
Vận dụng kiến thức từ các lớp tập huấn của Hội, nông dân San Thàng khá giả nhờ nuôi cá
Tự tin phát triển
Anh Vàng Văn Dèn - Chủ tịch Hội Nông dân xã San Thàng (thành phố Lai Châu) cho biết: "Trước đây, phần lớn hoạt động chăn nuôi thủy sản ở San Thành là tự phát, với quy mô nhỏ lẻ. Mục đích chính của người dân khi chăn thả một số loại cá là để cải thiện bữa ăn gia đình, khi nhiều hơn thì đem ra chợ bán. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này và được sự định hướng của cơ quan chức năng, Hội Nông dân xã San Thàng đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lai Châu (Hội Nông dân tỉnh Lai Châu) tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật, chọn giống, cách chăm sóc… nuôi cá nước ngọt cho hội viên nông dân.

Đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Lăng ở bản Séo Sin Chải (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) được anh cho biết: Trước đây gia đình chỉ nuôi cá bằng kinh nghiệm nhưng từ khi đi tập huấn lớp về nuôi trồng thuỷ sản do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Lai Châu tổ chức, anh đã tự tin, mạnh dạn phát triển chăn nuôi cá; nhiều kinh nghiệm mới từ lớp học đã được áp dụng vào làm ao, chăm sóc cá, thức ăn, nguồn nước đến vệ sinh ao và phòng, chống dịch bệnh…
Theo anh Lăng: “Muốn cá nhanh lớn, khỏe mạnh, cho sản lượng cao, phải đảm bảo các yếu tố ngay từ đầu như chất lượng cá giống, thức ăn và nguồn nước sạch; vì vậy, cá giống phải được lựa chọn ở những nơi uy tín. Trước khi thả cá cũng phải quan tâm đến môi trường ao: Vét bớt bùn dưới đáy ao, khử trùng ao bằng vôi bột, khi cho nước chảy vào phải lọc qua lưới để loại trừ tạp chất và cho cá đủ lượng thức ăn để giữ nguồn nước không bị ô nhiễm. Khi có biểu hiện không tốt về môi trường cần kịp thời xử lý bằng thuốc khử trùng hoặc chế phẩm sinh học”.
Với những cách làm trên mà những đàn cá mè, trôi, trắm, chép, rô phi đơn tính... của gia đình anh Lăng luôn sinh trưởng phát triển tốt. Trên diện tích mặt nước 9.000 m2 hiện nay mỗi năm gia đình anh Lăng thu về 150-170 triệu đồng.
Nhiều hộ khá giả từ nghề cá
Cũng như gia đình anh Lăng, gia đình ông Đỗ Văn Cố ở bản Lò Suối Tủng (xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) cũng có thu nhập khá từ nuôi cá nước ngọt. Do gia đình không có nhiều nhân lực vì vậy ông Cố lựa chọn việc ương cá giống để cung cấp cho các hộ gia đình chăn nuôi cá thương phẩm.
%20ch%C4%83m%20s%C3%B3c%20c%C3%A1_.jpg)
Ông Cố cho hay: Để đảm bảo chất lượng cá giống cung cấp cho thị trường, ông thường mua cá giống từ 3 - 5 ngày tuổi ở các Trung tâm Thủy sản uy tín về thả xuống ao ương khoảng 2 - 3 tháng, sau khi cá lớn đủ kích cỡ để nuôi thương phẩm thì cung cấp ra thị trường. Bảo đảm cá giống ít bị hao hụt khi vận chuyển xa, ông thường bắt từ ao lên và thả vào bể trước 1 - 2 ngày để cá quen với môi trường.
Với uy tín và trách nhiệm trong chăn nuôi, cá giống của gia đình ông Cố được bà con nuôi thủy sản gần - xa tin cậy và đặt mua nhiều. Hiện nay, từ tiền bán cá giống, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông Cố thu lãi từ 120 - 140 triệu đồng/năm.
Bên cạnh việc hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, Hội Nông dân xã Sàn Thàng còn phối hợp với các đơn vị tổ chức tín dụng cho vay vốn, để kịp thời hỗ trợ bà con nông dân phát triển chăn nuôi thuỷ sản.
Đến nay, toàn xã San Thàng đã có 77,42 ha thủy sản, sản lượng đạt trên 325 tấn (năm 2021). Hiện nay đã có khoảng 25 hộ nuôi thủy sản có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm như gia đình: anh Nguyễn Văn Lăng (ở bản Séo Sin Chải); anh Nguyễn Văn Quát (bản Séo Xin Chải), anh Nguyễn Văn Thoan (Lò Suối Tủng), ông Trần Văn Nhung (bản Cắng Đắng), ông Đỗ Văn Cố (ở bản Lò Suối Tủng)…
"Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên địa bàn tốt hơn nữa trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích người dân đầu tư thâm canh đối với những diện tích mặt nước phù hợp, chủ động về nguồn nước, đặc biệt là tăng cường đưa các giống mới có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi".
Anh Vàng Văn Dèn - Chủ tịch Hội Nông dân xã San Thàng
-
Nông dân Bắc Quang phấn khởi thu hoạch cam Vàng được mùa, được giá
-
Nông dân xuất sắc làm giàu từ cây thanh long ruột đỏ
-
Đa dạng hóa sinh kế để giảm nghèo bền vững
-
Nông dân Bắc Kạn tự tin đầu tư nuôi ba ba từ nguồn vốn Hội
- Agribank dành 1,8 tỷ đồng tặng Tân sinh viên 2023
- Sầu riêng giá cao, thương lái “ngoảnh mặt”
- Nuôi con đặc sản hoang dã cho thu nhập khá
- Xây dựng, sửa chữa công trình nước sạch hộ gia đình nông thôn được vay đến 25 triệu đồng
- Tiêu chuẩn xét tặng “Nghệ nhân nhân dân" lĩnh vực thủ công mỹ nghệ
- Người Xơ Đăng tự làm thủy lợi dẫn nước về đồng phục vụ sản xuất
- Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
Xử lý 14.589 vụ vi phạm pháp luật hải quan, thu nộp NSNN hơn 474 tỷ đồng11 tháng của năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 11.521 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,258 tỷ đồng.
-
Tìm giải pháp để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"