
Liên quan vụ việc giải tỏa mặt bằng gia đình bà Bùi Thị Nuôi (Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam), chính quyền địa phương vừa tổ chức xác định khối lượng tài sản trên đất để đền bù. Song câu chuyện đơn vị chức năng đo sai diện tích đất của hộ gia đình này, lại một lần nữa… bị bỏ lơ!

Phản ảnh của hộ dân cho biết, vụ việc khiếu nại sai số diện tích đền bù giải tỏa của gia đình đã kéo dài quá lâu, làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án đường nối từ đường cứu nạn cứu hộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đến QL1A. Những tưởng cơ quan chức năng sẽ khẩn trương giải quyết, thì lần tiếp xúc mới đây, diễn ra ngày 15/8/2018 lại không hề đi vào bức xúc đó, mà chuyển sang khía cạnh đo đạc kiểm đếm trên đất mà thôi.
Chỉ kiểm đếm, không biết diện tích?
Ông Huỳnh Hữu Bửu, con trai bà Bùi Thị Nuôi, đại diện cho gia đình chia sẻ, việc kiểm đếm, đo đạc tài sản giải tỏa trên đất, gắn liền với ngôi nhà của mẹ ông, đã tiến hành từ lâu rồi. Song mới đây, chính quyền lại một lần nữa đặt ra, với yêu cầu bà Bùi Thị Nuôi đích thân điểm chỉ xác thực, để áp giá đền bù. Bà Nuôi cùng các con đều chấp hành yêu cầu của chính quyền.
“Nhưng khi chúng tôi đề cập đến bức xúc chính, là tại sao chính quyền đo sai diện tích nhà, thì đoàn cán bộ trả lời không phải thẩm quyền giải quyết. Điều này hơi hài hước, vì tài sản của gia đình gắn liền với đất, mà đất đo sai diện tích thì có kiểm đếm tải sản bao nhiêu cũng không xử lý được vấn đề, gia đình cũng không thể chấp nhận giải tỏa được”. Ông Bửu nhấn mạnh như vậy.
Trao đổi với Làng Mới, ông Nguyễn Đình Chi, giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thăng Bình cho biết, đơn vị ông chỉ thừa hành chỉ đạo của lãnh đạo huyện, để xác minh khối lượng kiểm đếm trên đất nhà bà Nuôi. Những số liệu đo đạc không chính xác, thuộc thẩm quyền của lãnh đạo huyện và đơn vị có chuyên môn đánh giá. “Tôi chỉ có thể kiến nghị lãnh đạo nhanh chóng xử lý vướng mắc này, để gia đình giải tỏa đền bù êm thuận”. Ông Chi thổ lộ.

Với câu hỏi có nhận thấy sai lệch diện tích trong vụ việc này hay không, ông Chi thừa nhận qua số liệu có thể thấy như vậy. Gia đình bà Nuôi vốn sở hữu khoảnh đất 1.970 m2, sau lần giải tỏa mở đường QL1A năm 2014 đã giảm đi 274,8 m2, nay giải tỏa tiếp 1030,3 m2, dĩ nhiên sẽ còn 670,9 m2. Nhưng chính quyền huyện Thăng Bình công bố diện tích còn lại của gia đình là 605,4 m2, là thiếu đi 65,5 m2, khiến gia đình bức xúc khiếu kiện. Chỉ cần UBND huyện Thăng Bình sửa quyết định thu hồi đất gia đình này từ 1030 m2 thành 1098,8 m2, thì mọi việc sáng tỏ. Song không hiểu vì sao, chính quyền vẫn nhất định không nhận thấy sai số này. Ông Bửu bức xúc: “Có phải họ lảng tránh sự thật đã sai sót để không chịu sửa đổi lại? Điều đó có quan trọng đến mức để cho sự việc kéo dài thế này không?”.
Dự án chậm tiến độ, ai sẽ trả lời?
Ông Huỳnh Hữu Bửu nhận xét, bức xúc của gia đình cần được xử lý minh bạch, bởi không thể xem chuyện một mảnh đất bị đo thiếu 65,5 m2 là chuyện bình thường, trong khi giá thị trường đất tại đây đã hơn 5 triệu đồng/m2. Do đó, nhất định không có chuyện gia đình ông nhượng bộ cho sự tắc trách của chính quyền.

Tuy nhiên, ông Bửu cũng rất lo lắng khi mùa mưa đã đến mà gia đình vẫn bế tắc hướng giải quyết. Nếu không đủ thời gian để tạo dựng lại nhà mới, thì bà Bùi Thị Nuôi đã 95 tuổi sẽ tá túc ở đâu, hay phải ở nhà tạm bợ mưa gió. Do đó, gia đình rất mong vụ việc được giải quyết.
Hơn nữa, ông Bửu nhìn nhận, đọc tin tức báo chí, ông biết đầu tháng 8/2018 vừa qua, lãnh đạo bộ Giao thông vận tải đã kiểm tra dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và yêu cầu không thể để tiến độ chậm qua ngày 30/9. Mà những vướng mắc rất nhỏ tại dự án này, lại chính là những trường hợp như gia đình của ông. Vậy tại sao chính quyền địa phương không thể tích cực hơn, để xúc tiến tháo gỡ ngay những khúc mắc đơn lẻ này, vì lợi ích chung?
Khi phóng viên Làng Mới đặt câu hỏi này với ông Hồng Quốc Cường, Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, câu trả lời của vị lãnh đạo này vẫn không thay đổi: Bận công tác chưa trả lời được, xin hẹn lại lần khác và đề nghị gặp cơ quan tham mưu bên dưới!
Nguyên Đức.
- Nuôi chó dữ: Không cấm cũng chẳng quản, cộng đồng bất an đến bao giờ?
- Trung bình doanh nghiệp mất 32,2 giờ để thực hiện 1 thủ tục về đất đai
- Từ ngày 3- 6/6 sẽ diễn ra Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa năm 2023
- Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
- Chủ tịch nước biểu dương các 'gương mặt vàng' của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32
- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước thăm và làm việc tại New Zealand
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp cả bản điện tửTừ 1/6, kết quả của các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cung cấp đồng thời cả bản điện tử có đầy đủ giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía BắcThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
-
Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng" tại thị trường Trung QuốcQuả sầu riêng tươi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 83% tổng trị giá xuất khẩu trái cây.
-
Huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông dự thảo chính sáchViệc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án 407 được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
-
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Quyết tâm công phá tâm lý sợ trách nhiệm"Cho rằng tình trạng cán bộ công chức né tránh, sợ trách nhiệm là biểu hiện của suy thoái về chính trị cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh phải quyết tâm công phá tâm lý này.
-
Những vấn đề đặt ra về hoàn thiện pháp luật, chính sách đối với hợp tác xã trong giai đoạn mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Thực tiễn gần 10 năm thực hiện các quy định của luật HTX và các văn bản chính sách đối với HTX đã nảy sinh các vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy HTX phát triển vừa đúng bản chất mà Liên minh HTX quốc tế đã đưa ra, vừa thích ứng được với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tới.
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'Lực lượng Hải quan tập trung phối hợp xây dựng phương án đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy tại địa bàn “nóng” hiện nay là tuyến hàng không, chuyển phát nhanh và một số địa bàn, cửa khẩu trọng điểm.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"