Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Sử dụng phân bón đúng để phát triển nông nghiệp bền vững, có trách nhiệm với môi trường

Nguyễn Đại - 14:21 09/04/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng 9/4 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Sử dụng Phân bón Đúng”. Dự án được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến 4,4 triệu đôla Mỹ, do Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT là chủ dự án và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện dự án.

Nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa

Lúa là cây trồng chính và ưu tiên ở Việt Nam, đóng góp 6% vào GDP của Việt Nam. Sản lượng lúa hàng năm của Việt Nam vào khoảng 40 triệu tấn. Tiêu thụ phân bón ở Việt Nam khoảng 10 triệu tấn mỗi năm, trong đó phân bón vô cơ chiếm 75-80%. Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả hiện đang là một vấn đề lớn trong sản xuất lúa gạo, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp.

“Sử dụng phân bón đúng” là một dự án được chủ trì và tài trợ bởi Cục Nông nghiệp Đối ngoại - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nằm trong khuôn khổ Chương trình Thách thức Phân bón Toàn cầu (Global Fertilizer Challenge) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Các hoạt động của Dự án được xây dựng và thực hiện dựa trên nguyên tắc 4 Đúng (4Rs) trong quản lý dinh dưỡng, bao gồm yêu cầu sử dụng Đúng loại, Đúng tỷ lệ, Đúng thời điểm và Đúng địa điểm. Nguyên tắc mà Dự án xây dựng tương ứng với nguyên tắc bón phân “5 Đúng” quy định tại Luật Trồng trọt của Việt Nam, bao gồm: Đúng loại đất, Đúng loại cây, Đúng liều lượng, Đúng thời điểm và Đúng cách.

Thứ trưởng Hoàng Trung nhận định, dự án sẽ thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, trong số các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, mục tiêu "Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm" và mục tiêu "Hành động về khí hậu" là 2 trong số 17 mục tiêu mà Liên Hợp quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ tại Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng này, Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ NN&PTNT nói riêng đã và đang có nhiều nỗ lực và hành động thiết thực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế nhưng hài hòa với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả hơn trong lĩnh vực nông nghiệp; tiếp cận thị trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Cụ thể, mục tiêu của Dự án là nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng.

Dự án “Sử dụng phân bón đúng” hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả; tiếp cận thị trường; giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, được triển khai tại 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng gồm: Hải Dương, Thái Bình, Nam Định và 3 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng.

Dự án gồm 3 Hợp phần, trong đó:

Hợp phần 1: Phát triển công nghệ và công cụ nhằm sử dụng phân bón hiệu quả trong trồng lúa. Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ quản lý dinh dưỡng dựa trên đất; phát triển ứng dụng (App) tích hợp bản đồ dinh dưỡng, sử dụng phân bón đúng và khuyến nông điện tử; đề xuất giải pháp và phát triển công nghệ cơ giới hoá tích hợp với sinh học để xử lý phụ phẩm lúa tại đồng ruộng làm phân bón hữu cơ.

Hợp phần 2: Nâng cao năng lực truyền thông cho các bên liên quan về thực hành bón phân đúng cho cây lúa. Trong hợp phần này, dự án hỗ trợ phát triển diễn đàn, kết nối hợp tác quản lý, nghiên cứu, sử dụng và thị trường phân bón; xây dựng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón đúng và tập huấn về bón phân theo vùng chuyên biệt, kỹ thuật xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ...

Hợp phần 3: Giám sát và đánh giá việc thực hiện dự án.

Với 3 Hợp phần, dựa án kỳ vọng giúp 2.600 cá nhân hưởng lợi trực tiếp từ việc đào tạo ngắn hạn; tăng cường năng lực cho 24 tổ chức (bao gồm các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyến nông địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất phân bón…) tham gia; giảm phát thải khí nhà kính khoảng 56 nghìn tấn CO2 mỗi năm (tối đa từ 100.000 ha áp dụng các giải pháp của dự án) so với thời điểm 2023 (trước khi thực hiện dự án.

Hướng tới thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm với môi trường

Thông qua dự án sẽ hình thành mạng lưới đối tác được thành lập trong nước hoặc khu vực nhằm thúc đẩy thực hành nông nghiệp Tốt (GAP) sử dụng phân bón bền vững. Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ mạng lưới này tham gia vào Diễn đàn phân bón quốc tế của USDA.

Bốn công nghệ hoặc thực hành được phát triển, chia sẻ hoặc hỗ trợ để giúp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, nâng cao hiệu quả của phân bón và phát triển các giải pháp thay thế cho phân bón hóa học nhằm cải thiện sức khỏe và độ phì nhiêu của đất, bao gồm: 

- Bản đồ đất - dinh dưỡng được xây dựng cho 01 tỉnh ĐBSCL và một tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng tham gia thực hiện dự án);

 -Một ứng dụng tích hợp bón phân theo vùng chuyên biệt và khuyến nông điện tử (e-Extension) áp dụng thử nghiệm và tập huấn sử dụng cho các tỉnh thực hiện dự án);

- Cơ giới hóa gieo sạ hàng hoặc cụm kết hợp bón phân – tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm giống và giảm phát thải khí nhà kính; 

- Giải pháp xử lý rơm rạ làm phân bón hữu cơ bằng công nghệ cơ giới hoá tích hợp công nghệ sinh học.

Các quy trình kỹ thuật và sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón đúng cho các đối tượng nghiên cứu tại các vùng cụ thể thực hiện Dự án sẽ được xây dựng.

Ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Ông Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam, thông qua dự án sẽ giúp cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo cho nông dân trồng lúa nhằm nâng cao sinh kế, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện sức khỏe đất.

“Dự án mang tới những hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho nông dân, những cơ quan liên quan ở các địa phương thụ hưởng dự án để tăng cường sinh kế, củng cố và đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện sức khỏe đất cũng như bảo tồn dinh dưỡng hướng đến một nền kinh tế xanh. Thông qua dự án cũng tăng cường mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà cụ thể hơn là làm sâu sắc hơn về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp” - Ông Marc E. Knapper khẳng định.

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Bộ NN&PTNT đã ban hành Đề án “Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”; Đề án "Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPMH) đến năm 2030" đồng thời định hướng xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, hướng tới giảm phát thải, nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua đó, dự án sẽ góp phần cải thiện thu nhập của bà con nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong việc triển khai Dự án “Sử dụng phân bón Đúng”, Thứ trưởng Hoàng Trung cho rằng, đây là một trong các dự án hướng tới thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và có trách nhiệm với môi trường.

“Thông qua Dự án, Bộ NN&PTNT mong muốn sẽ nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân và giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa từ việc sử dụng phân bón đúng. Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Viện lúa quốc tế (IRRI) và các nhà khoa học của Việt Nam, đối tượng thụ hưởng chính của dự án là bà con nông dân tại các tỉnh dự án sẽ được tiếp cận kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hành nông nghiệp chính xác nhằm sử dụng tối ưu đầu vào bao gồm phân bón trong trồng lúa, để từ đó có thể nhân rộng các kinh nghiệm tốt trong cả nước”.

Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT.

 

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".