
Năm nay lũ lớn, lại về sớm, nhưng nhờ hệ thống đê bao, nông dân huyện Tân Hưng (Long An) vẫn kịp thu hoạch lúa hè thu và cung cấp cá tra giống cho vùng nuôi cá thương phẩm xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Làm mướn thời hiện đại
Những cơn mưa lớn cùng lũ từ sông Mekong đổ về làm vùng Đồng Tháp Mười lênh láng nước. Nhiều năm nay, nhờ nông dân gia cố đê bao chống lũ nên những cánh đồng lúa hè thu vào vụ thu hoạch vẫn bình an. Anh Nguyễn Văn Thành, người tỉnh Đồng Tháp sang lập nghiệp ở xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng từ sau ngày giải phóng, chia sẻ: “Có đê bao, bà con biên giới Hưng Điền B chúng tôi ngon giấc ngủ, mấy chiếc máy gặt đập liên hợp của cha con tôi vẫn nhong nhong đi cắt lúa mướn như trước khi lũ lớn tràn về”.
Tôi làm bạn với anh Thành cách nay 12 năm, hồi anh đại diện cựu chiến binh sản xuất giỏi tỉnh Long An ra Hà Nội dự hội nghị tuyên dương cựu chiến binh điển hình toàn quốc. Từ đó đến nay, mỗi lần biết tôi lên Hưng Điền B, Nguyễn Văn Thành giữ tôi ở chơi thật lâu với mảnh đất bưng phèn nhưng đã có nhiều nông dân giàu có.
Nguyễn Văn Thành tham gia kháng chiến từ thời niên thiếu ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, quê hương anh. Sông nước, kênh rạch vùng Đồng Tháp Mười là chiến trường quen thuộc với anh. Những vết thương trong chiến tranh còn hằn trên cơ thể anh cũng tại vùng đất này. Sau khi được nghỉ dưỡng thương, trở về với đời thường, Nguyễn Văn Thành tự phong là “phó thường dân Nam bộ”.
Năm 1978, biết bên huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An đất hoang chưa được khai phá còn quá nhiều, anh quyết định đưa vợ con sang xã Hưng Điền B dựng chòi lập nghiệp. Anh động viên vợ trằm mình vỡ hoang 10 hécta đất phèn nặng. Đất mới vỡ làm được hai mùa lúa thì Nhà nước chủ trương đưa nông dân vào làm ăn tập thể trong tập đoàn sản xuất.
Anh Thành bấm bụng giao 10 hécta đất công sức của hai vợ chồng khai vỡ để tập đoàn cấp cho nhiều nông dân khác, chỉ được giữ lại 2,1 hécta theo định mức nhân khẩu trong xã. Không chịu lùi bước, hơn năm sau, Nguyễn Văn Thành mua lại 2 hécta đất của một nông dân không thích làm ruộng. Cùng với canh tác lúa, anh Thành nghĩ ngay tới dịch vụ cung ứng nước tưới cho bà con nông dân.
“Nghĩ và làm đi liền nhau. Tôi làm đường nước (kinh thuỷ nông nội đồng) dài hai kilômét, sắm máy bơm tưới cho 200 hécta phục vụ mấy chục hộ nông dân gieo sạ từ lúa một vụ sang hai vụ” – Nguyễn Văn Thành nhớ lại. Lợi nhuận thu từ dịch vụ bơm nước tạo cơ hội để “phó thường dân Nam bộ” tích lũy số vốn kha khá. Anh dùng toàn bộ số vốn ấy mua thêm 30 hécta đất sản xuất theo quy mô trang trại.
Nhớ lại cách vươn lên làm giàu trên đất Đồng Tháp Mười cách nay hơn 20 năm, Nguyễn Văn Thành nói rổn rảng: “Sống ở đầu nguồn lũ Đồng Tháp Mười, chứng kiến nơi cư ngụ của bà con nông dân luôn bị chìm trong nước, tôi lại xoay sang mua hai máy ủi mở dịch vụ tôn nền nhà vượt lũ. Năm năm tôn nền vượt lũ, lợi nhuận ngoài dự tính, tôi lại bán máy ủi lấy tiền mua hai máy gặt đập liên hợp, ba máy cày, 20 máy bơm nước, đưa hai cậu con trai cùng đi làm mướn, từ cày bừa đất đến bơm nước, gặt lúa cho bà con trong vùng”.
Những năm lũ về sớm, vụ lúa hè thu ở Đồng Tháp Mười luôn bị nước đe dọa. Lúa cắt về không có sân phơi gây thất thoát lớn. Để giải quyết tình trạng ấy, Nguyễn Văn Thành chỉ giữ lại một phần ba số máy móc đã sắm, chuyển tiền xây 5 lò sấy lúa, trong đó có bốn lò anh đặt bên tỉnh Đồng Tháp.
Tổng công suất của năm lò sấy đạt 300 tấn/mẻ. Dịch vụ này đem lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình anh. Nguyễn Văn Thành tâm sự: “Những lò sấy ấy góp phần giải quyết được khâu sấy lúa đảm bảo tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, lại còn hạn chế thất thoát sau thu hoạch cho nông dân trong vụ lúa hè thu” .
Tôi nắm tay anh Thành, hỏi: “Mấy năm qua lũ không lớn, bà con canh tác vụ hè thu đúng quy trình thu hoạch né lũ, lò sấy lúa chắc để sét?”. Anh Thành kéo tôi lại gần máy gặt đập liên hợp còn dính bùn, giọng oang oang như thời trai trẻ ngoài mặt trận: “Tôi năm nay mới xấp xỉ 70 xuân xanh, nghề nông còn sung lắm. Buông máy cày, máy tuốt lúa là nghĩ ngay tới việc mới. Đất Đồng Tháp Mười vẫn còn giàu tiềm năng mà!”.
Trong không gian phảng phất mùi rơm lúa nếp đặc sản vụ hè thu, anh Thành chỉ tay ra cánh đồng ngay cạnh nhà giới thiệu nghề mới của gia đình.
Muốn giàu nuôi cá
Mở đầu chuyện “khởi nghiệp” nghề mới, anh Thành đọc một thành ngữ của người xưa “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, rồi tỷ tê kể chuyện vì sao từ năm 2017 anh quyết định ngưng dịch vụ sấy lúa: “Giờ nông dân đã giỏi tính toán thời vụ từ gieo sạ đến thu hoạch, nên trước khi lũ về hạt lúa đã nằm gọn trong nhà, không cần lò sấy nữa. Tôi nghĩ, chả lẽ Đồng Tháp Mười chỉ làm giàu nhờ hạt lúa. Cái đầu không chịu ngủ yên, nên tôi “giải thể” hệ thống lò sấy, chuyển sang nuôi cá tra giống cung cấp cho vùng nguyên liệu sản xuất cá thương phẩm xuất khẩu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh”.
Đứng bên bờ bao quanh hai ao nuôi cá tra giống, Nguyễn Văn Thành cho biết: “Sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân, tôi đắp bờ tạo dựng hai ao nuôi cá trên 1,4 hécta đất lúa. Tính sơ bộ từ đầu tư làm ao, tiền mua con giống, tiền mua thức ăn xấp xỉ 300 triệu đồng. Sau một tháng nuôi thì xuất bán cá giống, thương lái vô tận ao mua gom tại thời điểm giữa tháng 8/2018 là 200.000 đồng mỗi kilôgam, tương đương 1.000 con”.
Nguyễn Văn Thành so sánh giữa lúa với cá, cười rổn rảng, khẳng định: “So với lúa, lợi nhuận từ con cá tra giống cao hơn 300 lần. Ở đầu nguồn lũ sát biên giới vùng Đồng Tháp Mười, nông dân chúng tôi có vốn, chịu chơi thì làm giàu không khó”.
Bây giờ tôi mới chú ý toàn bộ bờ ao cá giống là những hàng dừa xiêm mới trồng, chớm vươn đọt xanh non. Vài năm nữa loại dừa xiêm lùn này bung trái, sẽ đem lại nguồn thu không nhỏ cho phó thường dân Nguyễn Văn Thành.
Cách ao cá không xa, chiếc máy gặt đập liên hợp do con trai anh điều khiển chạy nhong nhong liếm gọn thảm vàng những thửa lúa hè thu đang chạy đua với lũ. Tôi lại hỏi Thành khi anh đang rải thức ăn cho đợt cá giống chuẩn bị thu hoạch: “Nếu có đợt lũ lịch sử như năm 2000, liệu bờ bao ao cá có bị nhấn chìm?”.
Nguyễn Văn Thành nở nụ cười tự tin: “Ông yên tâm, tôi từng làm mướn tôn nền nhà vượt lũ, lên bờ bao khép kín sản xuất vụ hè thu của cô bác, chả lẽ để lũ nhận chìm cơ ngơi mình khởi nghiệp!”.
Khuynh Diệp
-
TP.Hồ Chí Minh: Trao giải Báo chí viết về nông nghiệp và phát triển nông thôn
-
Hà Nội: Thông qua mức hỗ trợ người bị ảnh hưởng vụ cháy tại Thanh Xuân
-
Chủ tịch Quốc hội: Dứt khoát không hợp thức hoá chung cư mini trong Luật Nhà ở
-
WWF phối hợp khôi phục cảnh quan đất ngập nước rừng tràm Trà Sư
- Vĩnh Long: Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
- Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và ứng phó mưa lũ ở Bắc Bộ
- WWF và Bộ NN&PTNT hợp tác bảo vệ cảnh quan rừng Trung Trường Sơn
- Thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của chính trẻ em
- 40 học sinh nhập viện cấp cứu vì ăn quả vông
- Nước biển tràn vào hồ, hơn 10 tấn cá nuôi chết trắng
- Quảng Bình nỗ lực giải cứu Sao La khỏi bờ vực tuyệt chủng
-
Trung Thu Tuyên Quang: Lễ hội độc đáo rằm tháng 8(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm trở lại đây nhiều du khách đã đến với thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) để tham dự Lễ hội rước đèn Trung Thu, tại đây đã có nhiều đèn lồng đặc sắc ghi vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận có nhiều mô hình đèn Trung Thu độc đáo và lớn nhất.
-
Tiền Giang: Phấn đấu 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 22/9, tại tỉnh Tiền Giang, Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu có 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân
-
Liên kết sản xuất tổ yến chất lượng cao phục vụ xuất khẩuHiện nay, mô hình nuôi chim yến thương phẩm tại tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh. Các ngành chức năng và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tổ yến tăng cường các hoạt động liên kết sản xuất, chú trọng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đạt tiêu chuẩn sang thị trường Trung Quốc.
-
Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt NamNgày 21/9 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên giang, Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (Usaid) tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
-
Khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha tại Sơn LaTại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha.
-
Áp dụng công nghệ giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Du lịch Quảng Ninh đang hồi phục mạnh mẽ sau thời gian dài “đóng băng” do ảnh hưởng của Covid-19. Việc áp dụng công nghệ số vào phát triển sản phẩm, tiếp cận, tăng trải nghiệm cho du khách... đã có nhiều đóng góp lớn, làm thay đổi diện mạo du lịch địa phương.
-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông thônNgày 22/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam- Đơn vị Thường trực Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
-
TP.Hồ Chí Minh: Trao giải Báo chí viết về nông nghiệp và phát triển nông thônChiều ngày 21/9, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh (HCM) phối hợp với Cơ quan đại diện phía Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Câu lạc bộ (CLB) Phóng viên Kinh tế Nông nghiệp TP. HCM tổ chức và trao thưởng giải “Báo chí viết về kinh tế NN&PTNT lần thứ 5”, nhằm tôn vinh nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp TP.HCM nói riêng.
-
Hà Nội: Thông qua mức hỗ trợ người bị ảnh hưởng vụ cháy tại Thanh XuânHội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết với 7 nhóm nội dung hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình bị thiệt hại trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân ngày 12/9.
-
Ninh Thuận: Hội phát huy vai trò là cầu nối giữa nông dân với cấp ủy Đảng và chính quyềnNgày 20 và 21/9, tại tỉnh Ninh Thuận, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028. Đại hội đã đề ra 16 chỉ tiêu trọng tâm để phấn đấu thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028
-
1 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
2 Hành trình 15 năm vì tầm vóc Việt của chuyên gia dinh dưỡng TH
-
3 “Viên gạch nghĩa tình” hỗ trợ hội viên nghèo ở miền núi Nghệ An
-
4 Vinamilk và Quỹ Sữa cùng hơn 11.000 trẻ em khó khăn đón năm học mới
-
5 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới