Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Giải cứu” cây chè trên đất quá chua bằng phân bón Văn Điển

21:58 11/08/2019 GMT+7

Cây chè vốn ưa đất chua nhẹ, nhưng khi đất quá chua có thể làm cây bị ngộ  độc nhôm, sắt, mangan… làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được. Để giải cứu cây chè khỏi nguy cơ đó một cách bền vững, theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, có một giải pháp đơn giản và tiết kiệm: Sử dụng phân bón Văn Điển.

Vùng chè La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên. Ảnh minh hoạ. 

Chè là cây thứ uống được trồng từ lâu ở những vùng núi phía Bắc và Lâm Đồng, thích hợp trên đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, độ dày tầng đất từ 60cm trở lên, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thoát nước. Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 4,5-5,5.

Đất chua: Lợi và hại đối với cây chè

Cũng tương tự như chỉ số huyết áp của con người, pH là một chỉ số quan trọng của đất. pH cao quá hay thấp quá đều ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trong đất – nó quyết định đến sự thiếu hay thừa dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu và ảnh hưởng đến sưc khỏe cây trồng. Mức độ pH (hay nồng độ H+) của đất tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây chè, nhưng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phân giải phân hóa học và các chất khó tiêu trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây. Nó xác định vai trò của các dinh dưỡng khoáng cho cây trồng. Chỉ số pH thấp làm hạn chế sự phát triển rễ, làm rối loạn chức năng của màng plasma, vách tế bào, hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt của mô phân sinh đỉnh; mặt khác còn ảnh hưởng xấu đến sự sử dụng các chất  N, P, K, Ca, Mg của cây chè.

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng, đất quá chua  có thể  gây ngộ  độc nhôm (Al) cho cây, dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây, làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được (trong môi trường pH < 5.0, các chất  Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây), hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Từ Bắc đến Nam, cây chè chủ yếu được trồng trên đất đồi núi, đất dốc, thoát nước nhanh, rửa trôi mạnh, nhiều nơi nông dân đã trồng theo đường đồng mức để hạn chế rửa trôi. Tất cả các loại đất trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc đất feralit hóa, hình thành trên đá phiến thạch sét màu nâu vàng hoặc nâu xám nên có phản ứng nghiêng về chua. Những năm mới khai phá rừng làm nương rẫy, đất đồi còn rất tốt, rất thích hợp cho cây chè. Qua nhiều năm canh tác, quá trình xói mòn, rửa trôi đã cuốn theo các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (magie), K (kali) xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ làm cho đất mất chất kiềm trở nên chua.

Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N, P, K và các chất trung vi lượng như canxi, magie… Lâu dần, đất mất các chất kiềm trong khi nông dân chưa chú trọng đến khâu bồi dục đất như bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân… Mặt khác, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… sau 1 thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn. Thực tế đó đã làm đất trồng chè thay đổi rất nhiều cả về lý, hóa tính đất, đặc biệt làm hạ thấp quá độ pH đất, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất chè.

Phân Lân nung chảy dạng bột mịn rất tốt cho cây chè. Ảnh tư liệu

Đừng để “giàu đời cha, nghèo ba đời con”

Để khử chua, cải tạo đất, nông dân thường bón vôi. Vôi nung (CaO) khi hòa hợp với nước (H2O) thì trở thành Ca(OH)­2 có tác dụng khử chua tốt, tăng pH nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải cứ nhiều  vôi là tốt mà phải căn cứ vào hiện trạng của đất và cây trồng để đưa ra mức bón vôi cho phù hợp. Chỉ riêng về hiện trạng đất phải căn cứ vào 3 yếu tố sau :

– Độ pH đất: Đất chua nhiều cần bón nhiều vôi, đất chua ít cần bón ít vôi hơn.

– Loại đất: Đất sét, đất thành phần cơ giới nặng thì bón nhiều vôi nhưng vài năm mới phải bón lại. Trong khi đó, đất cát, đất thành phần cơ giới nhẹ thì mỗi lần bón ít vôi hơn nhưng năm nào cũng cần bón vôi.

– Hàm lượng chất hữu cơ: Trong đất có hàm lượng chất hữu cơ nhiều thì bón nhiều vôi, ngược lại bón ít hơn.

Nếu bón vôi quá mức hoặc không đúng lúc, đúng cách sẽ không có lợi cho đất, như cổ xưa dạy : Bón vôi có thể « giàu đời cha, nghèo ba đời con ».

Trong các loại phân hóa học thường không có chất vôi, phân tổng hợp NPK thông thường cũng thiếu canxi. Chỉ có phân nung chảy Văn Điển, được phối hợp theo tỷ lệ thích hợp 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450o C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng. Trong đó, tỷ lệ P2O5 từ 15-19%, MgO từ 15-18%, SiO2 từ 24-32%, CaO từ 28-34%, và nhiều  chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên đây là lọai phân bón có tính kiềm tiềm tàng, phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây chè.

Tính đặc biệt ưu việt của phân Văn Điển là phân không tan trong nước nên không có tác dụng khử chua tức thì như vôi nung, nên có thể bón nhiều hơn mức cần thiết rất nhiều mà không lo tình trạng phú dưỡng hoặc gây hại cho đất; khi cây cần sử dụng phân mới tan và được cây hấp thu triệt để trên 98%, không để lại chất tồn dư hoặc gây hại cho đất.

Nhà nông đã có nhiều kinh nghiệm “giải cứu” cây chè khỏi đất quá chua bằng phân bón Văn Điển. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Những đặc tính ưu việt của phân bón Văn Điển cho cây chè

Được kết hợp với các chất đạm, kali và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố (ĐYT) NPK, phân bón Đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè vượt trội hơn tất cả các loại phân bón khác ở chỗ cân đối dinh dưỡng đa lượng NPK, giàu dinh dưỡng trung vi lượng: Vôi chiếm trên 10%, vừa khử chua đất, điều chỉnh độ pH phù hợp với môi trường của cây chè, đồng thời cung cấp canxi cho cây. Lượng magie trong phân cũng chiếm từ 5-7% giúp cho cây chè tăng hiệu suất quang hợp tích lũy nhiều dinh dưỡng vào các cơ quan dự trữ dinh dưỡng. Các yếu tố silic và lưu huỳnh cũng chiếm tỷ lệ cao  trên 8-13% làm cho đất tơi xốp thông thoáng, giúp bộ rễ phát triển nhanh, nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất khô. Các nguyên tố vi lượng giúp cho cây chè tổng hợp các vitamin tạo hương vị đặc trưng của búp chè. Được bón phân ĐYT NPK Văn Điển, cây chè thỏa mãn dinh dưỡng cả chu kỳ niên vụ, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, năng suất cao đặc biệt giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

Vào những năm 1960, khi xây dựng nhà máy sản xuất phân lân nung chảy Văn Điển, kết quả khảo sát đất nông nghiệp cho thấy: Cả nước có khoảng 60-70% diện tích đất nông nghiệp là chua phèn và nghèo lân. Vào những năm 1990, tỉnh Phú Thọ xây dựng hai công ty chè (có liên doanh với  nước ngoài) là Công ty chè Phú Đa và  Công ty chè Phú Bền chuyên canh sản xuất chè xuất khẩu. Qua phân tích hóa lý tính đất trồng chè Phú Thọ và nhu cầu dinh dưỡng của cây chè, các chuyên gia Ấn Độ đã lựa chọn phân bón Văn Điển. Vì vậy, từ lâu 2 công ty này đã sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển và phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho sản xuất chè xuất khẩu; có thể đây là nguyên nhân cơ bản tạo ra năng suất chè ở đây cao nhất so với năng suất chung của vùng.

Trong 2 năm 2011 – 2012, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành thực nghiệm “Nghiên cứu tác dụng của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho chè SX kinh doanh (SXKD) tại Phú Hộ, Phú Thọ”  cho kết quả rất tốt; không chỉ cho năng suất, chất lượng cao hơn mà còn giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông sản sạch.

Gần đây, Sở NN&PTNT Phú Thọ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh này triển khai nhiều mô hình sử dụng phân bón Văn Điển cho chè tại các huyện Thanh Sơn, Yên lập, Đoan Hùng…

Từ kết quả các mô hình và thực tế đồi nương chè những năm qua, người dân trong tỉnh tin tưởng lựa chọn phân bón Văn Điển cho cây chè. Hiện nay hầu hết các diện tích chè Phú Thọ đã sử dụng phân bón Văn Điển, thậm chí nhiều địa phương đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Song hành cùng việc gia tăng đầu tư phân bón Văn Điển, năng suất và chất lượng chè Phú Thọ ngày một tăng.

Đồi chè Long Cốc (Phú Thọ)

Bằng chứng thành công trên các nương chè

Ở Thái Nguyên trước đây, nhiều người cho rằng: Phân Văn Điển kiềm tính nên không phù hợp với cây chè ưa chua. Song thực tế nhiều năm, từ những năm 2006-2007, phân nung chảy Văn Điển và phân ĐYT NPK Văn Điển đã từng bước được sử dụng trên nương chè Thái Nguyên. Đánh giá hiệu quả phân bón văn Điển đối với cây chè, ông Vũ Văn Hội, xóm Đồng Bòng, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương cho biết: Gia đình ông có 1ha chè, 3 năm liền chỉ dùng phân bón Văn Điển. Trước đây bón đạm và kali thì mỗi năm bón 7-8 lần, nay  mỗi năm chỉ phải bón phân 3 lần mà búp chè nhiều, mập, màu xanh lá gừng, chất lượng búp chè rất tốt, ít sâu bệnh hại, nhất là bệnh phồng lá chè, đất tơi xốp hơn

Nói về phân bón Văn Điển, ông Nguyễn Đình  Nghĩa – Giám đốc chi nhánh Vật tư nông nghiệp (VTNN) huyện Đại Từ tâm đắc: Thâm canh chè đồi không phân bón nào bằng phân Văn Điển; nếu mức tiền đầu tư phân bón tương đương thì dùng phân Văn Điển cho năng suất cao hơn, đặc biệt khi sao chè ít hao, trong khi bón phân khác phải mất 4,5-5,0kg búp tươi mới được 1kg búp khô thì chè được bón phân Văn Điển chỉ khoảng 3,8-4,2kg búp tươi cho 1kg chè búp khô, mà hương vị được cải thiện, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Những vùng chè nổi tiếng “Tứ đại danh trà” của Thái Nguyên như Tân Cương (TP. Thái Nguyên), Tức Tranh (Phú Lương), La Bằng (Đại Từ), Minh Lập (Đồng Hỷ)… có nhiều làng chè sạch, làng chè VietGAP đều dùng phân bón Văn Điển. Ông Trần Hải Âu, Giám đốc chi nhánh VTNN huyện Phú Lương cho biết: Thị trường phân bón hiện nay rất nhiều dạng, nhiều loại, song thương hiệu Phân bón Văn Điển đã ăn sâu vào tiềm thức người trồng chè, đặc biệt trong công nghệ sản xuất chè sạch, chè VietGAP.

Thực tế trong nhiều năm qua, các nông trường chè Phú Bền, Thanh Ba cùng bà con nông dân ở Thái Nguyên, Phú Thọ và các tỉnh miền núi phía Bắc đã sử dụng phân bón Văn Điển cho cây chè. Chè được bón phân Văn Điển cho năng suất cao hơn 2 – 3 lần so với bón phân thông thường, đặc biệt búp và lá có màu xanh sáng, búp to, ít sâu bệnh, khi sao ít hao, chỉ cần 3,85 – 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện. Và điều quan trọng nhất là sản phẩm chè được thị trường ưa chuộng./.

Trọng Hòa – Nam Phong

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".