
Cây cao su không có “miệng” để than phiền với chúng ta về nhu cầu dinh dưỡng trung – vi lượng đang thiếu hụt hay về đất chua vì thiếu vôi làm chúng còi cọc… Nhưng rất may, trong số các hãng phân bón hiện có, phân bón đa yếu tô NPK Văn Điển có đầy đủ tất cả các yếu tố đa, trung, vi lượng đáp ứng được những nhu cầu “không nói nên lời” của cao su.
Cũng như con người, ăn uống thiếu vitamin thì dễ sinh ốm yếu, cây cao su dù đủ đạm, lân, kali nhưng nếu trong đất thiếu dinh dưỡng trung và vi lượng mà chủ vườn không đầu tư phân bón đủ đáp ứng, thì cây cũng dễ bị mắc bệnh, năng suất chất lượng thấp.
Cao su ở nước ta được trồng chủ yếu trên đất xám, đỏ vàng và bazan tập trung nhiều ở các tỉnh đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Cây cao su thích hợp khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ bình quân từ 22 – 300C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 – 2.000mm, thời tiết chia làm 2 mùa trong năm, mùa mưa và mùa khô. Cao su ưa đất tơi xốp, dễ thoát nước, không úng và có tầng lớp dày trên 1 mét, thích hợp độ pH từ 4,5 – 5,5 và cân đối các yếu tố dinh dưỡng.
Qua khảo sát ở một số đất trồng cao su cho thấy, hầu hết đất chua nặng pH < 4,2, nghèo lân, kali dễ tiêu và đặc biệt rất nghèo canxi (vôi) magie, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, man gan…
Trong chu kỳ sinh trưởng phát triển của cây cao su được chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ trồng mới (từ khi đặt bầu đến bắt đầu khai thác mủ). Thời gian này thường kéo dài từ 6 – 7 năm. Đây là thời kỳ cây cao su phát triển sinh dưỡng tăng chiều cao cây và đường kính thân phát triển cành, tán và lá. Bởi vậy cao su cần tỷ lệ dinh dưỡng N: P: K (đạm, lân, kali) là 2:1:1, hàm lượng đạm thường gấp đôi hàm lượng lân và kali.

Cây “đói” dinh dưỡng trung, vi lượng vì bón theo cách cũ
Đến thời kỳ kinh doanh (khai thác mủ) từ năm thứ 7 trở đi thì nhu cầu dinh dưỡng của cây cao su khác hẳn tỷ lệ thích hợp là N:P:K 2:1:2 đồng thời các yếu tố dinh dưỡng khác như canxi (CaO), magie (MgO), silic (SiO), lưu huỳnh (S) cần rất nhiều do cây sản xuất mủ. Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy: để có được 3 tấn mủ/ha cây lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng như sau: Khoảng 45 – 60kg N, 20-25kg P2O5 ;50- 65kg K2O; 70 – 80 kg CaO; 10 – 15 kg MgO; 4 – 6 kg S; 1,5 kg Zn (kẽm); 1 kg B (bo); 0,9 kg Mn (mangan).
Như vậy cao su không những cần đạm, lân, kali mà còn cần canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng. Thực tiễn hiện nay tại các vùng trồng cao su ở nước ta đất luôn luôn bị rửa trôi mất màu, nhiều vùng đã trở lên bạc màu, người nông dân lại thiếu hiểu biết về đất trồng, về nhu cầu cần thiết dinh dưỡng của cây, đặc điểm tính chất của từng loại phân vô cơ nên sử dụng tùy tiện như lạm dụng phân đạm, thiếu kali, thiếu lân, đặc biệt thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng như canxi, magie, lưu huỳnh… Nhiều nơi bà con nông dân đã sử dụng phân hỗn hợp NPK, nhưng đáng tiếc là các loại thông thường duy nhất chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng là N, P, K, thiếu toàn bộ các chất dinh dưỡng khác trung vi lượng. Hệ quả là cao su sinh trưởng phát triển thân lá mạnh mất cân đối dinh dưỡng, thừa đạm, lá xanh đen, bản lá mỏng, vỏ cây sần sùi nhiều mắt cua dẫn tới năng suất chất lượng mủ thấp.

Để khắc phục những tồn tại ấy, nhiều năm qua, Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho cây cao su. Khác biệt nhất của phân bón ĐYT NPK là ở chỗ cân đối các chất đa lượng NPK còn có lượng vôi cao từ 15 – 20%, khử chua đất, nâng cao độ pH thích hợp cho cây; hàm lượng magie ở trong phân cũng từ 9 – 12% giúp cho cao su nâng cao hiệu suất quang hợp để tạo năng suất mủ cao; các chất dinh dưỡng silic, lưu huỳnh cũng chiếm tỉ lệ từ 6 – 9% tăng sức chịu hạn, chống sâu bệnh. Ngoài ra còn có 6 chất vi lượng xác định.
Cách chăm bón cao su bằng phân Văn Điển
Sau đây là cách sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cao su, theo khuyến cáo của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về sử dụng phân bón.

Chăm bón cho cao su trồng mới: Trộn đều lớp đất mặt từ 10 – 15kg phân hữu cơ hoai mục + 1-2kg lân Văn Điển sau đó đưa xuống hố trước khi đặt bầu từ 15 – 20 ngày, lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng 16%P2O5 ; 30% CaO; 15% MgO; 24% SiO2 ; 0,4% Zn; 0,2% Mn, 0,2% Co (coban); 0,4% Fe; 0,1% Cu (đồng). Tổng dinh dưỡng 86%.
Bón thúc cho cao su trồng mới hàng năm: Bằng phân ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng 12%N, 5% P2O5; 10% K2O; 5% CaO; 2% MgO; 11% S, 4% SO2 và 6 chất vi lượng xác định. Cách chăm bón: Năm thứ nhất bón từ 200 – 250g/gốc. Năm thứ hai bón từ 250 – 500g/gốc. Năm thứ ba bón từ 500g – 1kg/gốc. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 mỗi năm bón từ 1kg – 1,5kg/gốc. Lượng phân trên được chia bón từ 3 – 4 lần/năm, đào rãnh hình vành khăn theo hình chiếu của tán lá, rộng 20cm, sâu 10 – 15 cm, rải đều phân rồi lấp đất. Năm đầu bón phân cách gốc từ 30 – 40cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân xa rãnh bón phân lần trước 20 cm, khi cao su giao tán thì chuyển sang bón phân theo băng rộng 1 giữa hai hàng cao su.
Chăm bón cho cao su kinh doanh:
Từ năm thứ 7 trở đi, cao su bắt đầu vào khai thác mủ (thời kỳ kinh doanh) thì chuyển sang dùng phân bón ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 12%N; 8%P2O5; 12% K2O; 8% CaO; 6% MgO; 6% S, 9% SiO2 và 6 chất vi lượng xác định Zn, B, Mn, Cu, Fe và Co. Tổng dinh dưỡng là 61%. Cách bón: đối với đất hạng I và II bón 600 – 800kg/ha. Đất hạng III bón 800 – 1000kg/ha.
Đối với cao su từ năm cạo mủ thứ 11 trở đi thì bón từ 1.000 – 1.200kg/ha chung cho các hạng đất, chia lượng phân trên bón làm 2 lần trong năm, lần 1 bón đầu mùa mưa 2/3 tổng lượng phân, lần 2 bón vào cuối mùa mưa 1/3 lượng phân còn lại, khi bón rải đều phân giữa hai hàng cao su theo băng rộng từ 1 – 1,5m. Đối với đất bằng thì xới nhẹ lấp đất kín phân, đối với đất dốc, bón phân vào hố giữ mầu rồi dùng lá khô, cỏ, phủ lên phân, đối với đất nghèo mùn thì nên bổ sung mỗi năm 1 lần bón phân hữu cơ vào đầu mùa mưa để tăng độ tơi xới cho đất.
Cây cao su được bón phân ĐYT NPK Văn Điển có màu lá xanh đậm, sáng bóng bản lá dày, vỏ thân cây nhẵn, năng suất sản lượng mủ tăng, chất lượng mủ tốt, ở nhiều địa phương như Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước v.v… Bà con nông dân đã chọn phân bón Văn Điển là phân bón chủ lực để thâm canh cho cây cao su và đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Việt Hà – Nam Phong
- Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp