Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam
Hội thảo có sự tham gia hơn 60 cán bộ quản lý, chuyên gia trong nước và quốc tế về bảo tồn hổ đã thảo luận các giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam. Trên toàn cầu, loài hổ đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng và được bảo vệ cả trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước Cites). Cites yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp hạn chế số lượng quần thể hổ nuôi nhốt ở mức nhất định, để hỗ trợ cho việc bảo tồn hổ hoang dã và ngăn chặn mọi hoạt động sinh sản, sinh trưởng để buôn bán các bộ phận, sản phẩm từ hổ.
Theo Cục Kiểm lâm, hiện có khoảng 388 cá thể hổ nuôi nhốt trong các vườn thú, trung tâm cứu hộ, và các khu nuôi nhốt tư nhân. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT tổ chức đánh giá về việc thí điểm và thực trạng nuôi hổ tại 5 cơ sở tư nhân được phép nuôi hổ thí điểm. Dựa trên những đánh giá này, việc xây dựng Khung kế hoạch quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam đã được đề xuất.
Ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT cho biết: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Cục Kiểm lâm đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng nuôi nhốt hổ, công tác quản lý hổ, qua đó nhận thấy còn một số vấn đề khó khăn, thách thức đối với các cơ sở nuôi hổ như công tác quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng.
Qua đó, Cục Kiểm lâm đã đề xuất xây dựng dự thảo khung kế hoạch về quản lý hổ nuôi nhốt với một số các giải pháp mới như: Quản lý, giám sát hổ bằng công nghệ ADN, hình ảnh sọc vằn, gắn chíp,… phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng buôn bán, nuôi nhốt, sử dụng trái pháp luật hổ và các sản phẩm, dẫn xuất từ hổ... Hội thảo sẽ góp phần đóng góp ý kiến để Cục Kiểm lâm hoàn thiện Kế hoạch quản lý hổ trong thời gian tới, đảm bảo phù hợp với quy định của Công ước Cites, pháp luật Việt Nam và tình hình thực tiễn.
Ông Đỗ Quang Tùng, Trưởng Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp (MBFP) Bộ NN&PTNT cho biết: Hổ là loài nguy cấp, quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất cao do tình trạng săn bắt, buôn bán, nuôi sinh trưởng, sinh sản trái pháp luật, nên chúng phải được bảo vệ theo các Công ước quốc tế và Luật pháp của quốc gia. Với sự đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế, ông mong muốn hỗ trợ việc hoàn thiện Kế hoạch quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Hội thảo tham vấn kỹ thuật kéo dài hai ngày đã cung cấp cho các đại biểu thông tin về tình trạng nuôi nhốt hổ ở Việt Nam, các biện pháp cần thiết để cải thiện công tác quản lý và tuân thủ các quy định của Công ước Cites. Các ví dụ và thảo luận về hiện trạng, kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý hổ nuôi nhốt ở các quốc gia khác đã được chia sẻ.
Tham gia Hội thảo, các đại biểu đã tích cực thảo luận và đưa ra các ý kiến chuyên môn nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi nhốt hổ, giảm thiểu tình trạng buôn lậu, hợp thức hoá nguồn gốc, xuất xứ của hổ tại các cơ sở này. Một số ý kiến chính được nhiều đại biểu đưa ra bao gồm việc xây dựng hệ thống quản lý hổ quốc gia bằng hồ sơ mã gen và ảnh sọc vằn của từng cá thể, hoàn thiện các quy định pháp luật về nuôi nhốt hổ, kiểm soát hoạt động sinh sản vì mục đích bảo tồn, đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho hổ nuôi nhốt. Sau hội thảo, Khung kế hoạch sẽ được chỉnh sửa và trình Bộ NN&PTNT xem xét.
Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ Động vật hoang dã nguy cấp (WWF) chia sẻ: Việc quản lý hổ nuôi nhốt đòi hỏi nỗ lực chung của các cơ quan của Chính phủ, chủ sở hữu cơ sở và đối tác từ các tổ chức quốc tế. Điều này đã được thể hiện rõ qua sự đa dạng của thành phần đại biểu tham dự từ các lĩnh vực khác nhau trong Hội thảo. Chúng tôi hoan nghênh các ý kiến đóng góp của chuyên gia nhằm cải thiện công tác quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ đang phối hợp với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức xã hội trong hoạt động chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam.
Dự án Bảo vệ Động vật hoang dã nguy cấp do Usaid tài trợ, Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT là chủ dự án, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) là cơ quan thực hiện. Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp là cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, có chức năng làm chủ và trực tiếp quản lý hoặc đồng thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi về lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn toàn quốc.
Usaid là cơ quan phát triển quốc tế hàng đầu thế giới và là một đối tác hỗ trợ thúc đẩy các kết quả phát triển. Các chương trình của Usaid giúp thúc đẩy an ninh quốc gia và thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ, thể hiện sự hào phóng của nhân dân Hoa Kỳ và thúc đẩy lộ trình của các nước nhận viện trợ hướng tới tương lai không còn cần tới viện trợ nữa.
WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ về bảo tồn hàng đầu thế giới, với 5 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu đang hoạt động trên hơn 100 quốc gia. Nhiệm vụ của WWF là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên của trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo rằng việc sử dụng bền vững những nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng và thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê -
Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam -
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD -
Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
- Nông dân Thủ đô tăng thu nhập nhờ áp dụng mô hình khuyến nông tiên tiến
- Ngành Nông nghiệp tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm
- Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.