Lưu ý về một số bệnh giao mùa thường gặp
Bệnh cảm cúm
Khi chuyển mùa cũng là lúc thời tiết có sự thay đổi rõ rệt. Có thể cùng một ngày có nhiều kiểu thời tiết khác nhau, lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu, bạn rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt thời gian gần đây thời tiết nồm ẩm, mưa bụi nhiệt độ tăng cao khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.
Nếu thấy hiện tượng chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu chóng mặt, bạn có thể nghĩ đến khả năng mình đã mắc bệnh này. Hơn hết, để phòng ngừa, hãy ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng, rửa tay nhiều lần để loại trừ mầm bệnh lây lan, nơi ở thoáng mát, sạch sẽ để tránh vi khuẩn, virus trú ngụ.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng cảnh báo người dân cần có kiến thức để phân biệt các triệu chứng cảm cúm thông thường với các triệu chứng của Covid-19. Người bị mắc Covid-19 cũng có những triệu chứng như đau mỏi người, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau rát họng... Tuy nhiên, người mắc Covid-19 thường có thêm một vài biểu hiện đặc trưng như mất vị giác, khứu giác.
“Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan nên kiểm tra sức khỏe để có thông tin xử lý kịp thời”, bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết Dengue ban đầu có những triệu chứng giống như cúm, kéo dài từ 2-7 ngày, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Ca bệnh SXH nhẹ có các biểu hiện như sốt cao (400C), thường kèm theo những triệu chứng: Đau đầu; nhức sau hốc mắt; buồn nôn, nôn; sưng hạch bạch huyết; đau mỏi cơ, xương hay khớp; phát ban.
Giai đoạn biến chứng của sốt xuất huyết Dengue nặng xảy ra vào ngày thứ 3-7 sau khi bệnh khởi phát. Nếu không được chữa trị bệnh có thể để lại nhiều biến chứng và dẫn đến tử vong. Dịch sốt xuất huyết thường bùng phát từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm.
Bệnh tay chân miệng
Căn bệnh thứ 3 thường thấy trong mùa Xuân Hè là bệnh tay chân miệng. Thời tiết mùa Xuân - Hè là điều kiện thuận lợi để bệnh tay chân miệng phát triển. Bệnh lây qua đường tay chân, miệng. Triệu chứng của bệnh là các bóng nước nổi ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và miệng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên với lứa tuổi khác thì cũng có thể mắc bệnh.
Bệnh này lây qua đường tiêu hóa nhưng nguồn chứa virus nhiều nhất là chất tiết từ vùng hầu họng, nước miếng phát tán ra môi trường xung quanh thông qua vật dụng và bàn tay.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường có triệu chứng sốt nhẹ ban đầu, kèm theo đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trong miệng trẻ có thể có những vết loét đỏ như lở miệng (chủ yếu ở vòm miệng, trong môi, lưỡi). Những vết phát ban dạng phỏng nước còn xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông của trẻ.
Trường hợp trẻ bị nặng có thể dẫn đến lừ đừ, run các chi, rung giật cơ, nhịp tim mạch nhanh, thở nhanh…
Theo BS Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cảnh báo “Ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị cho con...”.
Theo bác sĩ Thúy, thời điểm chuyển mùa, từ mưa sang nóng, hoặc nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao… Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, vi rút. Đây là điều kiện cho bệnh tay chân miệng bùng phát.
Để phòng bệnh, gia đình cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ cho các con. Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, bên cạnh đó duy trì chế độ tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe.
Bệnh thủy đậu
Ngoài bệnh trên mùa Xuân Hè người dân cũng cần cảnh giác với bệnh thủy đậu. Thời tiết ẩm ướt chính là điều kiện tốt cho nguồn bệnh thủy đậu phát triển và lây lan.
Người mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như nổi nốt nhỏ, tròn mọc khắp cơ thể… ngứa ngáy.
Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, các nốt thủy đậu có khả năng bị nhiễm trùng, để lại sẹo và thậm chí còn dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi hay viêm màng não.
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là bệnh rất dễ lây truyền. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), khi người lành hít phải những giọt nước bọt do bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… Trẻ em có sức đề kháng thấp nên dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, bệnh thủy đậu có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với da, khi bóng nước bị vỡ ra. Phụ nữ mang thai nếu không may bị nhiễm thủy đậu sẽ dễ lây sang thai nhi và gây ra những ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi.
Một số triệu chứng nhận biết của bệnh thủy đậu bao gồm: Sốt, đau đầu, đau cơ, xuất hiện những nốt bọng nước trên da (nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ). Những nốt này có thể mọc khắp toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể.
Bệnh đường ruột
Một bệnh khác cũng thường thấy khi giao mùa Xuân Hè là bệnh đường ruột. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng thường phát triển vào những thời điểm giao mùa. Bởi nhiệt độ nóng lạnh thất thường kiến cho thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Biểu hiện của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa là phát bệnh đột ngột và phần lớn trẻ mắc bệnh thường là sốt cao (38-400C) và phần lớn kèm theo các biểu hiện như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho và rát họng.
Nếu bệnh nặng xuất hiện các biểu hiện như đại tiện dạng nước hoặc buồn nôn do đường ruột của các bé chưa phát triển hoàn thiện, các hoạt tính enzyme còn yếu, tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng lại khá cao và đồng thời phải gánh trọng trách của đường ruột. Hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các chức năng của gan, thận trong thời kỳ sơ sinh vẫn chưa thành thục, cơ năng điều tiết còn kém đồng thời khả năng miễn dịch cũng chưa thành thục.
Để phòng ngừa các bệnh giao mùa, người dân nên tiêm phòng để phòng các bệnh như: cúm, thủy đậu, rubella… Ngoài ra, người dân không nên chủ quan với bệnh do vi rút Zika mà nên phòng tránh muỗi đốt và vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, loăng quăng để giảm thiểu tác nhân gây bệnh.
Đồng thời thực hiện ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất… cũng giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch và phòng bệnh tốt hơn.
Ông Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư
-
Mẹ an tâm để bé tự chọn thức uống yêu thích với TH true JUICE milk MISTORI -
Những dấu hiệu cảnh báo sớm mỡ máu cao tuyệt đối đừng coi nhẹ -
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chí -
Thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Cảnh báo: Loại cá chứa độc tố cực mạnh nhưng người dân miền biển vẫn ăn
- Thịt bò cực bổ dưỡng nhưng lại nguy hiểm với người mắc những bệnh này
- Lợi ích ít được biết đến của quả sung dùng làm thức ăn
- Hồng vào mùa ngon ngọt khó cưỡng, chớ dại ăn nếu chưa biết những “đại kỵ” này
- 3 thực phẩm vàng pha cùng nước nóng sẽ hóa “thần dược” cực tốt cho sức khỏe
- Na vào mùa ngọt thơm nhưng “đại kỵ” với những người này
- Nên dùng nước đun sôi để nguội trong bao lâu thì tốt?
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội