

Lấy kinh tế làm trụ cột cho mọi sự phát triển
Nam Giang là xã bán sơn địa với điện tích tự nhiên là 1193.7ha, nằm cách trung tâm Thị trấn Nam Đàn 12km về phía Đông và cách thành phố Vinh khoảng 9km. Xã bám dọc Quốc lộ 46 có cụm Công nghiệp nhỏ và nhiều nhà máy cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Đất đai có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp rau màu hàng hóa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các ngành nghề dịch vụ tiêu thụ hàng hóa, du lịch dịch vụ thương mại...
Từ những lợi thế đó là tiền đề để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ đầu Nam Giang vẫn lựa chọn kinh tế nông nghiệp là cội rễ căn bản để đẩy mạnh những loại hình kinh tế khác kèm theo. Vì thế, kinh tế ngành Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng đạt 69,199tỷ đồng so với kế hoạch là 68,915 tỷ đồng đạt 100,4% (tăng 5,7% so năm cùng kỳ năm trước). Theo đánh giá tổng quan, tổng tổng giá trị sản xuất ước đạt 264,4 tỷ đồng đạt 101,3%, tăng 9,5% so với năm trước, nổi bật vẫn là ngành Công nghiệp - xây dựng 121,1 tỷ đồng, đạt 106,6% kế hoạch, tiếp đến là ngành dịch vụ du lịch đạt 74,080 tỷ đồng.
Từ những con số đối chiếu cụ thể đó đã cho thấy cơ cấu kinh tế cơ bản chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng kinh tế ngành Nông nghiệp, duy trì ổn định tỷ trọng ngành dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 50,9 triệu đồng/người/năm. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm còn 13 hộ nghèo tương ứng 0,74 %.
Để chiến lược phát triển kinh tế mang tính bền vững và tạo sinh kế cho người dân sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi thực hiện dự án tại địa phương thì công tác đào tạo nghề cho nông dân được quan tâm hơn, từng bước làm thay đổi cơ cấu lao động trên địa bàn. UBND xã đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, như: Lớp đào tạo nghề chăn nuôi, thú y ngắn hạn, nghề may mặc... Tính đến thời điểm đến nay lao động có việc làm qua đào tạo: 2279/3411 người, đạt tỉ lệ 66,8%.
Cùng với đó, hàng năm, tổ chức các buổi tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây con và phòng trừ các loại sâu, bệnh, dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, chính sách nông nghiệp, tập huấn về nước sạch, vệ sinh môi trường, kiến thức an toàn thực phẩm… nhằm mang đến những hiểu biết toàn vẹn cho người dân.

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Hiện nay, tại xã Nam Giang có 2 nhà máy may Haivina Kim Liên và Nam Đàn Hanosimex đang hoạt động trong cụm công nghiệp Nam Giang đã tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho hơn 1.000 lao động địa phương. Và hơn 356 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trên địa bàn ở các lĩnh vực: Xây dựng, dịch vụ - thương mại, vận tải, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... đã góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương có mức thu nhập khá.
Cùng với đó, điều kiện để phát triển du lịch nông thôn có lợi thế nhờ vào quần thể khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt “khu mộ bà Hoàng Thị Loan” - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại địa bàn xã. Nhờ thế, nhiều năm nay, du khách đến tham quan ngày một tăng. Kết hợp với khu du lịch sinh thái Thung lũng Eo gió mỗi năm đón hàng nghìn lượt du khách đến nghỉ dưỡng.
Với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hài hòa với cụm công nghiệp, du lịch dịch vụ nên vấn đề môi trường đang là yếu tố được quan tâm hàng đầu hiện nay của chính quyền xã Nam Giang. Và để đạt các mục tiêu bảo vệ môi trường đề ra, Nam Giang đã tăng cường vai trò của cơ quan quản lý; đồng thời đề cao vai trò của các tổ chức đoàn thể tham gia bảo vệ môi trường. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống trong lành; Nâng cao năng lực giám sát và kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường ngay từ chính mỗi người dân; Tăng cường bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp, làng nghề.
Ngoài ra, xã đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường trên địa bàn xã giai đoạn 2020 - 2025 và giao trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Nhờ vậy, công tác bảo vệ môi trường của xã đã đạt được những kết quả tích cực. Ý thức bảo vệ môi trường của cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã được nâng lên, nhiều phong trào bảo vệ môi trường ở các tổ dân cư, đoàn thể được thực hiện và nhân rộng điển hình tạo được phong trào toàn dân tham gia công tác vệ sinh môi trường.
Nhiều hoạt động được duy trì như: Phong trào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng, phát động người dân vệ sinh môi trường, chỉnh trang thôn xóm đưa vào phong trào thi đua trong toàn xã. Các tuyến đường liên gia, liên thôn, trục xã có hệ thống điện chiếu sáng; hai bên đường được xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước có nắp đậy, trồng hoa, trồng cây bóng mát, trồng cây xanh tạo hàng rào xanh. Cảnh quan môi trường của xã ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp hơn.
“Ngay từ đầu, xã đã xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất cho người dân là mục tiêu cốt lõi của chương trình xây dựng NTM. Vì vậy tiêu chí này luôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm chỉ đạo thực hiện. Sau hơn 3 năm thực hiện xây dựng NTM nâng cao, kinh tế - xã hội của xã phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Đến nay, tổng số tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo quy định là 15/15 tiêu chí, đạt 100%”.
Ông Phan Trọng Hải – Chủ tịch UBND xã Nam Giang.
-
Động lực phát triển khu vực nông thôn từ các sản phẩm OCOP
-
Làng Đê Ktu đoàn kết, hăng say lao động sản xuất xây dựng nông thôn mới
-
TP. Huế: Khánh thành nhà văn hóa nông thôn mới Saemaul
-
Vĩnh Bảo đẩy nhanh chuyển đổi số trong nông nghiệp
- OCOP làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
- Hải Phòng: Chủ động nắm bắt thời cơ để chuyển đổi số trong nông nghiệp
- Mở rộng mô hình Làng nông thôn mới Hàn Quốc tại Việt Nam
- Nông dân Tuần Giáo chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
- Hội Nông dân xã Pa Khóa: Phát huy vai trò của hội viên nông dân trong xây dựng nông thôn mới
- Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
- Vận động hiến đất xây dựng nông thôn mới - điểm nhấn ở Cẩm Khê
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh