Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2022
Tham dự lễ khai mạc có đồng chí Vũ Dức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Dức Đam nêu rõ: Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn coi trọng xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo đã tập hợp đoàn kết dưới lá cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, tạo nên một sự kiện vĩ đại, làm nên Cách mạng Tháng Tám lịch sử, giành độc lập dân tộc và tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là đường lối chiến lược của Đảng ta, một bài học lớn của cách mạng Việt Nam, tạo động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới, góp phần đem lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước.
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc là hoạt động thường niên được tổ chức tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, là nơi hội tụ các giá trị văn hóa tiêu biểu của 54 dân tộc anh em, biểu dương các tấm gương sáng của đồng bào các dân tộc trong cả nước, tôn vinh các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Tuần lễ Đại Đoàn kết giới thiệu các nét về đẹp văn hóa truyền thống, lan tỏa giá trị nhân văn tinh thần tương thân, tương ái, tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam.
Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc là hoạt động mở đầu trong khuôn khổ Tuần lễ diễn ra sự kiện, tái hiện không gian chợ phiên khu vực miền núi phía Bắc; trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng và trình diễn thêu, dệt thủ công truyền thống; gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong bảo tồn, phát huy văn hóa cổ truyền của đồng bào…
Với chủ đề "Khát vọng Việt Nam", chương trình nghệ thuật của Lễ khai mạc nhấn mạnh vào hai nội dung: Đại đoàn kết toàn dân tộc và Tôn vinh di sản văn hóa.
Toàn bộ chương trình diễn ra trên sân khấu nổi, được thiết kế theo hình chiếc quạt - hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam, với tất cả các nan quạt chụm về một hướng tượng trưng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trên tổng thể sân khấu lớn còn có 4 sân khấu nhỏ để 200 diễn viên chuyên nghiệp và 170 nghệ nhân tham gia đồng diễn (sân khấu đảo lớn, sân khấu mặt nước, sân khấu đường pist trước khu vực khán giả, sân khấu cầu xi măng). Phần trình diễn trang phục truyền thống sẽ được lồng ghép vào tổng thể chương trình nghệ thuật.
Tham gia liên hoan có 22 dân tộc với gần 500 nghệ nhân, diễn viên quần chúng. Đặc biệt sẽ có màn trình diễn trang phục dân tộc mặc hằng ngày và các dịp đặc biệt như đám cưới, lễ, Tết.
Ban tổ chức đã lựa chọn tái hiện không gian chợ phiên của một địa phương miền núi phía Bắc gắn với hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, thưởng thức ẩm thực truyền thống, sinh hoạt, giao lưu văn hóa tại chợ phiên. Cùng với đó, nhiều hoạt động đặc sắc của cộng đồng các dân tộc được tái hiện như: Lễ kết nghĩa mẹ con của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk; Giới thiệu nghệ thuật Bài chòi và Lễ hội cầu ngư của tỉnh Phú Yên; Giới thiệu sắc màu văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh An Giang; Tái hiện nghi lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai tỉnh Gai Lai; Hoạt động của các cộng đồng thường xuyên; Ngày hội văn hóa các dân tộc các vùng miền Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và các hoạt động trải nghiệm của du khách…
Tại Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2022, Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ nhất, năm 2022 diễn ra từ ngày 18 - 20/11 với sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng các dân tộc hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại địa bàn 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.
Theo Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Nguyễn Hải Nhung, Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là dịp giới thiệu, quảng bá các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch. Đây cũng là hoạt động nhằm khơi dậy khát vọng, niềm tự hào dân tộc, phát huy tính tích cực, ý thức tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ diễn ra từ ngày 18 - 23/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Sự kiện là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày truyền thống - Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Hoạt động của các nhóm nghệ nhân sinh sống tại Làng hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2022 có: Giới thiệu nghề thủ công truyền thống và những sản phẩm mang tính ứng dụng trong sinh hoạt; trải nghiệm quy trình thao tác một trong những công đoạn của quy trình ấy và mua những sản phẩm bà con tự làm; chơi các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...; giao lưu văn nghệ và biểu diễn các loại hình nghệ thuật như chơi đàn Chapi, đàn đá, hát những ca khúc về Tây Nguyên…
Một trong những hoạt động nổi bật tại sự kiện là giải vô địch “Anh tài vật dân tộc quốc gia năm 2022” với sự tham gia của các VĐV chuyên nghiệp đến từ nhiều địa phương. Đây là hoạt động thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện môn vật dân tộc trong thanh thiếu niên....
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh