Thành lập Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
Hiện nay, trong tất cả các loại cây gia vị, chỉ có Hồ tiêu có sự hỗ trợ của Hiệp hội là tổ chức ngành hàng trung gian, làm cầu nối giữa sản xuất và thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia… Trong khi đó, các loại gia vị khác của Việt Nam vẫn chưa được định vị rõ nét trên bản đồ gia vị thế giới. Giá trị thu về từ cây gia vị của nông dân chỉ ở mức thấp do chủ yếu bán ở dạng nguyên liệu và qua trung gian.
Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 232.000 tấn hạt tiêu, với gần 990 triệu USD. Còn nếu tính chung toàn ngành gia vị Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 370.000 tấn, với kim ngạch đạt 1,4 tỷ USD. So với nước có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên như Việt Nam có thể nói con số này còn rất khiêm tốn.
Trước thực tiễn và cơ hội nhận định còn rất lớn với nhóm hàng gia vị, để mở rộng sân chơi cho các thành viên, ngày 17/3/2023, Hiệp hội Hồ tiêu (VPA) tổ chức Đại hội bất thường, đổi tên thành Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA).
Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch VPA cho biết, trong nhóm ngành hàng gia vị cây tiêu Việt Nam lọt vào top sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới, kế đến là cây hồi, cây quế đứng thứ ba và nhiều cây gia vị khác nữa.
Việt Nam hiện có gần 200 nhà xuất khẩu hồ tiêu và khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu gia vị các loại. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay ngành hồ tiêu và gia vị chỉ mới khai thác khoảng 40% - 50% lợi thế. Để khai thác tối đa lợi thế, hiện doanh nghiệp cần tăng cường hiểu biết về thị trường nhập khẩu.
Ví dụ, trước tác động của biến đổi khí hậu, gần đây EU đã ban hành Luật Chống phá rừng, tất cả những sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp từ các nước đi vào EU phải thỏa mãn yêu cầu không phá rừng và không làm cho rừng suy thoái.
Hiện có một số sản phẩm của Việt Nam như cà phê, ca cao đã được EU đưa vào tầm ngắm và có báo cáo sâu hơn, EU chưa đề cập đến cây tiêu và các cây gia vị khác nhưng trong tương lai chắc chắn họ sẽ quan tâm đến, bởi cây tiêu và các cây gia vị khác đều có đặc thù chung như cây cà phê và cây ca cao.
Thứ hai, cây tiêu tuy có mô hình liên kết sản xuất tốt nhưng cần phải củng cố thêm, giúp nông dân khi đưa sản phẩm ra thị trường đáp ứng được đòi hỏi nghiêm ngặt, các tiêu chuẩn về chất lượng đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Thứ ba, ngay trong nội tại của hiệp hội vẫn chưa có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp như công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, cập nhật thông tin tìm hiểu khách hàng, kết nối với các tổ chức ngành hàng gia vị khác trên thế giới, và vai trò của hiệp hội là kết nối thị trường với cộng đồng doanh nghiệp đang bị vắng.
Vẫn theo Chủ tịch VPA, thành lập hiệp hội gia vị là xu thế phổ biến, và mô hình này hoạt động rất hiệu quả trên thế giới. Hiện nay có các hiệp hội gia vị các nước như Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Campuchia... Tiếng nói của các hiệp hội rất có trọng lượng đối với cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ, hơn thế còn giúp cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, đưa các cây gia vị và các sản phẩm từ gia vị ra thị trường thế giới.
Khi sức mạnh về quyền đàm phán và mặc cả trong thương mại quốc tế được nâng lên thì tiếng nói của doanh nghiệp cũng mạnh mẽ hơn. "Chính vì vậy, việc đổi tên Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thành Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam là yêu cầu cần thiết hiện nay", bà Liên khẳng định.
Trong 20 năm qua, ngành hồ tiêu phát triển rất thành công với khối lượng sản xuất đạt hơn 40% và hơn 60% lượng tiêu cung cấp trên toàn cầu đều đi ra từ cửa ngõ cảng Cát Lái hay cảng Hải Phòng của Việt Nam. Đây là một con số rất ý nghĩa. Theo bà Liên, nếu có một hiệp hội lớn hơn với số sản phẩm nhiều hơn, cơ hội tham gia vào các thị trường chắc chắn cũng lớn hơn, như vậy sẽ cùng thúc đẩy ngành hồ tiêu và gia vị phát triển tương xứng với tiềm năng.
-
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp -
Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn -
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ -
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
-
Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần 100 sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đang được trưng bày tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024. Hội chợ sẽ kéo dài từ 30/11-08/12 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Milan, Italia.
-
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng đạt tiêu chuẩn FSC vừa được Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) ở TP. Huế sản xuất thành công. Sản phẩm này ra đời từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho đơn vị.
-
Mảng tiêu dùng của Masan tiếp tục đạt tăng trưởng 2 con số trong quý III/2024Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong cuối năm 2024. Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ gây chú ý khi hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
-
Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giáTại huyện vùng cao biên giới Mường Khương - vùng đất chỉ toàn sương mù và núi đá của Lào Cai, cây quýt ngày càng khẳng định là cây trồng chủ lực, giúp nông dân địa phương nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
-
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
-
Chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIVNgày 28 tháng 10 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”. Trong đó quy định việc phòng lây nhiễm HIV và những điểm mới về tiêu chuẩn, chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
-
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc giaHồ chứa nước Cửa Đạt; hồ chứa nước Tả Trạch; hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
-
Thủ tướng: Phát huy bài học kinh nghiệm quý và tinh thần Chiến thắng Bình GiãThủ tướng tin tưởng Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng và những thành tựu đã đạt được để bứt phá vươn lên.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ họcTheo Tổng Bí thư, tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, tập trung nguồn lực cho lĩnh vực then chốt.
-
Điểm sáng nhân rộng mô hình hợp tác hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trườngNhằm chung tay, góp phần làm giảm thiểu những tác hại đối với môi trường, những năm qua Hội Nông dân các cấp trong tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả về bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là ở các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn