Đồng Nai: Nhiều ý kiến tham vấn về triển khai nền tảng dữ liệu số trong nông nghiệp
Thông tin tại hội nghị về triển khai nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nêu rõ: “Các địa phương cần xây dựng ngay kiến trúc dữ liệu chung cho ngành Nông nghiệp, xây dựng trục kết nối liên thông cơ sở dữ liệu, có sự đồng bộ từ Trung ương xuống địa phương".
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng biểu dương tỉnh Đồng Nai trong thực hiện chuyển đổi số. Hội nghị là dịp tham vấn ý kiến của tỉnh Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành khác. Đây là cơ sở để Bộ rà soát, bổ sung, cập nhật, hoàn thiện về mặt thể chế trong chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung triển khai và đang trong quá trình chọn lựa để có giải pháp đơn giản hơn nhưng quản lý được tốt hơn. Năm 2023 được chọn là năm dữ liệu quốc gia để khẳng định sự quan trọng về dữ liệu vì đây là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số, dự kiến đến tháng 11 tới, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thành được kiến trúc dữ liệu nông nghiệp.
Về phía tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho biết: “Tỉnh luôn nhận thức rõ chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu, mở ra cơ hội chưa từng có cho Việt Nam để bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng Quốc gia. Đối với ngành Nông nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung nhiều nhiệm vụ như xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành. Thời gian qua, Đồng Nai đã tích cực nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp. Đặc biệt, năm 2020, tỉnh triển khai 2 dự án Quản lý trang trại chăn nuôi thông qua phần mềm Te-food và Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt có nguồn gốc từ động vật, xây dựng danh mục các dự án đầu tư công phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025”.
Một điểm quan trọng của tỉnh Đồng Nai là đã triển khai thực hiện được trong ngành Chăn nuôi bắt đầu từ năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025. Kết quả, đến nay có gần 1.200 cá nhân, tổ chức gồm: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ, cơ sở giết mổ heo, thương nhân thu mua heo, cơ sở chăn nuôi, bếp ăn tập thể khu công nghiệp, bếp ăn trường học đã đăng ký tham gia và được cấp tài khoản. Tính đến cuối tháng 6 năm 2023, toàn tỉnh có hơn 47.500 con heo được truy xuất nguồn gốc.
Là khách mời tham dự hội nghị, tiến sỹ Lâm Văn Lĩnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre cho biết, hiện nay trên địa bàn đã triển khai đồng bộ dữ liệu. Do vậy, cần có sự hợp tác liên tục giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổng cục Thống kê để có phương án kết nối chung giữa các dữ liệu với nhau; đồng thời cần có các quy định về phương thức liên kết cũng như biểu mẫu, giao diện thống kê chung trong thực hiện phần mềm chuyển đổi số. Nội dung này cũng nhận được bổ sung từ Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Kim Phúc tóm tắt một số nội dung khái quát về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp, hệ thống cơ sở dữ liệu nền tảng ngành, nền tảng truy xuất nguồn gốc, thuận lợi, thách thức và vai trò của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp. Theo đó, chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số nông nghiệp và nông thôn, nông dân số.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng những nội dung chia sẻ kinh nghiệm thực tế, cách làm hay của các đơn vị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi cho biết, với chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh quan tâm đến các vấn đề như trong công tác quản lý của Nhà nước; trong ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để giảm chi phí đầu vào, giảm công lao động; trong thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, quảng bá cho nông sản. Ngành Nông nghiệp có rất nhiều nội dung cần phải làm trong chuyển đổi số. Tỉnh Đồng Nai cũng sẵn sàng đầu tư kinh phí lớn để thực hiện chuyển đổi số nhằm mang lại hiệu quả thiết thực nhất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Trung ương, Tỉnh ủy đề ra trong công tác chuyển đổi số nói chung và lĩnh vực Nông nghiệp nói riêng.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh