Cách “dọn bữa” cho cây cao su trong mùa mưa Tây Nguyên
Để có được “một mũi tên bắn trúng hai đích” ấy, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây công nghiệp), nhà nông cần hiểu rất rõ về 3 thứ: (1) chất đất, (2) nhu cầu của cây và (3) nguồn dinh dưỡng bổ sung tốt nhất cho cả cây và đất. Cả ba thứ này cần điều chỉnh theo bối cảnh của thời tiết, khí hậu, đặc biệt là vào mùa mưa Tây Nguyên.
“Chuyện trăm năm ân tình cây và đất”
Tây Nguyên có hơn 260.000ha cao su chiếm gần 2/3 diện tích cao su cả nước. Tỉnh Gia Lai có diện tích nhiều nhất với gần 105.000ha, sau đó đến tỉnh Kon Tum. Cao su ở Tây Nguyên được trồng chủ yếu trên đất đỏ bazan hoặc đất xám, có tầng đất dày hàng mét nhưng nghèo dinh dưỡng, phụ thuộc hoàn toàn nước trời. Độ màu mỡ của đất kém, độ chua tầng đất mặt pH < 4,0. Đất nghèo đến rất nghèo hàm lượng lân, kali dễ tiêu, nghèo các chất trung lượng như vôi (CaO); Magie (MgO); Silic (SiO2); cùng các chất vi lượng điển hình là bo (B); kẽm (Zn). Riêng đạm (N), một số vùng đất có hàm lượng đạm tổng số % từ trung bình đến nghèo.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian sinh trưởng phát triển đến 60-70 năm, nhưng thời gian khai thác dưới 30 năm (cho năng suất mủ cao nhất). Cao su có bộ rễ hoàn chỉnh gồm rễ cọc ăn sâu hàng mét hút nước, dự trữ nước cho cây vào mùa khô, giữ cho thân cây không ngã đổ. Rễ bên mọc từ các nhánh của rễ cọc phần gần mặt đất, rễ bén hút nước, dinh dưỡng và cũng rễ cọc giúp cho cây đứng vững. Rễ tơ (rễ cám) mọc từ rễ bên, lan rộng theo hình chiếu của tán lá. Nhiệm vụ chính của rễ tơ là hút dinh dưỡng, hút nước, rễ tơ cũng có thể ăn nổi trên mặt đất khi đất đủ ẩm và thời tiết mát mẻ hay khi có mưa.
Ở Tây Nguyên có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa, rễ tơ phát triển mạnh nhất để hấp thụ dinh dưỡng, cây cao su có 2 giai đoạn sinh trưởng phát triển:
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản (trồng mới). Giai đoạn này kéo dài từ sau trồng đến hết năm thứ 6, thời kỳ này cây chủ yếu phát triển thân, cành, tán lá, nhu cầu dinh dưỡng đa lượng chủ yếu là đạm (N), lân (P2O5) kali và các nguyên tố vi lượng nhu cầu ít.
-Nhưng đến giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 7 trở đi) cây cao su tiếp tục phát triển thân, cành, lá đồng thời tích lũy sinh sản mủ nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Theo các công trình nghiên cứu cho thấy: Để cho 3 tấn mủ/ha/năm, cây cao su lấy từ đất: 18,9kg N, 3,8kg P2O5; 12,9kg K2O; 5,4kg CaO, 2,5kg MgO; 0,6kg lưu huỳnh (S); cùng các chất vi lượng: 0,5kg B; 0,4kg Zn; 0,1kg mangan (Mn); 0,1kg đồng (Cu); 0,4kg sắt (Fe)…
Cây cao su thích “ăn” những dinh dưỡng gì?
Trao đổi với phóng viên Nông Thôn Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: Đất trồng cao su là kho dự trữ các loại chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời là môi trường trung gian để đưa các chất dinh dưỡng vào cây. Tuy nhiên các chân đất trồng cao su thường là nghèo màu, nghèo mùn. Vì vậy, để đạt sản lượng cao và chất lượng tốt phải bổ sung dinh dưỡng cho cây thông qua con đường phân bón. Do hiểu biết còn hạn chế, nhiều nơi bà con nông dân thường sử dụng phân đơn như: Urê, đạm SA, Supe lân… bón cho cây cao su hoặc dùng các loại NPK thông thường chỉ có 3 loại chất là N-P-K. Bón như vậy cao su vẫn chưa đầy đủ dinh dưỡng, vì thiếu hẳn các chất dinh dưỡng trung lượng như: CaO; MgO; SiO2; S và các loại dinh dưỡng vi lượng: B, Zn, Mn, Fe… Nếu thiếu dinh dưỡng, cây yếu, dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất mủ thấp, chất lượng mủ không cao, thời gian khai thác mủ ngắn.
Từ thực trạng sản xuất cao su Tây Nguyên, đầu năm 2000, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển phối hợp cùng Hội Nông dân các tỉnh Gia Lai, Kom Tum thực nghiệm bón phân Văn Điển cho cây cao su thời kỳ kinh doanh (cao su 10 năm tuổi). Quá trình này đã cho kết quả khả quan: Năng suất mủ tăng 1,6 lần so với cây cao su đối chứng (bón phân đơn). Sau khi tổng kết thực nghiệm ở tất cả các địa phương, bà con trồng cao su đều khẳng định: Phân lân nung chảy Văn Điển có hiệu lực, hiệu quả rất cao trên đất Tây Nguyên.
Bằng các cuộc hội thảo, tham quan đầu bờ, mô hình sử dụng phân Văn Điển cho cây cao su đã lan tỏa nhiều địa phương. Theo điều tra của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai có 67,5% số nhà vườn cao su sử dụng phân bón Văn Điển. Tỷ lệ này ở tỉnh Kon Tum là 59%. Cùng với phân lân Văn Điển, các loại phân đa yếu tố (ĐYT) NPN Văn Điển cũng được sử dụng có hiệu quả vượt trội hơn so với các loại NPK thông thường.
Các loại phân bón Văn Điển sử dụng cho cây cao su ở Tây Nguyên
+ Phân lân nung chảy Văn Điển: Phân lân nung chảy Văn Điển thường có 2 dạng: Dạng bột mịn và dạng hạt kích cỡ 1,0-2,0mm. Thường bà con ưa dùng dạng bột mịn có màu xám xanh, không tan trong nước mà tan hoàn toàn trong dịch chua của rễ cây tiết ra khi hấp thụ. Lân Văn Điển có độ pH = 8, sản xuất hoàn toàn từ khoáng tự nhiên, có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; B = 0,2%; Zn = 0,4%; Fe = 0,4%; Mn = 0,04%; Cu = 0,02%... Bón phân lân nung chảy, nhà nông đã cung cấp 10 loại dinh dưỡng gồm đa lượng: Lân (P2O5), trung lượng: CaO, MgO, SiO2 và vi lượng B, Zn, Fe, Mn, Cu… Cứ bón 100kg lân nung chảy Văn Điển thì có tới 98% chất dinh dưỡng được cây cao su sử dụng. Do không tan trong nước nên lân nung chảy Văn Điển không bị rửa trôi, như của để dành cho cây ăn dần, tốt bền, khử chua tốt cho đất, tăng độ tơi xốp giúp cho rễ tơ phát triển mạnh.
+ Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển.
ĐYT NPK 12.8.12: Dạng viên có màu ghi sẫm, tan trong nước, thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 8%; K2O= 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% và các chất vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu… Tổng dinh dưỡng cây sử dụng được 61%.
ĐYT NPK 16.5.17: Ba màu, tan trong nước, thành phần dinh dưỡng: N=16%; P2O5=5%; K2O=17%; CaO=8%; MgO=5%; SiO2=7%; S=2% và các chất vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu… Tổng dinh dưỡng cây sử dụng trên 61%.
Kỹ thuật chăm bón cây cao su trong mùa mưa
Mùa mưa ở Tây Nguyên thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, riêng các tỉnh Gia Lai, Kon Tum mùa mưa đến muộn hơn các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng khoảng 10 – 15 ngày. Do có mưa, độ ẩm đất, không khí cao, bộ rễ tơ của cây cao su phát triển mạnh và hấp thụ nhiều dinh dưỡng. Đây là quãng thời gian phát triển mạnh thân, cành, tán, lá với cao su trồng mới, riêng cao su kinh doanh còn tích lũy mủ ở vỏ thân. Do vậy cao su kinh doanh cần được bón nhiều phân hơn và kết cấu thành phần dinh dưỡng trong các loại phân cũng khác nhau.
Theo nghiên cứu và thực tiễn đã tổng kết, với cây cao su trồng mới, cần nhiều lân hơn để phát triển bộ rễ, các chất đa lượng N – P – K thường là (2 : 1: 0,2), trong khi nhu cầu các chất vi lượng cần ít trong giai đoạn này. Nhưng cao su kinh doanh thì tỷ lệ các chất đa lượng N – P – K là (2:1:2). Các chất trung lượng CaO, MgO, SiO2, S chiếm tỷ lệ từ 5 – 7% trong phân bón, các loại vi lượng cần nhiều nhất là B, Zn, Cu, Fe…
Căn cứ thực tế sản xuất của bà con, các nhà vườn trồng cao su cao sản ở Gia Lai, Kon Tum cũng như các mô hình đã thực hiện, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cao su thời kỳ kinh doanh giai đoạn mùa mưa bón 2 đợt như sau:
Đợt 1: Bón đầu mùa mưa từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6, tháng 7: Lượng bón đầu mùa mưa thường cao hơn lượng bón cuối mùa mưa để cây đầy đủ dinh dưỡng cho sản lượng mủ cao.
Nhà vườn căn cứ vào hạng đất, tuổi cây để xác định liều lượng bón cho phù hợp.
+ Đất hạng Ia và Ib: Cho cao su dưới 11 năm tuổi, lượng bón cho 1 ha như sau:
* Lân nung chảy Văn Điển: Lượng bón: 500 – 600kg;
* Đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón: 600 – 800kg, hoặc dùng ĐYT NPK 16.5.17: Lượng bón:400 – 500kg.
+ Đất hạng IIa, IIb:
* Lân nung chảy Văn Điển: Lượng bón: 600 – 800kg;
* Đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón: 800 – 1.000kg;
* Nếu dùng ĐYT NPK 16.5.17: Lượng bón: 500 – 600kg
+ Đất hạng III.
* Lân nung chảy Văn Điển: Lượng bón: 1.000 – 1.200kg;
* Đa yếu tố NPK 12.8.12: Lượng bón: 1.000 – 1.200kg.
Đợt 2: Bón cuối mùa mưa (tháng 10 - 11).
Lượng bón: Bà con sử dụng phân đa yếu tố NPK 12.8.12, lượng bón chung cho các hạng đất: 600 – 800kg/ha. Cao su trên 11 năm tuổi thì lượng bón tăng lên 15% cho các hạng đất.
Cách bón: Lợi dụng đất ẩm sau mưa vén lá cỏ khô, rạch đất giữa hai hàng cao su, tránh đứt rễ tơ, rải đều phân sau đó lấp đất hoặc tủ lá khô kín phân. Tốt nhất bón phân trước khi mưa hoặc bón sau mưa đất còn độ ẩm khoảng 80%.
Hiệu quả vượt trội của phân lân nung chảy Văn Điển
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, phân lân nung chảy Văn Điển khác biệt so với các loại phân lân khác ở chỗ:
- Bên cạnh chất lân dễ tiêu (P2O5) = 16%, lân Văn Điển còn có đến 30% vôi (CaO), cải tạo độ chua đất giúp cho cây cao su sinh trưởng tạo mủ tốt hơn;
- Có 15% chất magie (MgO) giúp cho bộ lá tăng quang hợp tổng hợp mủ nhiều hơn.
- Có 24% chất silic (SiO2) làm cho đất tơi xốp đồng thời tạo lớp cutin dưới mặt lá hạn chế bốc hơi nước giúp cho cây chịu hạn tốt mùa khô hạn, các chất vi lượng Bo (B), Kẽm (Zn), Fe, Cu, Mn… xúc tác tạo chất mủ chất lượng cao.
Vì vậy, sau khi bón lân Văn Điển, cao su phát triển bộ rễ mạnh và được cung cấp đến 10 loại dinh dưỡng đã nêu trên.
Hiệu quả vượt trội của phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích thêm: Bên cạnh cân đối ba thành phần dinh dưỡng đa lượng (N – P – K), phân đa yếu tố NPK Văn Điển có thêm 10 loại chất dinh dưỡng bao gồm (CaO, MgO, SiO2, S và 6 loại vi lượng: B, Zn, Fe, Mn, Cu, Co… Chỉ cần lấy ví dụ, có thể thấy tính ưu việt: Trong hai dòng sản phẩm ĐYT NPK 12.8.12 và ĐYT NPK 16.5.17, tổng dinh dưỡng dễ tiêu cây sử dụng trên 60% vượt trội hơn tất cả các loại phân NPK thông thường.
Bởi vậy, thật dễ hiểu khi đa số nhà vườn trồng cao su đã chọn bón phân Văn Điển vì nó mang lại lợi ích kép cho cả cây và đất. Cây khỏe mạnh, tốt bền, ít sâu bệnh, sản lượng mủ cao, chu kỳ khai thác mủ kéo dài, chất lượng mủ tốt. Còn đất trồng cao su được cải thiện giảm độ chua, tăng độ xốp cân bằng lại một số chất dinh dưỡng thiếu trầm trọng trong đất.
-
Bạc Liêu: Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP -
Cà Mau: Sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau thu hút ký kết được nhiều hợp đồng trong và ngoài nước -
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50% -
Chỉ số thương mại điện tử tỉnh Cà Mau năm 2024 tăng 2,6 điểm so với năm 2023
- Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024
- Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang
- Mảng bán lẻ của Masan liên tục “mang tiền về cho mẹ”
- Vốn vay giải quyết việc làm: Tạo sức bật cho nông dân
- An Giang: Phấn đấu đạt 1 - 2 thương hiệu sản phẩm dược liệu OCOP có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi
- Thanh nhãn Bạc Liêu - Thương hiệu độc đáo, được thị trường ưa chuộng
- TP. HCM: Tập trung xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực thế mạnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
-
Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOPChương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máyChiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
-
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025Ban Bí thư yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các địa phương... chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón mừng Năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật 'Vang mãi khúc quân hành'Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phíBan Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến phòng, chống lãng phí.
-
An Giang triển khai “Đề án 1 triệu héc ta” đến người nông dânChiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch thực hiện “Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang”.
-
Huyện Nghi Xuân đẩy mạnh liên kết phát triển bền vững sản phẩm OCOPSau thời gian triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), đến nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã có 33 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP 4 sao và 31 sản phẩm OCOP 3 sao.
-
Thanh Hóa sẽ có thêm 2 huyện nông thôn mới nâng caoNăm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm ít nhất 01 huyện, 17 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 02 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Đến nay hầu hết các mục tiêu đặt ra đều vượt.
-
Một số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật cần lưu ýMột số nội dung liên quan thỏa ước lao động tập thể theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 sẽ được chuyên gia lĩnh vực Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp như sau.
-
Mang hơi ấm nghĩa tình đến với đồng bào vùng cao Kỳ SơnVượt qua hơn 300km trong tiết trời lạnh giá, đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân phường Nghi Hải, Nghi Hòa (Cửa Lò) cùng các mạnh thường quân đã đến thăm và trao quà cho các hộ gia đình, trường học nơi miền biên viễn Kỳ Sơn.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội