
Việc đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng của ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng.
Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19, ngành chế biến và xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng ở mức 2 con số tính về kim ngạch xuất khẩu. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lâm nghiệp đạt tương đương với 20% trong tổng kim ngạch của cả năm 2020. Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, mục tiêu 14,5 tỉ USD về kim ngạch xuất khẩu mà Chính phủ đặt ra cho ngành trong năm 2021 là hoàn toàn có thể kỳ vọng.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam phân tích, một trong những khó khăn hiện nay của ngành gỗ là việc kiểm soát rủi ro trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu là các loài gỗ tự nhiên. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 2 – 2,5 triệu rưỡi mét khối gỗ tròn và xẻ quy tròn là gỗ nhiệt đới. Lượng nhập từ nguồn này chiếm khoảng 40% đến 50% trong tổng lượng gỗ nhập vào Việt Nam từ tất cả các nguồn.

Theo tiêu chí phân loại gỗ nhập khẩu của Nghị định 102 của Chính phủ quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp thì đây là nguồn gỗ rủi ro cao. Nguồn gỗ này được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu được sử dụng phục vụ tiêu dùng nội địa. Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến, tuy nhiên, thói quen này đang gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành chế biến gỗ.
“Mục tiêu cuối cùng là phải tạo ra hành lang pháp lý để nhập khẩu gỗ về Việt Nam, đặc biệt là gỗ rừng nhiệt đới phải là gỗ hợp pháp. Để thực hiện phát triển ngành gỗ về lâu dài đó là văn hóa trong việc sử dụng sản phẩm gỗ của người dân. Việc tìm giải pháp để thay thế nguồn cung gỗ rừng nhiệt đới là giải pháp cần phải xem xét của các bên”, ông Đỗ Xuân Lập chỉ rõ.
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, Việt Nam cam kết loại bỏ gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung, cam kết này thể hiện thông qua Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản VPA-FLEGT được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu năm 2019. Triển khai các cam kết trong Hiệp định, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102 vào tháng 9/2020 quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, trong đó kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là một trong những nội dung trọng tâm của Hiệp định. Gỗ rủi ro nhập khẩu được kiểm soát thông qua “bộ lọc” về loài rủi ro và vùng địa lý rủi ro, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ cần đưa ra các bằng chứng nhằm chứng minh cho tính hợp pháp của gỗ.
Cũng theo ông Nghĩa, việc đảm bảo tính hợp pháp của gỗ rủi ro nhập khẩu là vấn đề rất quan trọng của ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ nói riêng, điều này liên quan trực tiếp tới việc thực hiện hiệu quả Nghị định 102 của Chính phủ về kiểm soát gỗ rủi ro nhập khẩu.
“Ngành gỗ không mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nhập khẩu từ những quốc gia có những quy định phức tạp, làm ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như có rủi ro cao. Mặc dù đã cố gắng quản lý tốt, nhưng khi vẫn còn những thông tin và băn khoăn từ các thị trường lớn cho rằng Việt Nam có sử dụng hay có nhập khẩu gỗ từ những nguồn rủi ro cao, đây sẽ là điều bất lợi và sẽ có ảnh hưởng đến uy tín của ngành gỗ”, ông Nghĩa chỉ rõ./.
(Theo VOV)
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp