Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy sản phẩm OCOP phát triển
Để giải quyết vấn đề này, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương đã kết hợp với Văn phòng IFAD thực hiện Dự án “Tăng cường tiếp cận thị trường cho người dân nông thôn thông qua mạng lưới thông tin thị trường dựa trên nền tảng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới” (Grant No.2000002467).
Song song với việc thực hiện dự án này cùng đồng thời xây dựng làng thông minh ở các vùng nông thôn có sử dụng các giải pháp trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số, tận dụng các thế mạnh và cơ hội của địa phương để phát triển bền vững, từng bước cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực nông thôn. Từ đó, hướng đến trọng tâm phát triển sản phẩm chủ lực gắn với địa danh vùng miền.
Nông nghiệp vẫn đang là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, các sản phẩm từ nông nghiệp khá đa dạng và phong phú. Do đó, việc tập trung nhiều giải pháp cho ngành Nông nghiệp là việc làm cần được chú trọng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, hiện nay cả nước đã có 62 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP; Công nhận 5.401 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó có 62,6% sản phẩm 3 sao, 35,8% sản phẩm 4 sao và 1,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hiện có hơn 2.944 chủ thể tham gia OCOP, trong đó có 38,8% là hợp tác xã, 24,7% là doanh nghiệp còn lại là các hộ kinh doanh. Trong năm 2022, cả nước phấn đấu có khoảng 6.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo Bộ tiêu chí sản phẩm OCOP.
Chia sẻ tại hội thảo tổng kết Dự án Grant No.2000002467 TS. Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết: Đến tháng 1/2022, cả nước có 6.010 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, thực phẩm chiếm 81%, đồ uống 6%, thảo dược chiếm 3%, đồ lưu niệm nội thất chiếm 8%, còn lại là nhóm sản phẩm may mặc và dịch vụ du lịch mỗi loại chiếm 1%.
Mặc dù hơn 2 năm qua tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của các loại ngành nghề. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn tạm thời đó, cả hệ thống chính trị, các tổ chức và mỗi người dân đều nỗ lực không ngừng để khắc phục những lực cản trước mắt.
Tiêu biểu như ở tỉnh Nghệ An sau thời gian thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (Ocop) đến cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã có 113 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 87 sản phẩm được công nhận 3 sao và 26 sản phẩm được công nhận 4 sao.
Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An đã có một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; trong đó, có 4 nội dung hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, gồm máy móc thiết bị, nhãn mác, bao bì, điểm giới thiệu quảng bá và bán hàng, tiền thưởng. Đặt mục tiêu đến năm 2025, Nghệ An phấn đấu có ít nhất 300 sản phẩm OCOP, tiếp tục phát triển mới ít nhất 86 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP và có 5 đến 8 sản phẩm đạt hạng 5 sao có thể xuất khẩu sang thị trường các nước.
Tại hội thảo tổng kết Dự án Grant No.2000002467, ông Trần Nhật Lam - Phó Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết: Việc đưa sản phẩm lên môi trường số giúp cắt bớt các khâu trung gian, nên doanh thu của hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ tăng lên, giá trị các mặt hàng OCOP được nâng cao.
Để việc chuyển đổi số thức đẩy phát triển các sản phẩm OCOP đạt hiệu quả cao nhất thì chính quyền địa phương, người dân cũng cần bắt nhịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ để có những phương pháp truyền thông mới, truyền thông thông minh, có tương tác giữa chính quyền và người dân (Facebook, Zalo,…) hướng đến một cộng đồng thông minh ngay tại cơ sở.
Cùng với đó, việc phát triển hạ tầng và kết nối mạng internet đến cấp xã, thôn bản, nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng là điều kiện cần thiết phải được thực hiện ngay từ đầu. Đồng thời đẩy mạnh cung cấp, hỗ trợ nhằm đảm bảo mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một thiết bị thông minh theo hình thức xã hội hóa.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân -
Từ căn cứ kháng chiến chống Mỹ đến xã nông thôn mới kiểu mẫu -
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mới -
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân Yên
- Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới
- Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
- Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An
- Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng cao
- Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu
- Lương Tài đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị xét, công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội