gạo rất ngon.

Đó là nhận xét của người trồng lúa. Trên bình diện chung toàn tỉnh, để hiểu hết ý nghĩa sự lựa chọn của chị Phương và nhiều nông dân khác, cần phải hiểu tính chất đồng đất của tỉnh này.

Góp sức nuôi dưỡng “vùng lúa đặc sản”

Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, tỉnh Nam Định có 113.433ha đất nông nghiệp, chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho nhiều loại thực vật phát triển, đặc biệt thích hợp cho thâm canh lúa gạo. Tiềm năng chuyển đổi cơ cấu giống lúa, đặc biệt là giống lúa đặc sản và lúa chất lượng cao ở các huyện phía nam của tỉnh khá lớn (khoảng 35.000-40.000ha) với giống lúa cổ truyền là Tám xoan và các giống lúa thơm ngắn ngày khác.

Qua nhiều thập kỷ canh tác thiếu bổ sung phân hữu cơ, đất nông nghiệp dần bị thoái hóa, đồng ruộng thiếu chất mùn và các khoáng chất trung, vi lượng. Các nhà khoa học có chung đánh giá: Thông thường, cây trồng sau mỗi vụ thu hoạch lấy từ đất tới 20 nguyên tố hóa học. Tuy nhiên,  các hướng dẫn khuyến nông hiện nay chủ yếu khuyến cáo người dân cân đối 3 loại dinh dưỡng đa lượng là N (đạm), P (lân) và K (kali) mà rất ít khi đề cập tới  (magie), Si (silic), Zn (kẽm), Fe (sắt), Cu (đồng)… Do vậy, năng suất và chất lượng nông sản ngày càng suy giảm, đặc biệt các giống lúa đặc sản.

Sản xuất lúa mùa diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thuận, khó lường, ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa. Mỗi trận mưa to kèm theo sấm chớp là một lần cây lúa được bổ sung dinh dưỡng đạm; mỗi cơn gió to đi qua làm rách lá lúa là tạo điều kiện cho vi khuẩn bạc lá có điều kiện lan truyền ra diện rộng… Do vậy, bón phân cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm, đúng vị trí mới có thể giúp cây lúa khỏe, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi và cho năng suất tối ưu.

Phân bón Văn Điển là “lựa chọn rất phù hợp”

Phân bón Văn Điển, bản chất được làm từ phân nung chảy, không tan trong nước nên không bị rửa trôi, không bị các nguyên tố sắt, nhôm bám giữ chuyển hóa thành dạng khó tiêu cho cây lúa như các loại phân lân khác. Đây cũng là phân bón đa dinh dưỡng, trong đó lân dễ tiêu và các dinh dưỡng trung, vi lượng dễ tiêu như Mg, Si, Ca, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… chiếm trên 96%. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được cân đối đầy đủ các dinh dưỡng cả đa lượng và trung vi lượng nên rất phù hợp với đồng đất Nam Định.

Hiện nay, do khu vực nông thôn thiếu lao động nông nghiệp, giá lúa gạo cao sản bán ra khá thấp, nông dân chuyển sang cấy các giống lúa chất lượng cao. Ông Bùi Đức Tấn – Giám đốc công ty TNHH vật tư nông nghiệp Tấn Anh (có cơ sở đại lý tại xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định) cho biết: Nông dân các huyện phía nam tỉnh Nam Định chủ yếu cấy các giống lúa chất lượng cao, tuy năng suất không cao nhưng được giá và dùng ít lao động. Vụ mùa thường mưa gió nhiều, những hộ nào thiếu kinh nghiệm hoặc dùng phân bón khác thì không dám cấy lúa chất lượng cao, còn lại đều cấy lúa chất lượng cao bằng phân bón Văn Điển. Ở đây, thâm canh lúa mùa lấy tiêu chí an toàn là số một. Hơn nữa, do chủ đạo là các giống lúa chất lượng cao, các sản phẩm phân bón mới như phân bón NPK chuyên bón lót cho lúa “Lúa 1”; và loại chuyên bón thúc cho lúa “Lúa 2”, với lượng đầu tư ít hơn, trung bình 1 bao 25kg bón đủ cho 2 sào.

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho lúa vụ mùa  

Để thâm canh lúa mùa an toàn và có hiệu quả kinh tế cao, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình) khuyến cáo: Bà con nông dân tỉnh Nam Định (cũng như các tỉnh khác trong khu vực) tùy chân ruộng và giống lúa mà chuẩn bị phân bón cho lúa mùa như sau.

Phân bón lót:

Tận dụng mọi nguồn phân hữu cơ ủ mục và sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót cho lúa công thức 5:10:3 hoặc 10:7:3 hoặc lúa I,

-Những chân ruộng thấp trũng, dồn màu, những giống lúa cao cây, yếu gốc… bón khoảng 12-18kg phân lót/ sào Bắc bộ (360m2).

– Chân ruộng cát cao mỏng màu, cấy các giống lúa ngắn ngày, năng suất thấp… bón khoảng 8-12 kg/sào

Phân bón thúc:

Sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên bón thúc lúa công thức 16:5:17, 12:5:10 hoặc “Lúa 2”

– Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng… bón khoảng 8-10kg phân đa yếu tố NPK 16:5:17 hoặc 12:5:10;

– Ruộng cao hay mất nước, ruộng cấy lúa cao sản…, bón 12-15kg/sào.

Khu sản xuất giống lúa lai F1 tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh (Nam Định). Ảnh minh họa – Minh Phúc.

Từ đặc điểm đất đai và tập quán canh tác của nông dân địa phương, các cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật bón phân Văn Điển cho lúa mùa như sau:

Bón lót: Để phân bón lót (phân chuồng ủ mục và phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót lúa) được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng; nếu ruộng nhiều nước, dễ mất phân trong khi bừa thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy… Như vậy phân được vùi xuống các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mảy…

Bón thúc: Nhằm giúp cây lúa đẻ sớm, để nhiều cần bón phân thúc đẻ  sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Do vậy, sau cấy 5-7 ngày đã phải bón phân thúc. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kaly vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu. Sử dụng phân chuyên bón thúc lúa các loại hoặc lúa 2 giúp cây lúa đẻ nhánh vừa phải, nhưng đạt tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, tạo ruộng lúa thoáng gốc nhưng nhiều bông, ít sâu bệnh và cho hệ số kinh tế cao.

Để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi, rửa trôi hay thẩm lậu…, bà con nông dân không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước.

Để đảm bảo an toàn cho lúa mùa với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần. Mặt khác, luôn vận dụng sáng tạo phương châm “Tháo cạn dòng sông, giữ nông mặt ruộng” để phòng ngừa úng ngập cho lúa mùa, đặc biệt những xứ đồng tiêu nước chậm.

 Trọng Hòa – Nam Phong

 

“Trước đây hơn chục năm, nông dân Hải Hậu chủ yếu sử dụng phân Văn Điển. Hàng năm hợp tác xã lấy về hàng trăm tấn phân đa yếu tố NPK loại 10:10:5 và 16:5:17. Lúa tốt lắm mà ít sâu bệnh, vụ lúa mùa cũng ít bị đổ và ít bị bệnh bạc lá. Vài năm gần đây, do có quá nhiều loại phân bón đổ về nông thôn, thị phần phân bón Văn Điển có bị cạnh tranh. Tuy vậy gần 2/3 diện tích cấy lúa ở đây vẫn dùng phân bón Văn Điển, nhất là cấy các giống lúa chất lượng cao”.

Ông Trần Hưng HiểnGiám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Hùng Sơn (huyện Hải Hậu, Nam Định).