
.jpg)
Bạn đọc Nguyễn Văn Hà (Nghệ An): Để được đi xuất khẩu lao động cần có điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 44. Luật NLĐVNĐLV ở NN thì: Người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bạn đọc Đoàn Ngọc Đích (Đồng Nai): Tôi có nguyện vọng được ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp với doanh nghiệp ở nước ngoài có được không?
Điều 5, Luật NLĐVNĐLV ở NN quy định các hình thức Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó khoản 3 Điều này quy định: “3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.”. Căn cứ quy định này, bạn được trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp ở nước ngoài.
Bạn đọc Hoàng Văn Tuấn (Thái Bình): Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền, nghĩa vụ gì?
Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, tránh bị người sử dụng lao động chèn ép, gây lên những bất lợi cho mình… đồng thời để người lao động thấy rõ trách nhiệm của mình, tránh những rủi ro, vi phạm pháp luật của nước sở tại…, Điều 6, Luật NLĐVNĐLV ở NN quy định rất chi tiết về “Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Theo đó:
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền: Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;…
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ: Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động; làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động; về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;…
Bên cạnh quyền, nghĩa vụ trên, Luật NLĐVNĐLV ở NN còn quy định quyền, nghĩa vụ của người lao động trong từng trường hợp cụ thể như: Quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài (Điều 46): Quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài (Điều 47)…

Bạn đọc Hoàng Văn Hải ( T.p Hồ Chí Minh): Không ít trường hợp người lao động bị lừa đảo; khi gặp rủi ro bị đơn vị đưa người lao động ra nước ngoài làm việc bỏ rơi,... Vậy pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm của đơn vị đưa người ra nước ngoài làm việc để tránh tình trạng này?
Điều 7 Luật NLĐVNĐLV ở NN quy định rõ “ Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” như: Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật; Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài… Bên cạnh đó, Chương II, Luật này còn quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đơn cử, khoản 2, Điều 26, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ như sau: Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; bồi thường cho người lao động về những thiệt hại do doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp gây ra theo quy định của pháp luật…
Bạn đọc Nguyễn Văn Bảy (Nghệ An): Chính sách hỗ trợ người lao động sau khi về nước được quy định thế nào?
Chính sách hỗ trợ người lao động sau khi về nước được quy định tại Điều 60, Điều 61 Luật NLĐVNĐLV ở NN, gồm: Hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp; Hỗ trợ hòa nhập xã hội.
Còn rất nhiều câu hỏi như: Quy định việc thu tiền dịch vụ? tiền ký quỹ?… Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ giải đáp một số câu hỏi mang tính phổ quát. Các bạn cần nghiên cứu kỹ luật trên để trang bị cho mình kiến thức cần thiết, để vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, vừa tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Lê Chiên (Ghi)
-
Lái xe quá hạn đăng kiểm, quá niên hạn sử dụng bị xử lý như thế nào?
-
Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
-
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 3/2023
-
Từ 01/8/2024, chỉ tuyển công chức đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào
- Năm 2023, tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động thay đổi như thế nào?
- Chính phủ quy định về điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước
- Điểm mới về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
- Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?
- Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kiểm sát, giải quyết đơn khiếu nại năm 2023
- Chế tài xử lý hành vi giết mổ động vật bị bệnh để bán, để chế biến thực phẩm bán
- Từ ngày 12/12, sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt đến 20 triệu đồng
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
Tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức "khóa thuê bao"Người dân cần cập nhật thông tin chuẩn xác để tránh bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh