Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Giải quyết “cơn đói” cho cây cà phê, hồ tiêu sau khi thu trái  

15:05 27/11/2020 GMT+7

Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví cà phê, hồ tiêu là “vàng đen”, là những “cây vàng, cây bạc” ở Tây Nguyên. Nhưng để cây liên tục cho người nông dân hái ra tiền đều đặn mỗi năm, thì sau mỗi mùa thu hoạch, cần phải biết chăm sóc, bón phân đúng cách. Trong đó, phân bón Văn Điển được coi là một gợi ý tuyệt vời cho hai loại cây làm giàu này.

Nhiều nông dân đã tín nhiệm bón phân Văn Điển trong 10 năm qua cho cây cà phê sau thu trái. Ảnh minh hoạ. Tư liệu.

Kinh nghiệm sản xuất của người trồng cà phê ở nhiều nơi cho thấy, sau thu hoạch trái, cây cà phê giảm sút sức sinh trưởng rất nhiều, thể hiện rõ nhất ở hai bộ phận lá và rễ tơ. Sau một chu kỳ sinh trưởng, đặc biệt thời gian khoảng 6 – 7 tháng mang trái với số lượng lớn, cây phải hấp thu một lượng lớn các chất dinh dưỡng qua rễ tơ và chuyển lên lá quang hợp, sau đó được chuyển dinh dưỡng tập kết ở trái và nhân. Khi trái chín cũng là lúc cây hầu như giảm chức năng hấp thu dinh dưỡng đồng thời bộ rễ tơ cũng lão hóa, một bộ phận lá cũng bị già đi, giảm sức quang hợp tạo dưỡng chất nuôi cây. Do vậy cần phải có biện pháp phục hồi lại sức khỏe để cây tiếp tục phát triển và cho năng suất trái năm sau.

Nhu cầu dinh dưỡng của “cây vàng, cây bạc” ở Tây Nguyên

Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tư vấn sử dụng phân bón cho cây công nghiệp, nhu cầu của cây cà phê lúc này cụ thể như sau:

Nhu cầu đạm (N): Sau thu trái cà phê không cần nhiền đạm vì không phải nuôi trái, chỉ cần lượng đạm nhất định để duy trì bộ lá công năng cho nuôi trái năm sau, mặt khác thời kỳ mùa khô sự hấp thu đạm của cây giảm, bởi vậy chỉ cần bổ xung một lượng đạm (N) trong phân NPK có hàm lượng đạm trung bình.

Nhu cầu lân (P2O5), cây cần nhiều lân để tái tạo bộ rễ tơ mới, lân còn giúp cho phân hóa mầm hoa, thụ phấn cao, đậu trái, nếu thiếu lân, ít hoa, thụ phấn thấp, ít trái.

Nhu cầu kali (K2O), giai đoạn sau thu hoạch trái cây cần ít kali hơn giai đoạn nuôi trái. Với mức bón vừa phải, cân đối sẽ thúc đẩy quá trình thụ phấn, đậu trái cao.

Nhu cầu vôi (CaO): giai đoạn này cần thiết cung cấp vôi, khử chua điều chỉnh độ pH đất vào khoảng 5,5 – 6,5 thích hợp để rễ cây hấp thụ dinh dưỡng, đất Tây Nguyên chua pH < 4,5, bón vôi hoặc phân có vôi là rất cần thiết. Đồng thời vôi cũng xúc tác cho rễ tơ phát triển nhanh, tiêu diệt một số loại nấm, bệnh trong đất hạn chế lây lan sang cà phê.

Phân bó đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 10-7-3 phù hợp bón cho cây cà phê. Ảnh tư liệu.

Nhu cầu magie (MgO): Sau thu hoạch trái cà phê cần magie, không nhiều chỉ hút lượng ít duy trì bộ lá còn lại trên cây nhưng đến thời kỳ sau đậu trái thì cây hút magie nhiều hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng vi lượng: Các chất vi lượng: Bo (Bo), kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe), đồng (Cu), coban (Co)… cây cũng rất cần, các chất vi lượng làm xúc tác giúp cho cà phê phân hóa, thụ phán trái. Tuy nhiên đất trồng cà phê chủ yếu là đất đỏ bazan, về dinh dưỡng chua, nghèo đến rất nghèo các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng. Vì thế, người trồng cà phê cần phải bón bổ sung cho tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt này.

Thực tiễn sản xuất thâm canh cà phê hơn 10 năm qua của rất nhiều bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy: Phân bón Văn Điển (phân lân Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển) cho hiệu quả vượt trội, đối với cà phê khi được bón phân sau thu hoạch.

Cách bón phân Văn Điển cho cà phê sau thu hoạch

Theo hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, sau thu trái 20–25 ngày, chủ vườn cần chọn vào ngày nắng ráo, cắt cành già, dị dạng, còi cọc, nhỏ yếu, hoặc cành mọc sát hay đụng đất, cành vượt, dọn sạch xung quanh bồn hoặc quanh hình, chiếc tán lá, đào rãnh rộng 20–25cm, sâu 15–20cm theo hình thiếu tán lá, rải đều phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh từ 15–20 kg/gốc, kết hợp với 1,5–2,0kg phân lân Văn Điển + 0,5 – 0,8kg phân đa yếu tố NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P­2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 5%; SiO2 = 4%; S = 2% và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Sau đó, bà con lưu ý trộn các loại phân trên vào rãnh sau đó tưới nước cho phân hòa tan ngấm vào đất giúp cho rễ cây tiếp xúc nhanh. Nếu vườn và có độ tuổi trên 20 năm, hoặc độ màu mỡ đất kém thì bón tăng lượng phân lân từ 10 – 20% giúp cây ra nhanh rễ tơ hơn. Đối với những vườn và phê được bón lân Văn Điển đợt cuối mùa mưa, đợt bón phân sau thu hoạch không cần bón nữa mà chỉ bón phân đa yếu tố NPK 10.7.3 và phân hữu cơ mà thôi.

Là những loại phân bón có nguồn gốc khoáng tự nhiên, phân lân Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển cùng phân hữu cơ giúp cho cây cà hồi phục nhanh, phát triển bộ rễ tơ mới nhanh khỏe, xúc tiến phân hóa mầm hoa, cấu tạo hoa, đồng thời xúc tác cây trổ hoa đều, chất lân còn giúp cây tạo mùi thơm khi hoa nở quyến rũ côn trùng (bướm), thụ phấn đậu trái cao. Đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển. Một tập hợp 13 loại dinh dưỡng trong phân bón Văn Điển cung cấp cùng một lúc cho cây, khử chua đất vùng rễ, thông thoáng không khí cho rễ tơ hoạt động hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả nhất.

Bón phân Văn Điển sau thu hoạch cho cây cà phê mang tính quyết định năng suất, chất lượng cho niên vụ năm sau của các nhà vườn.

Hồ tiêu là cây làm giàu của người Tây Nguyên. Ảnh minh hoạ. Tư liệu

Cách bón phân Văn Điển cho cây hồ tiêu sau thu hoạch

Sau mỗi mùa thu hoạch, cây hồ tiêu giảm sút rất nhiều về sức sinh trưởng, biểu hiện rõ nhất bộ rễ tơ già cỗi hấp thụ dinh dưỡng kém, sau đó là bộ lá giảm sức quang hợp ánh sáng, một số cành phát triển quá mức  hoặc bị sâu, già đi, dị dạng… Để hồ tiêu khỏe lại biện pháp quan trọng là phục hồi cây sau thu hoạch, những công việc cần làm của các nhà vườn, vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành, tạo tán, loại bỏ cành yếu, cành bệnh, tạo thông thoáng lá cây, sau hoàn thành các công việc vệ sinh vườn tiến hành bón phân.

Với đặc điểm bộ rễ tơ của cây tiêu tái sinh chậm, đầu mút rễ biểu bì mỏng rất dễ tổn thương khi gặp các tác nhân bên ngoài như xới xáo, động chạm vào rễ, bón phân hữu cơ tươi, phân hóa học đậm đặc hoặc bón lượng cao một lúc. Vì vậy các nhà vườn cần đặc biệt lưu ý chọn loại phân phù hợp nhất để bón có hàm lượng các loại chất dinh dưỡng đầy đủ nhất từ đa lượng N–P–K đến trung lượng CaO – MgO – SiO2 và dinh dưỡng vi lượng bo, kẽm. Trong đó tỷ lệ các loại dinh dưỡng cân đối, phân tan từ từ không gây “sốc” cho cây. Kinh nghiệm nhiều năm sử dụng phân bón Văn Điển của bà con trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên, Quảng Trị, Đông Nam bộ đã đúc kết thành kỹ thuật sử dụng hiệu quả phân bón Văn Điển trên đồng ruộng.

Theo những kinh nghiệm ấy, sau mùa thu hoạch trái chừng 20 – 25 ngày, bà con cần vệ sinh đồng ruộng, sử dụng phân hữu cơ hoai mục phơi nắng nhẹ, đập nhỏ tơi để bón. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi, chưa hoai mục sẽ mang mầm bệnh gây hại cây. Mỗi hốc bón 10 – 15 kg phân hữu cơ, cùng với 1–2kg lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: P2O5=16%, vôi=30%, magie=15%, Silic=24%, và vi lượng Bo, kẽm, mangan, sắt, đồng… Thêm vào đó cần bón 0,3 – 0,4 kg phân đa yếu tố NPK 12.8.12 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: 12%N, 8%P25, 12% K2O, 8% CaO, 6% MgO, 9% SiO2, 6% S và một tỉ lệ nhất định các dinh dưỡng vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Fe, Co… trộn đều phân hữu cơ, phân lân và phân đa yếu tố NPK Văn Điển, rải đều tên mặt đất dưới hình chiếu tán lá cây tiêu, dùng đất ngoài mép bồn phủ kín phân hoặc lấy cỏ, lá khô phủ bên trên để đảm bảo độ ẩm cây dễ hấp thụ dinh dưỡng.

Lưu ý: Bà con không nên tưới thường xuyên mà cần để cây có hạn sinh lý, khi đến thời kỳ tưới thì sẽ kích thích cây ra hoa, đậu trái hàng loạt. Tuyệt đối không nên xới xáo đất xung quanh vùng rễ, đến đầu mùa mưa cũng là lúc cây tiêu ra hoa, tiếp tục bón phân thúc cho cây đậu trái, sau đó bón phân muôi trái vào giữa và cuối mùa mưa bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12 hoặc dùng phân đa yếu tố 12.7.20.

Rất nhiều chủ vườn cà phê, hồ tiêu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông… đã có tập quán sử dụng phân Văn Điển đã thành công lớn với phân bón Văn Điển. Những ví dụ cụ thể, chúng tôi xin đề cập trong bài viết khác. Họ đều có chung nhận xét: Bón phân Văn Điển, cây khỏe, lá dày xanh sáng, ngọn nở, sai hoa, đậu trái cao, không mắc bệnh chết nhanh, ít sâu, hạt mẩy, năng suất cao, chất lượng hạt tốt.

Việt Hà – Nam Phong