Cần xây dựng “chiến lược xuất khẩu rau quả vào các nước EU”
Ngày 22/10/2019, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Xuất khẩu rau hoa quả – những chuyển động mới từ thị trường Á – Âu”.
Hội thảo đồng thời là một diễn đàn để cùng thảo luận, trao đổi các vấn đề đang được quan tâm hiện nay: Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm rau, hoa, quả Việt Nam; EVFTA – góc nhìn từ ngành sản xuất, kinh doanh rau quả; tọa đàm “Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau hoa quả với những cơ hội và thách thức từ thị trường Á – Âu”.
Số liệu của Tổng Cục Hải Quan được nêu tại hội thảo cho thấy: Ngành rau quả Việt Nam trong những năm gần đây có bước tăng trưởng vượt bậc, nhất là về xuất khẩu trong năm 2018 lập kỷ lục với mức tăng trưởng 10,8%, vượt kim ngạch xuất khẩu dầu thô của quốc gia. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 6 tháng đầu năm 2019 giá trị xuất khẩu rau, quả đạt 2,06 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm trước và được dự báo sẽ còn đạt mức tăng trưởng cao hơn.
Tại hội thảo, có ý kiến chuyên gia cho rằng: Làm vườn và trồng hoa, tuy mới phát triển trong vòng gần 10 năm trở lại đây nhưng đã thể hiện được tiềm năng rất lớn, có thể đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hoa quả lớn nhất thế giới. Thị trường Á – Âu là những thị trường quan trọng cho xuất nhập khẩu rau hoa quả của Việt Nam, có tới 8 nước và vùng lãnh thổ trong top thị trường xuất khẩu rau, hoa quả, 6 nước và vùng lãnh thổ trong top thị trường nhập khẩu rau, hoa quả.
Mới đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã được ký tại Hà Nội. Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị cũng như mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Bên cạnh những thuận lợi, các đại biểu chia sẻ những yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp hiện nay như: Phải cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu.
Bà Đặng Thanh Phương- Phó Trưởng phòng, Vụ Thị trường châu Á- châu Phi, Bộ Công thương cho biết: Hàng rau quả của Việt Nam hiện nay được xuất khẩu đến 55 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng dung lượng của của thị trường rau quả thế giới hàng năm khoảng 240 tỷ USD. Từ năm 2011-2018, rau quả là một trong những ngành hàng xuất khẩu ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp Việt Nam, với mức tăng 26,5%/năm. Năm 2018 đạt 3,81% tỷ USD, tăng 8,8%, ngành hàng rau quả đã vượt các ngành hàng như: lúa gạo, hạt tiêu, chè… và trở thành một trong những ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Cũng theo bà Phương, đối với thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam nên thay đổi tư duy: Giảm dần, tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý, từng bước xây dựng thương hiệu nâng cao chất lượng, an toàn, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng đầy đủ quy định bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đăng ký nhà xưởng, vùng trồng.
Theo ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết: Chúng ta nên có giải pháp trong việc đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm rau quả xuất khẩu vào EU, nên thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm, từ việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng sang giám sát các mối nguy trong toàn bộ chuỗi sản xuất ra sản phẩm. Xây dựng kế hoạch giám sát chất lượng theo chuỗi, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, hợp tác với nông dân để đảm bảo nguồn cung và giám sát các mối nguy trong quá trình trồng trọt, thu hoạch và bảo quản. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và người sản xuất. Có kế hoạch giám sát các mối nguy trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là mối nguy ô nhiễm vi sinh vật và thuốc bảo vệ thực vật. Áp dụng đúng các quy định về mức dư lượng và thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của EU đối với từng loại rau quả cụ thể. Xây dựng chiến lược xuất khẩu rau quả vào EU nhằm tận dụng tối đa lợi thế của EVFTA.
Vân Nguyễn
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông -
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao -
Giá trị xuất khẩu cao su tăng cao, dự kiến kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD -
Bộ Nội vụ phản bác thông tin không chính xác về chế độ chính sách đối với cán bộ
- Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp Thủ đô đến năm 2030
- Thu gần 7 tỷ USD, rau củ Việt Nam đạt kỷ lục xuất khẩu
- Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chung
- Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030
- Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025
- Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm
- Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển