Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Gỡ các điểm nghẽn để tạo đột phá phát triển Đồng bằng Sông Hồng

15:56 13/07/2022 GMT+7
Để tạo bước đột phá trong phát triển của vùng ĐBSH cần quan tâm đầy đủ, toàn diện đến văn hóa. Cùng với đó đẩy mạnh phát triển để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực tăng trưởng.

Ngày 12/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban Chỉ đạo 54), đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo "Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Chủ trì hội thảo có ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo 54; GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội; ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 54.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Tuấn Anh cho biết vùng ĐBSH là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; là trung tâm khoa học công nghệ; là trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực; là vùng đất lịch sử lâu đời.

go cac diem nghen de tao dot pha phat trien Dong bang song hong hinh anh 1

Ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo 54 phát biểu tại Hội thảo

Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54 và 11 năm thực hiện Kết luận 13 của Bộ Chính trị, vùng ĐBSH đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và môi trường.

Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cho rằng phát triển vùng ĐBSH còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhiều vấn đề mới phát sinh và được đặt ra đối với phát triển vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước.

Văn hóa chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức, chưa thực sự trở thành nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực cho phát triển, chưa tạo đột phá để nâng cao năng suất lao động. Y tế, giáo dục còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề lớn đối với vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Kinh tế Trung ương đang phối hợp chặt chẽ với 20 Ban Cán sự đảng, Đảng ủy trực thuộc Trung ương và thường trực tỉnh ủy, thành ủy của 11 địa phương trong vùng tổ chức triển khai nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 54. Qua đó đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới cho vùng với các quan điểm và nhiệm vụ, giải pháp phát triển phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội vùng trong thời gian tới.

GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin, ba giải pháp đột phá được xác định là: Hình thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH; ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách liên kết vùng; tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đối với vùng.

Nhiều ý kiến tại hội thảo nhấn mạnh các địa phương trong vùng phải có sư liên kết chặt chẽ, đặc biệt cần phân công, phân lớp rõ ràng, cụ thể và rà soát các bước cụ thể, tránh rơi vào tình trạng "đánh trống bỏ dùi".

Theo GS Phạm Hồng Tung, để vùng ĐBSH cất cánh thì các địa phương trong vùng phải tạo ra ngành công nghiệp văn hóa, phải vốn hóa nền văn hóa và xây dựng thị trường văn hóa có đủ sức cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đề nghị thực hiện chính sách ưu tiên hỗ trợ hoạt động bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Gắn kết các hoạt động phát triển văn hóa, thể thao và du lịch với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở văn hóa, thể thao và du lịch.

go cac diem nghen de tao dot pha phat trien Dong bang song hong hinh anh 2

 

Kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, vùng ĐBSH phải đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo; tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ông Trần Tuấn Anh cũng đồng tình quan điểm cho rằng, để tạo bước đột phá trong phát triển của vùng ĐBSH cần quan tâm đầy đủ, toàn diện đến văn hóa để văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững; đẩy mạnh phát triển để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực tăng trưởng, nhất là nâng cao năng suất lao động. Đồng thời, phải gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường và nguồn nhân lực.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết để hoàn thiện Đề án tổng kết Nghị quyết 54, Ban Chỉ đạo giao Thường trực Tổ Biên tập chắt lọc kết quả hội thảo để lựa chọn, tổng hợp đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tổng kết và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chủ trương, định hướng nhằm phát triển vùng ĐBSH thời gian tới.

Theo VOV

Luật Hợp tác xã (sửa đổi) phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn và để các HTX phát triển thuận lợi, hiệu quả
Sáng ngày 11/7, tại Hà Nội, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Dự và chủ trì hội nghị có bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN; ông Phùng Quốc Chí, Cục trưởng Cục Phát triển Hợp tác xã – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".