Kon Tum đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum nêu bật ý nghĩa của chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giải phóng quê hương Kon Tum - Ảnh: VGP/Dương Nương
Với vị trí chiến lược quan trọng, Đăk Tô - Tân Cảnh trở thành địa bàn diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa ta và địch. Trong đó, nhiều chiến dịch lớn diễn ra tại đây, như: Chiến dịch Đăk Tô I vào năm 1967, góp phần quan trọng cho việc chuẩn bị cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968; chiến dịch Đăk Tô II vào năm 1969, góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ và kế hoạch "tìm diệt" của Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên; đặc biệt là chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 ở Bắc Tây Nguyên, trọng điểm là chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh.
Đêm 23, rạng sáng ngày 24/4/1972, sau khi thực hiện thành công kế hoạch nghi binh, thu hút sự chú ý của địch về phía tây và phía bắc, Sư đoàn 2 được tăng cường Trung đoàn 66, Tiểu đoàn 37 đặc công cùng Tiểu đoàn 304 của tỉnh Kon Tum và một bộ phận pháo binh, pháo cao xạ, xe tăng của Mặt trận, do Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn và Chính ủy Lê Đình Yên chỉ huy bất ngờ từ phía đông đột phá trận địa phòng ngự của địch. Các vị trí trọng yếu của địch lần lượt bị quân ta tiêu diệt, phá hủy. Trước sức tấn công dũng mãnh, kiên cường của quân đội ta, quân địch đã hoàn toàn thất bại.
Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh được coi là trận đánh tiêu biểu trong "chiến thuật đánh nhanh, diệt gọn". Chỉ trong một thời gian rất ngắn, quân ta đã tiêu diệt một lực lượng lớn sinh lực địch, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch trên tuyến phòng thủ Đăk Tô - Tân Cảnh, bắn rơi 17 máy bay, thu và phá hủy 30 khẩu pháo hạng nặng, thu rất nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch, bắt sống trên 600 tù binh, trong đó có rất nhiều sĩ quan cấp úy, cấp tá.
Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh cùng với chiến thắng Quảng Trị và miền Đông Nam Bộ đã tạo ra một cục diện mới trên chiến trường miền Nam, góp phần đánh bại một bước quan trọng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Học thuyết Niixon" ở Đông Dương, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút quân khỏi Việt Nam.
Để có được chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, phải kể đến trận đánh tại 2 Điểm cao 1015 - đồi Sạc Ly và điểm cao 1049 - đồi Delta, thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô. Nơi đây là pháo đài kiên cố của địch nằm án ngữ giữa vùng ngã ba biên giới, trấn giữ căn cứ Đăk Tô - Tân Cảnh và thị xã Kon Tum từ xa. Chiến thắng tại hai cao điểm đã đập tan toàn bộ hệ thống cứ điểm của địch ở bờ Tây sông Pô Kô, góp phần giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh trong chiến dịch Xuân Hè 1972. Tạo điều kiện cho các lực lượng tấn công tiêu diệt cứ điểm Kleng, giải phóng hoàn toàn huyện Sa Thầy vào ngày 9/5/1972 và tiếp tục vây lấn đánh vào thị xã Kon Tum trong bước hai của chiến dịch Đăk Tô - Tân Cảnh năm 1972.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử Điểm cao 1015 và Điểm cao 1049 cho tỉnh Kon Tum - Ảnh: VGP/Dương Nương
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang khẳng định, đã 50 năm đã trôi qua, Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh vẫn luôn in đậm trong tâm trí của quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum; là nguồn động lực thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những bài học kinh nghiệm đúc rút từ Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc, sẽ tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
"Với bề dày truyền thống và những kinh nghiệm quý báu được rút ra từ thực tiễn cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới, đưa quê hương Kon Tum ngày càng phát triển", Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum tin tưởng.
Nhân dịp này, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum vui mừng được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử điểm cao 1015 và điểm cao 1049 (thuộc huyện Sa Thầy và huyện Đăk Tô).
Theo Báo Chính Phủ
-
Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10 -
Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa -
Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam -
Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiên
- Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024
- Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới
- Đặc sắc Lễ mừng Cơm mới của người Khơ Mú Lai Châu chào mừng Tết Độc lập 2/9
- Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian
- Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa cần sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp
- Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế
- Người tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
-
Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêmThất thần sau cơn lũ quét ngang qua, anh Lô Văn Du, trưởng bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An vẫn còn bàng hoàng, chưa tin đây là sự thật…
-
Bình Dương: Phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học, vi sinh(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 02/10, tại tỉnh Bình Dương, Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Bình Dương) tổ chức phát động phong trào nông dân sử dụng thuốc sinh học và vi sinh, hướng đến giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!