
Thời gian qua, T.Ư Hội NDVN đã hỗ trợ kinh phí cho các cấp Hội ND Bắc Kạn triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến miến dong” tại xã Yến Dương huyện Ba Bể. Dự án được Ban Kinh tế T.Ư NDVN Hội phối hợp với HND tỉnh Bắc Kạn tổ chức triển khai. Sản phẩm dong riềng của các hộ tham gia dự án đã được thu mua với giá ổn định hơn so với các hộ dân khác ngoài sự án.

Vùng đất thích hợp để trồng cây dong riềng
Yến Dương là một xã nằm ở phía Nam của huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 10km, có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.979,83ha. Địa bàn xã được chia thành 9 thôn gồm 630 hộ, với tổng số 2.692 nhân khẩu, bao gồm 4 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Dao, Kinh. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,49%. Đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề trồng trọt, nông, lâm nghiệp là chính.
Cây dong riềng là cây trồng đã được trồng ở địa phương xã Yến Dương từ rất lâu, đặc biệt là các thôn vùng cao. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, khuyến khích việc trồng dong, phát triển chế biến miến dong đã đưa cây dong riềng trở thành cây chủ lực và làm giàu ở địa phương.
Miến dong Ba Bể nói riêng, Bắc Kạn nói chung ngày càng vươn xa, không chỉ thị trường trong nước mà vươn ra cả thị trường nước ngoài. Sản phẩm miến dong Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận nhãn hiệu tập thể, qua đó, giúp quảng bá sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, nâng cao giá trị kinh tế và thị phần trên thị trường, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho nhân dân, tạo điều kiện tốt để các cấp, các ngành và nông dân phát triển trồng và chế biến cây dong riềng trên địa bàn.
Qua đó, cây dong riềng đã trở thành cây trồng chính trên địa bàn hàng năm. Xã đặt mục tiêu mỗi năm trồng khoảng 70ha dong riềng. Tuy nhiên hiện nay, người trồng dong và các cơ sở chế biến miến dong chưa có sự liên kết chặt chẽ nên thường dẫn đến tình trạng có lúc các cơ sở thiếu nguyên liệu sản xuất miến dong, có lúc lại thừa nguyên liệu, giá củ dong xuống thấp gây thiệt hại cho người trồng dong. Do đó, về lâu dài cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật để tổ chức sản xuất tốt hơn… mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm miến dong; tăng cường thông tin, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm.
Theo bà Trần Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Bắc Kạn: Căn cứ nhu cầu thực tế và định hướng của địa phương, được T.Ư Hội NDVN hỗ trợ về kinh phí, Hội ND các cấp tỉnh Bắc Kạn đã triển khai xây dựng dự án: “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến miến dong” tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể. Nhằm mục đích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật kết hợp tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện liên kết sản xuất từ khâu trồng trọt đến chế biến, đóng gói sản phẩm mang ra thị trường, góp phần khai thác và phát triển tiềm năng cây trồng thế mạnh ở địa phương, tạo sự ổn định trong sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm.
Mục tiêu của Dự án là nhằm tổ chức xây dựng mô hình liên kết bền vững từ trồng, chăm sóc dong riềng, giám sát chất lượng đến chế biến, đóng gói tiêu thụ sản phẩm miến dong ra thị trường. Qua đó, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, giám sát và kết nối thị trường cho hợp tác xã, nhóm hộ nông dân. Cụ thể: Xây dựng được 1 mô hình sản xuất trồng dong riềng đỏ, sản xuất, chế biến miến dong với quy mô 10ha/20 hộ tham gia tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể. Xây dựng được 1 chuỗi liên kết từ khâu trồng, chăm sóc dong riềng đỏ, giám sát chất lượng đến chế biến, đóng gói tiêu thụ sản phẩm miến dong; Nâng cao năng lực tổ chức liên kết sản xuất, quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu và tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong cho hợp tác xã Yến Dương (xã Yến Dương, huyện Ba Bể) để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập ổn định cho người dân.

Hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất từ trồng trọt đến chế biến
Bà Trần Thị Thu Hương cho biết: Ban Quản lý dự án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến miến dong” tại xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 302 QĐ/HNDT ngày 06/8/2020 của Hội ND tỉnh Bắc Kạn. Ngay sau khi được thành lập, Ban quản lý dự án đã tổ chức triển khai mô hình và lựa chọn được 20 thành viên của Hợp tác xã Yến Dương tham gia mô hình với tổng diện tích thực hiện là 10ha đất.
Trong quá trình thực hiện dự án, Hội Nông dân đã cử cán bộ kỹ thuật tham gia theo dõi mô hình để giám sát chặt chẽ, phát huy tối đa việc hỗ trợ. Đồng thời đánh giá để tuyên truyền nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi, gắn với tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Kết quả, đã tiến hành kiểm tra, theo dõi mô hình được 5 đợt; Tổ chức 1 lớp tập huấn xây dựng mô hình kinh tế tập thể và kỹ thuật trồng dong riềng năm 2020 cho 40 người tham gia.
Đã hỗ trợ vật tư phân bón cho các hộ tham gia mô hình với quy mô 10ha cây dong riềng giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể đã hỗ trợ: Hỗ trợ một dây chuyền tráng miến cho Hợp tác xã Yến Dương để sản xuất miến dong nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm miến của Hợp tác xã; Xây dựng được 1 chuỗi liên kết từ khâu trồng, chăm sóc dong riềng, giám sát chất lượng đến chế biến tiêu thụ sản phẩm miến dong; Xây dựng được 1 tổ hội nghề nghiệp liên kết sản xuất, chế biến miến dong xã Yến Dương.
Bà Hương cho rằng, Dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả sản phẩm dong riềng. Sản phẩm dong riềng đã được Hợp tác xã thu mua với giá ổn định hơn so với các hộ dân khác; thu nhập của các thành viên tham gia dự án sẽ được duy trì ổn định hơn, phát triển hơn. Từ đó có thể thấy được hiệu quả hoạt động của HTX góp phần trong việc tuyên truyền về lợi ích khi tham gia hợp tác xã sản xuất hiện nay, huy động được ngày càng nhiều hội viên nông dân trong xã đăng ký tham gia thành viên HTX; mở ra hướng đi mới cho các hộ có thể phát triển kinh tế, sản xuất hàng hoá, làm giàu ngay chính mảnh đất quê hương….
“Trong thời gian tới, chúng tôi đề nghị T.Ư Hội tiếp tục hỗ trợ Hội ND tỉnh Bắc Kạn duy trì, mở rộng mô hình, nâng cao chất lượng sản phẩm củ dong và miến dong tại HTX Yến Dương. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá để sản phẩm được nhiều người biết đến, có nơi tiêu thụ ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất”, bà Trần Thị Thu Hương cho hay.
Quỳnh Trang
-
Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
-
Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
-
Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
- Người trồng quýt đặc sản ở tỉnh Cao Bằng lao đao vì cây chết
- Dư địa lớn cho ngành thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh