Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Giới thiệu hình ảnh đất và người Bến Tre qua hội diễn "Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông"

13:02 24/06/2022 GMT+7
Không gian "Điểm hẹn 9 dòng sông" trong khuôn khổ hội diễn "Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông" lần thứ 18 năm 2022 đã góp phần giới thiệu về tỉnh Bến Tre với bạn bè gần xa, từ đó góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với "xứ dừa".

Giới thiệu hình ảnh đất và người Bến Tre qua Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông - Ảnh 1.

Tiết mục hát múa "Văn sĩ trời Nam" do nghệ nhân thư pháp Đăng Học sáng tác và biểu diễn - Ảnh: VGP/Duy Khánh

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 18 đến 22/6), hội diễn "Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông" lần thứ 18 năm 2022 do Bến Tre đăng cai tổ chức đã tổng kết bế mạc tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh.

Trong những ngày diễn ra hội diễn, 13 đoàn nghệ thuật quần chúng đã đem đến cho khán giả những tiết mục ca, múa nhạc hấp dẫn với nội dung mang đậm nét văn hóa riêng của từng địa phương. Đặc biệt, trong chương trình, tiết mục hát múa "Văn sĩ trời Nam" do nghệ nhân Đăng Học sáng tác và biểu diễn (phụ ngâm: NSƯT Hoài Linh, nhóm bè: Cadilac) với nội dung ca ngợi danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kết hợp hình thức nói thơ Vân Tiên, đã nhận được sự chú ý của khán giả.

Trước khi diễn ra hoạt động thi diễn, Bến Tre đã tổ chức cho các đoàn nghệ thuật đến dâng hương tại Di tích quốc gia đặc biệt mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu. Các đại biểu được nghe giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, để thêm trân trọng và vun bồi cảm xúc, từ đó tiếp tục sáng tạo nghệ thuật, mang lại các giá trị nhân văn.

Giới thiệu hình ảnh đất và người Bến Tre qua Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông - Ảnh 2.

Thư viện Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu quyển sách thư pháp khổ lớn "Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển" do nghệ nhân thư pháp Đăng Học tặng - Ảnh: VGP/Duy Khánh

Bên cạnh hoạt động thi diễn, điểm nhấn chính là hoạt động trưng bày, triển lãm tại khu vực diễn ra hội diễn do Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh và Thư viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre thực hiện. Từ bên ngoài, Ban Tổ chức đã tái hiện hình ảnh cổng tam quan của Di tích quốc gia đặc biệt mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu với tên gọi không gian "Điểm hẹn 9 dòng sông". Phần khu vực bên trong là triển lãm hình ảnh hoạt động văn hóa, văn nghệ nổi bật của các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Thư viện Nguyễn Đình Chiểu cũng giới thiệu quyển sách thư pháp khổ lớn "Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển" do nghệ nhân thư pháp Đăng Học tặng. Đây là quyển sách viết chữ thư pháp Việt trên giấy xuyến chỉ, có kích thước 1,4 m x 1,8 m, nặng khoảng 500 kg, có 209 trang, gồm 200 tiêu bản thư pháp. 

Quyển sách gồm 2 phần, trong đó phần 1 "Nguyễn Đình Chiểu danh tác" giới thiệu các tác phẩm của cụ đồ Chiểu, như các bài thơ, câu thơ nổi tiếng trong các tác phẩm "Lục Vân Tiên", "Ngư tiều y thuật vấn đáp"… các bài văn tế.

Phần 2 với tên gọi "Ngưỡng vọng Nguyễn Đình Chiểu", là các nhận định, đánh giá của hậu thế về cụ đồ Chiểu; lời bạt của tác giả Vũ Đăng Học về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Hiện Thư viện Nguyễn Đình Chiểu đang thực hiện các thủ tục đề nghị xác lập kỷ lục Việt Nam và thế giới cho quyển sách thư pháp kích thước lớn này.

Giới thiệu hình ảnh đất và người Bến Tre qua Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông - Ảnh 3.

Không gian thư pháp trong khuôn khổ Triển lãm - Ảnh: VGP/Duy Khánh

Trong khuôn khổ hội diễn, đã có rất đông diễn viên, nghệ sĩ của các đoàn nghệ thuật quần chúng từ các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL đến trải nghiệm không gian "Điểm hẹn 9 dòng sông". Nhiều du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm với cổng tam quan, quyển sách thư pháp khổ lớn, trải nghiệm không gian thư pháp, tự tay làm những đồ thủ công bằng lá dừa. 

Có thể nói, không gian "Điểm hẹn 9 dòng sông" trong khuôn khổ hội diễn đã góp phần giới thiệu về tỉnh Bến Tre với bạn bè gần xa, từ đó, góp phần quảng bá, thu hút du khách đến với "xứ dừa".

Theo Chinhphu.vn

Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25-30/6
Kế thừa và phát huy thành công của các kỳ festival trước đây, Festival Huế 2022 với điểm nhấn là Tuần lễ Festival văn hóa - nghệ thuật, có chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển", diễn ra từ ngày 25-30/6.
  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".