Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Lúa ở Tây Nguyên khỏe hơn khi “ăn” NPK Văn Điển

17:26 24/06/2019 GMT+7

Hầu hết đất trồng lúa ở Tây Nguyên là ruộng bậc thang bị rửa trôi liên tục, bào mòn các chất dinh dưỡng, đất chua nặng pH < 4,2, rất nghèo lân, vôi, magie và silic cùng các chất vi lượng thiết yếu như bo, kẽm, coban… Phân bón Văn Điển là bổ sung rất tốt cho những “cái thiếu” nói trên.

Từ những năm 2000, phân lân nung chảy Văn Điển đã có mặt trên đồng đất Tây Nguyên. Ảnh tư liệu.

Mặc dù khí hậu nơi đây mát mẻ, biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối ổn định, dao động từ 22 – 310C, thuận lợi cho việc gieo cấy quanh năm. Tuy vậy, các địa phương này vẫn hình thành 2 vụ lúa chính: Vụ đông xuân và hè thu. Tập quán canh tác gieo sạ dày để hạn chế cỏ dại và ốc bươu vàng đã hạn chế sự đẻ nhánh của cây lúa rất nhiều. Việc sử dụng phân bón của bà con các dân tộc trong vùng còn hạn chế. Họ thường dùng phân đơn, hoặc dùng phân NPK thông thường.

Hầu hết người dân nơi đây không bón phân lót mà chủ yếu dùng bón thúc, thúc nhiều lần, bộ rễ lúa nông, phát triển thân lá nhiều, bông bé, tỷ lệ lép cao, sâu bệnh gây hại bùng phát, kéo theo sử dụng quá hạn mức thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, tập quán đốt rơm rạ sau khi gặt cũng ảnh hưởng rất lớn đất độ màu mỡ của đất, phân hữu cơ ít. Người trồng lúa chủ yếu trông đợi vào phân hóa học, phân vô cơ. Nhiều cánh đồng bạc màu, giảm sút màu mỡ, mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Năng suất cao hơn 20-35% nếu lúa đủ dinh dưỡng cân đối

Nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng đất lúa ở Tây Nguyên đã đi đến kết luận: Khi sử dụng phân bón cân đối đầy đủ từ đa lượng đạm, lân, kali đến trung lượng vôi, silic, magie, lưu huỳnh cùng các yếu tố vi lượng, bo, kẽm, co ban… thì cây lúa khỏe hơn, đẻ nhánh tốt hơn, cứng cây, dày lá, ít sâu bệnh gây hại, cho năng suất cao hơn đối chứng bón phân đơn hoặc phân NPK thông thường từ 20 – 35%. Nếu kết hợp tốt với bón phân hữu cơ như phân trâu, bò, cây xanh, phụ phẩm nông sản hoai mục thì độ xốp của đất tăng rõ rệt sau 4 vụ bón phân liên tục.

Từ những năm 2000, phân lân nung chảy Văn Điển đã có mặt trên đồng đất Tây Nguyên. Thời gian đầu, các nhà vườn trồng cà phê, hồ tiêu sử dụng loại phân bón này. Nhiều bà con thấy tốt, đem bón cho cả lúa, từ đó mà lan tỏa ra diện rộng trên các vùng trồng lúa ở Đắk Lắk. Cùng với nhiều đề tài nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, những khuyến cáo, những cuộc hội thảo của khuyến nông, các nhà cung ứng, người dân dần dần đón nhận. Giờ đây ở nhiều vùng trồng lúa trọng điểm ở huyện Lắk, Ea Súp (Đắk Lắk), Cư Jút, Đắk Mil (Đắk Nông), hầu hết bà con nông dân đã bón lân Văn Điển trước khi sạ giống, với liều lượng 400 – 500kg/ha.

Tuy nhiên, khi dùng phân lân Văn Điển, người trồng lúa vẫn phải dùng đạm, kali đơn hoặc dùng NPK, thông thường thiếu các loại dinh dưỡng thiết yếu như vôi, silic, magie, vi lượng. Lúa vẫn yếu, dễ mắc bệnh. Nhằm giúp cho việc trồng lúa dễ dàng hơn, giảm công chăm bón, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhiều năm qua, Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đã cung cấp cho khu vực Tây Nguyên nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng khép kín từ phân bón lót đến phân bón thúc cho cây lúa. Bằng những thực nghiệm ô mẫu lớn trên đồng ruộng, phân bón ĐYT NPK đã đi vào sản xuất lúa của bà con các dân tộc nơi đây.

Dựa trên đặc tính sinh học 2 thời kỳ của lúa (đẻ nhánh và làm đòng), Công ty cho ra đời dòng sản phẩm phân lót có hàm lượng lân, vôi, silic, magie cao, các chất dinh dưỡng còn lại vừa phải, chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho lúa “ăn” giai đoạn làm đòng nên phải được bón sâu trước khi sạ.

Nông dân xã Quảng Điền, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) thu hoạch lúa. Ảnh minh họa: Minh Thông.

Phân bón chuyên dùng bón thúc có hàm lượng đạm, kali cao. Còn các loại dinh dưỡng khác thì vừa phải, giúp cho cây lúa ăn thời kỳ đẻ nhánh, phát triển thân cao cây, ra lá, tích lũy dinh dưỡng để bước sang giai đoạn làm đòng.

Phân chuyên dùng bón lót

Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự (nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, một chuyên gia về phân bón cho các giống cây trồng) khuyến cáo người trồng lúa Tây Nguyên sử dụng một số công thức sau:

– ĐYT NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 13%; MgO = 7%; SiO2 = 12%; S = 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu…

– ĐYT NPK 10.12.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 12%; K2O = 5%; CaO = 13%; MgO = 8%; SiO2 = 15%; S = 2% và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu…

Đặc điểm khác biệt cơ bản của  2 dòng sản phẩm chuyên dùng bón lót NPK Văn Điển là hàm lượng vôi cao từ 13 – 16%, hàm lượng silic vượt trội 12 – 15%, hàm lượng magie 7 – 8%.

Sử dụng một trong hai loại phân lót NPK Văn Điển giúp cho lúa dày lá, cứng thân, chống đổ ngã, khử chua ém phân, tăng hấp thụ dinh dưỡng của cây lúa, cây khỏe, kháng sâu bệnh tốt giai đoạn cuối vụ, phân chuyên dùng bón lót khi lên luống hoặc khi bừa chang phẳng mặt ruộng thì rải phân sau đó sạ giống; Lượng bón tùy theo chất đất, giống lúa có thể bón từ 270 -300 kg/ha.

Phân chuyên dùng bón thúc

– ĐYT NPK 12.5.10 có hàm lượng dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu…

– ĐYT NPK 13.3.10 có hàm lượng dinh dưỡng N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 1%; SiO2 = 4%; S = 7% và 6 chất vi lượng B, Zn, Mn, Co, Cu…

Bà con nông dân có thể sử dụng một trong hai dòng sản phẩm trên để bón thúc cho lúa vào hai đợt:

Bón thúc đợt 1: Sau gieo sạ 12 – 14 này (khi cây có 2 – 2,5 lá) lúc này kết hợp với láng nước tiến hành bón phân thúc đợt 1: lượng bón 120 – 140kg/ha.

Bón thúc đợt 2: Sau gieo sạ 22 – 24 ngày (lúc này dặm tỉa dịch cây, lúa có 4 lá – 4,5 lá), lượng bón: Bón hết số lượng phân cả vụ cụ thể từ 250 -280 kg/ha. Đối với một số chân ruộng cao, gião nước, mất nước thường xuyên trôi màu thì bón thêm đợt nuôi đòng lượng bón từ 140 – 160 kg/ha.

Như vậy sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển khép kín từ lót đến thúc, người trồng lúa cơ bản chỉ bón 3 đợt: Bón lót và bón thúc 1, bón thúc 2, không bón đón đòng, nuôi đòng. Phân bón thúc lúa Văn Điển cân đối đạm, kali, cân đối vôi, silic, magie, giúp cây đẻ sớm, nhánh mập, thân, lá phát triển khỏe, cân đối, dinh dưỡng cung cấp thỏa mãn nhu cầu cây trong suốt quá trình đẻ nhánh, cây tích lũy dinh dưỡng thuận lợi, dàn lúa bằng phẳng, kháng được nhiều loại sâu bệnh như cuốn lá, rầy, đạo ôn, đốm vằn…

Việc bón phân Văn Điển khép kín cho lúa còn giúp nông dân giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng năng suất chất lượng lúa gạo một cách bền vững đồng thời bồi dục những thiếu hụt nhiều loại dinh dưỡng trong đất làm cho đất ngày càng màu mỡ thêm.

Việt Hà  – Nam Phong