Huyện Sơn Dương: Vững tin đạt huyện nông thôn mới
Điểm sáng từ Sơn Nam
Về đích nông thôn mới từ năm 2018, nhưng không vì thế mà xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương “Ngủ quên trên chiến thắng” ngay sau khi về đích và đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong không khí phấn khởi đó chính quyền và người dân xã Sơn Nam lại tiếp tục đề ra cho mình kế hoạch để xây dựng xã đạt nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế và bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; nhưng trong 3 năm (2018-2021) xã Sơn Nam đã huy động được hơn 26,5 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới nâng cao. Từ đó hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hoá hơn 86km (trong đó đường trục xã đã được cứng hóa 9km, đạt 100%); 100% các trường học trên địa bàn xã đều đạt chuẩn quốc gia; Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 32 triệu đồng/người/năm đã tăng lên gần 45 triệu đồng/người/năm vào năm 2021; Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,6% và Sơn Nam đã về đích nông thôn mới nâng cao trong năm 2021.
Nối tiếp những thành công đó đến nay xã Sơn Nam đã đạt 2/4 tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu với 100% đường trục xã, đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% đường ngõ, xóm được cứng hóa và có điện chiếu sáng, xanh, sạch, đẹp. Đồng thời Sơn Nam đã đáp ứng được các tiêu chí như: Thu nhập bình quân đạt 56,1 triệu đồng/người/năm; có 1 mô hình thôn thông minh tại thôn Thác Nóng...
Về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao rồi tiến tới sẽ là nông thôn mới kiểu mẫu, một điều dễ nhận thấy ở Sơn Nam đó chính là diện mạo xã đã ngày càng khang trang - hiện đại; thay đổi toàn diện từ hệ thống đường giao thông đi lại thông suốt; hệ thống kênh mương thủy lợi, đường nội đồng được đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất kinh tế; hệ thống y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư… đời sống của người dân Sơn Nam đã ngày một nâng cao.
Thành công trong xây dựng nông thôn mới ở xã Sơn Nam cũng đang là thành công trong xây dựng nông thôn mới của huyện Sơn Dương. Tích cực triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đang thực sự đem lại diện mạo mới cho quê hương cách mạng Sơn Dương; mỗi tiêu chí về nông thôn mới được hoàn thành đều đã góp phần quan trọng để đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày nâng cao.
Chủ động xây dựng huyện nông thôn mới
Ngày 24/4/2023 UBND tỉnh Tuyên Quang đã có quyết định số 150/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xây dựng huyện Sơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2023-2025. Cụ thể, xây dựng huyện Sơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025, đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền, và công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở.
Huyện Sơn Dương phấn đấu đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thị trấn Sơn Dương đạt chuẩn đô thị văn minh…
Ông Phạm Hữu Tân – Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương cho biết thêm: Sau khi tỉnh Tuyên Quang có Quyết định phê duyệt đề án huyện Sơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn (2023-2025), huyện Sơn Dương đã tập trung chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tập trung vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với các nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra cụ thể rõ ràng.
“Công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới được thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả các xã trên địa bàn huyện; đặc biệt là quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Sơn Dương cũng đã tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phòng trào thi đua “Sơn Dương chung sức xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2023-2025”, phong trào “Ngày thứ 7 tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện đề án số 02”…” ông Tân cho hay.
Với mục tiêu chung cao nhất là hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2025, vì vậy để có nguồn lực thực hiện chương trình huyện Sơn Dương đã tích cực triển khai việc lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình, Dự án khác đang thực hiện trên địa bàn huyện…
Việc sử dụng lồng ghép các nguồn vốn đều được thực hiện đúng mục tiêu, đối tượng; tránh không để xảy ra việc chồng chéo các nguồn vốn khi thực hiện, đã được các đơn vị trên địa bàn huyện Sơn Dương tích cực triển khai cùng với đó là công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình được tiến hành thường xuyên.
Nâng cao đời sống người dân
Ông Hoàng Văn Niên – Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Dương cho hay: Nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu mà huyện Sơn Dương đề ra trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới những năm qua. Theo đó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sơn Dương đã tham mưu cho UBND huyện Sơn Dương ban hành Kế hoạch số 415/KH-UBND ngày 23/9/2021 về Kế hoạch Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Từ đó Sơn Dương đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: Vùng chè (1.808,2ha), vùng mía (1.706,5ha), vùng cây dược liệu (56,2ha), vùng trồng rau các loại (459,9ha), cây lâm nghiệp (31.473,6ha). Trong chăn nuôi đã hình thành nhiều trang trại quy mô lớn, hiện đại đến nay tổng đàn trâu (18.578 con), đàn bò (12.910 con), đàn lợn (177.328 con), đàn gia cầm (1.726.740 con), diện tích thả cá (819ha).
Đến hết năm 2023 trên địa bàn huyện Sơn Dương đã có 49 sản phẩm được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt đạt sản phẩm OCOP (12 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 37 sản phẩm đạt hạng 3 sao); có 54 sản phẩm xây dựng nhãn hiệu bao bì sản phẩm. Năm 2024 có 14 sản phẩm chăn nuôi đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn… nhiều mô hình kinh tế ở vùng nông thôn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Việc thực hiện các dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đã luôn được huyện Sơn Dương tích cực triển khai; Với nguồn vốn 23 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất từ các Chương trình mục tiêu gia, đến nay đã có 800 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sơn Dương được tham gia với nhiều hoạt động tích cực: Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức nâng cao năng lực sản xuất…
Cũng như thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Sơn Dương hiện có 19 dân tộc thiểu số với trên 21.400 hộ dân, chiếm 45,7% tổng dân số toàn huyện. Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện các chính sách về dân tộc kết hợp lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Bà Nguyễn Thị Tuyến – Trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Dương cho hay: Để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sơn Dương cũng đã triển khai có hiệu quả các đề án như: Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Mông; chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế...
“Trong nhiệm kỳ vừa qua từ nguồn vốn của các chương trình, chính sách, dự án đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, huyện Sơn Dương đã đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng 59 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, lớp học với tổng số vốn thực hiện trên 26 tỷ đồng; huyện Sơn Dương đã phân bổ trên 6,7 tỷ đồng triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất… Qua đó, hỗ trợ ổn định cuộc sống, giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện” bà Tuyết cho hay.
Với những Chương trình được thực hiện hiệu quả đến hết năm 2023, có 30/30 xã của huyện Sơn Dương đã đạt tiêu chí về Lao động, Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 53,55 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2023 toàn huyện giảm còn 11,85%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,85% (giảm 6,42% so với năm 2022; tạo mới việc làm cho trên 5.400 lao động… Đây là động lực quan trọng để đến năm 2025, Sơn Dương hoàn thành đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
“Tính đến tháng 6/2024, huyện Sơn Dương đã có 18 xã đã về đích nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, với diện mạo khu dân cư ngày càng khang trang hiện đại; ở 12 xã chưa về đích nông thôn mới, chính quyền, đoàn thể và nhân dân cũng đang rất tích cực triển khai các chương trình để về đích nông thôn mới trong năm 2024-2025 (đường giao thông. công sở, trạm y tế, trường học… cũng đang được đổi thay từng ngày). Với sự chung sức đồng lòng, sự vào cuộc triển khai các các cấp các ngành, huyện Sơn Dương đang phấn đấu để về đích huyện nông thôn mới”.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn để về đích
Xác định xây dựng huyện nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thời gian qua, huyện Sơn Dương đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân. Hiệu quả mà Chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ nhằm để tri ân nhân dân đang sống trên mảnh đất quê hương cách mạng Sơn Dương.
Huyện Sơn Dương sẽ tiếp tục tập trung cao công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, trọng tâm là tuyên truyền các mô hình tốt, cách làm hay… Đối với các tiêu chí liên quan đến công trình xây dựng phải tập trung nhiều nguồn lực huyện Sơn Dương cũng đã chủ động rà soát, đánh giá mức độ đạt được của các công trình so với yêu cầu của Bộ tiêu chí và các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng để có chủ trương đầu tư với mục tiêu đảm bảo mức tối thiểu đạt được các tiêu chí, từ đó xây dựng các công trình phù hợp với nguồn lực thực hiện.
Huyện Sơn Dương cũng đã tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành; các tỉnh, thành phố; các cơ quan, doanh nghiệp, tổng công ty, các nguồn vận động xã hội hóa và huy động nguồn lực từ nhân dân, tranh thủ các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác để hoàn thiện nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất hạ tầng.
Việc triển khai thực hiện xây dựng huyện Sơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025 đang được thực hiện với một tinh thần khẩn trương, nghiêm túc nhất. Đối với các tiêu chí mềm có sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân sẽ triển khai thực hiện ngay. Các cơ quan, đơn vị đã lựa chọn các công việc cụ thể, lâu dài theo nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị để cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện.
Ban chỉ đạo nông thôn mới của huyện, xã và các phòng ban cũng thường xuyên kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới, hàng tháng đều có kiểm điểm tiến độ thực hiện và kịp thời báo cáo những khó khăn để cùng tháo gỡ vướng mắc. Với quyết tâm cao và lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể, tin tưởng rằng Sơn Dương sẽ “về đích” nông thôn mới đúng hẹn vào năm 2025.
Sơn Dương vùng đất nơi được Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ chọn làm căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Huyện Sơn Dương với nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như: Cây đa Tân Trào, Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Đình Thanh La, Hang Bòng, Bến Bình Ca…
-
TP. Cần Thơ: Huy động mọi nguồn lực hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra trong năm 2024 -
Đồng Tháp: Tổ chức Lễ công bố huyện Lấp Vò đạt chuẩn nông thôn mới -
Xây dựng chính quyền số từ thôn, xã -
Huyện Thoại Sơn xây dựng và vận động 31 loại quỹ phục vụ an sinh xã hội và xóa đói, giảm nghèo
- Hải Dương có thêm 21 xã nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu
- Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025
- Cà Mau: Toàn lực xây dựng NTM để phục vụ người dân
- Nhà nông Điện Biên trồng nho hạ đen bằng chế phẩm sinh học
- Nuôi vịt ứng dụng chế phẩm vi sinh, nông dân Phú Thọ kỳ vọng thu nhập cao
- Yên Sơn bứt phá trong xây dựng nông thôn mới
- Bản vùng cao Sơn La xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
-
Mailisa chi 10 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo ủng hộ đồng bào vùng lũ - Ấm lòng tình người sau cơn bão(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau chuyến thiện nguyện đợt 1, nhận thấy bà con nhiều vùng còn quá khó khăn, doanh nhân Mailisa Hoàng Kim Khánh quyết định chi thêm 7 tỷ tiền mặt thực hiện chuyến thiện nguyện đợt 2 xây nhà cho bà con. Nâng số tiền chính thức ủng hộ bà con miền Bắc khắc phục bão lũ lên đến 10 tỷ tiền mặt và 50 tấn gạo (đợt một 3 tỷ đồng tiền mặt và 50 tấn gạo).
-
Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiênLễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên để tạ ơn thần linh, mẹ thiên nhiên đã ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, dòng tộc và cộng đồng lưu giữ những kết nối tình cảm gắn bó, yêu thương.
-
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ươngĐảng viên tại TP Hồ Chí Minh nhận định những đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về tồn tại, hạn chế về phương thức lãnh đạo của Đảng là rất sát, rất thực tiễn chứ không chỉ là “câu chữ."
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên Hợp quốcTại Liên hợp quốc (LHQ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đem tới những thông điệp quan trọng ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, với vai trò trung tâm của LHQ đối với hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
-
Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình- Quảng Trị, miền Trung mưa lớn, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lỡ đất(Tapchinongthonmoi. vn) - Chiều ngày 19/9, bão số 4 giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình- Quảng Trị. Hoàn lưu bão gây gió rất mạnh và mưa to trong những giờ tới cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
-
Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung QuốcNgày 19/9, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc với sự quan tâm của gần 30 Sở NN&PTNT, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Hiệp hội Sầu riêng và các đơn vị xuất khẩu, hợp tác xã, đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
-
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp với các quốc gia châu PhiChiều 18/9, tại trụ sở Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì cuộc họp với đoàn Đại sứ 11 nước châu Phi.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước sẽ làm việc tại Hoa Kỳ và thăm cấp Nhà nước tới CubaTừ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba.
-
Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN, đã ký Quyết định số 841-QĐ/HNDTW quyết định về việc tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bão số 3 tại Quảng NinhNgày 18/9, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Tân Long tổ chức chương trình thăm hỏi và tặng quà cho hội viên Nông dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại 3 huyện: Đầm Hà, Tiên Yên và Ba Chẽ. Chương trình có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, Hội Nông dân các cấp và đông đảo bà con nông dân tại địa phương.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
4 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!