Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân qua đời
Ông Võ Tòng Anh, con trai trưởng của GS.TS Võ Tòng Xuân xác nhận GS.TS, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ đã qua đời vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng nay (ngày 19/8) tại một bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh. Dù được các bác sĩ tận tình điều trị, chăm sóc nhưng do tuổi cao, GS.TS Võ Tòng Xuân đã không qua khỏi sau thời gian dài chống chọi với bệnh hiểm nghèo.
Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân - GS.TS Võ Tòng Xuân được biết đến là chuyên gia hàng đầu, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu về nông nghiệp của Việt Nam, là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho các nước trong khu vực ASEAN.
GS.TS Võ Tòng Xuân sinh ngày 6/9/1940 tại Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Năm 1961, ông được học bổng du học tại Trường đại học Nông nghiệp Philippines ở Los Banos. Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân hóa nông và được nhận làm nghiên cứu sinh tại Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tại Philippines.
Giữa lúc sự nghiệp đang thăng tiến tại Viện Lúa quốc tế với mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng và môi trường làm việc tân tiến, tháng 6/1971 ông khăn gói về Việt Nam làm việc.
Sau khi trở về nước, ông tiếp tục công tác tại Trường Đại học Cần Thơ; cùng với các nhà nghiên cứu Nhật Bản tiếp tục thực hiện các đề tài liên quan đến kỹ thuật trồng lúa và công bố nhiều bài báo khoa học, phổ biến kỹ thuật và chính sách nông nghiệp.
Vào năm 1974, ông du học ở Nhật Bản và học tại Trường Đại học Kyushu, với đề tài nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật trồng lúa tại vùng nhiệt đới và đã hoàn thành chương trình Tiến sĩ Nông học tại đây vào năm 1975.
Ông còn là một nhà sư phạm tài năng, nhiều tâm huyết với ngành, luôn trăn trở tìm ra những giải pháp tích cực để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Ông đã biên soạn nhiều giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế.
Từ năm 1980 - 1992: Ông là tác giả nhiều công trình khoa học nghiên cứu sử dụng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu cây lúa cao sản; nghiên cứu hệ thống canh tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ năm 1990.
Năm 2003, ông là tác giả hai quyển sách, đồng tác giả một tác phẩm khác, chủ biên ba công trình, nhiều báo cáo khoa học; hướng dẫn công trình tốt nghiệp cho trên 150 kỹ sư nông nghiệp, 8 nghiên cứu sinh tiến sĩ và 12 thạc sĩ.
Đặc biệt những năm 1980 - 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong sự nghiệp của mình, GS.TS Xuân nhận nhiều giải thưởng, huân chương danh giá. Ông từng được Chính phủ Nhật Bản trao tặng "Huân chương Mặt trời mọc Tia sáng vàng và Ruy băng cổ" bởi những đóng góp lớn của ông trong nhiều năm qua, trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2019, GS.TS Võ Tòng Xuân được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là "Nhà Khoa học của Nhà nông".
Mới đây nhất, cuối năm 2023, ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận giải VinFuture với công trình Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh.
GS.TS Võ Tòng Xuân từng trải qua nhiều chức vụ quan trọng. Ông là đại biểu Quốc hội liền 3 khóa: VII, VIII, IX. Gần đây nhất, GS.TS Võ Tòng Xuân xuất hiện trước công chúng là khi ông tham gia chương trình tọa đàm chủ đề "An ninh nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long" do Truyền hình Quốc phòng tổ chức ngày 29/6/2024.
Trong quá trình công tác, GS Võ Tòng Xuân giữ các chức vụ:
Từ năm 1982-1997: Giáo sư Võ Tòng Xuân giữ chức phó hiệu trưởng Trường đại học Cần Thơ.
Tháng 12-1999 đến 11-2007: Hiệu trưởng Trường đại học An Giang.
Từ năm 1996-2006: Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước Việt Nam
Từ 2010 - tháng 10-2013: Hiệu trưởng Trường đại học Tân Tạo.
Từ tháng 10-2013: Ông là thành viên Hội đồng sáng lập và sau đó là quyền hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ.
Hiện nay, giáo sư Võ Tòng Xuân là hiệu trưởng danh dự của Trường đại học Nam Cần Thơ.
-
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa -
Tái hiện hành trình lập đô, dời đô, định đô của một triều đại tại Festival Ninh Bình lần thứ III – 2024 -
Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế -
Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
- Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng Trị
- Hơn 32 nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình bị ngập lũ, nước rút chậm
- Tập trung mở rộng quỹ nhà ở xã hội
- Đường sắt Bắc-Nam bị chia cắt do bão số 6, hơn 2.400 hành khách phải chuyển tải
- Các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6
- Sửa đổi Luật điện lực để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- Quốc hội: Thảo luận ở hội trường về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
-
Bình Dương: Tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệpTỉnh Bình Dương sẽ đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và thực hành trách nhiệm xã hội trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ, cũng là giải pháp động lực để phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàuNguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hội viên nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vữngVừa qua, Hội Nông dân tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công Hội thi "Nông dân với công tác giảm nghèo bền vững năm 2024". Hội thi được tổ chức ở 2 huyện miền núi Vân Canh và huyện trung du Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ông Nguyễn Văn Được - Ủy viên thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam, đa phần doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%...
-
Thanh Hoá: Tham vấn nông dân về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vữngNgày 31/10/2024, tại xã Thiết Ống (huyện Bá Thước), Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tham vấn, đối thoại cán bộ, hội viên nông dân về tình hình kinh tế xã hội thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024.
-
Lâm Đồng: Công nhận 3 mô hình điểm với sản phẩm là du lịch canh nôngTrong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
-
Bình Dương: Hội Nông dân và PVI cùng nhau đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tácNgày 31/10/2024, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân (HND) tỉnh và Công ty Bảo hiểm PVI Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban nhằm đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tác thực hiện “Chương trình an sinh xã hội, phúc lợi cho hội viên, nông dân”.
-
Cuba mong muốn hợp tác, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao với Việt NamNgày 31/10, tại TP. HCM, Đoàn Hội Tiểu nông Cuba đã thăm và làm việc với Ban quản lý Khu Nông nghiêp Công nghệ cao TP. HCM. Đây là hoạt động trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2024 của Trung ương Hội Nông dân (HND) Việt Nam.
-
Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực(Tapchinongthonmoi.vn) – Tối ngày 30/10, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trên con đường xây dựng Định Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.
-
Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng SaViệt Nam hết sức quan ngại về thông tin Trung Quốc triển khai các thiết bị quân sự tại đảo Tri Tôn và mạnh mẽ phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.