Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
Từ cây rau dại “cứu đói”…
Có lẽ những người dân thế hệ 8X trở về trước ở các vùng ven biển như thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc (Nghệ An) không còn xa lạ với loài cây dại, rau nhót, một loài cây mọc ven biển ở những vùng đất lợ này, vì đã có những lúc nó trở thành cây “cứu đói” của người dân nơi đây.
Rau nhót có vị chua, thanh và hơi mặn, một chút vị đắng, thường mọc dại ở vùng bãi bồi, ven sông nước lợ, các đầm tôm, ruộng muối. Đây là một loại cây dại, nhưng những năm gần đây nó bỗng trở thành đặc sản. Cũng vì thế mà nhiều người đã tìm về các bãi bồi, ven sông nước lợ, đầm tôm, cánh đồng muối nơi có rau nhót mọc nhiều để hái về ăn, nhiều người hái về bán. Tại các phiên chợ, rau nhót có hôm được bán với giá lên đến 25.000 – 30.000 đồng/kg.
Nhận thấy, mặc dù là cây dại, nhưng rõ ràng rau nhót đang được rất nhiều người ưu chuộng, bởi những đặc tính hấp dẫn của nó, như có thể luộc, xào với các loại thịt, hải sản, nấu canh… ăn rất lạ miệng và còn rất bổ dưỡng. Không chỉ vậy, rau nhót còn mang lại giá trị kinh tế rất cao, anh Trần Văn Quân (SN 1984), trú tại phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã nảy sinh ý tưởng “thuần hóa” loài rau dại này, biến nó thành thứ cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Nghĩ là làm, lúc đầu anh thuê lại một vài mảnh ruộng trên cánh đồng Doi để thử nghiệm. Vì chưa có kinh nghiệm, nên anh tự mày mò, đo thử độ pH trong đất, thì thấy khá thích hợp với cây rau này, nên anh “đánh liều” thầu khoán lại hơn 1ha để thực hiện ý tưởng của mình.
Năm 2018, sau khi vay mượn được hơn 500 triệu đồng, anh Quân bắt tay ngay vào cải tạo đất, làm hệ thống mương thoát nước và lắp đặt vòi tưới tự động anh học được ở trên mạng… Rồi tìm về các trang trại gà để mua phân gà về ủ thành phân vi sinh bón cho rau.
“Đặc tính của phân gà là nóng, mặn và hơi cay, nên rất thích hợp cho cây rau nhót. Sau khi cải tạo xong đất, tôi tìm khắp nơi nhổ rau nhót về trồng. Nhưng không phải đơn giản như tôi nghĩ. Loài cây này cũng không hề dễ trồng, lứa đầu tiên không thu được mớ rau nào, đã vậy còn mất cả giống. Lứa 2, 3 cũng vậy. Thấy vậy người nhà, bạn bè khuyên can tôi bỏ cuộc. Tôi chỉ gật đầu rồi âm thầm làm tiếp, mãi đến lứa thứ 4 cây rau nhót mới cho tôi thu hoạch” – anh Quân nhớ lại.
Theo anh Quân, để cây rau sinh trưởng, phát triển tốt và cho thu hoạch quanh năm, một mặt người trồng phải tuân thủ đặc tính tự nhiên của cây, mặt khác phải biết bổ sung các chất hữu cơ như: Phân gà ủ chua, bã mắm lên men, tưới nước mặn…
Niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi vườn rau đang lên xanh tốt, thì đại dịch Covid-19 ập đến. Vườn rau đến thì mà không thể hái, vì không có người mua, nhìn chúng ngày già xơ xác, héo úa, mà cổ họng anh như nghẹn lại, đôi mắt cuồng đỏ hoe.
Khó khăn là thế, anh ngậm ngùi duy trì. Rồi dịch bệnh được đẩy lùi, những chuyến hàng rau nhót của Quân đã có mặt ở hầu hết các chợ, một số quán ăn trên địa bàn. Không lâu sau, món nộm rau nhót đã chiếm được tình cảm của các thực khách, những vị “Hoàng Đế” khó tính nhất.
… đến cây làm giàu
Anh Quân cho biết, hiện gia đình anh đang canh tác gần 2ha rau nhót, trung bình mỗi tháng anh thu hoạch từ 3 - 5 tấn rau. Với mức giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, sau khi trừ đi các chi phí mang lại cho gia đình thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. Và tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động. Vào giai đoạn cao điểm như làm đất, trồng lứa rau mới... anh cần tới 20 lao động.
Theo anh Quân, cây rau nhót mọc dại ngoài tự nhiên chỉ có vòng đời khoảng 3 tháng, còn cây rau của Quân thì chu kỳ kéo dài đến 11 tháng. Chỉ cần cắt phần ngọn, bón phân và tưới nước đều, chỉ vài ngày sau cây sẽ tự mọc lớp chồi mới.
Tuy nhiên, vào khoảng tháng 9 âm lịch là thời điểm xuống giống. Khi cây non mọc lên thì đem cấy, sau 3 tháng thì rau cho thu hoạch. Thay vì chỉ cho thu hoạch trong tiết lập Xuân, thời tiết chuyển nắng nóng là cây cằn, già cỗi như cây rau dại, thì giống rau nhót mới sau khi thuần hóa đã trồng thâm canh cho thu hoạch quanh năm.
Anh Quân cho biết, hiện đầu ra của rau nhót khá ổn định. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, rau nhót của anh còn được đóng gỏi gửi máy bay vào TP.HCM và các tỉnh khác để làm nộm.
“Loại rau này có thể chế biến thành món nộm, luộc chấm nước mắm, nấu canh hoặc xào chung với các loại thịt, hải sản… mang lại hương vị chua thanh mát. Trung bình 1kg rau nhót có thể chế biến được khoảng 4 đĩa nộm. Giá mỗi đĩa nộm rau bán trong các nhà hàng tại Nghệ An từ 70.000 - 90.000 đồng. Còn tại TP.HCM lên đến 100.000 – 120.000 đồng/đĩa” – anh Quân cho hay.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Quân cho biết, một mặt anh tiếp tục mở rộng diện tích, đồng thời liên kết với các hộ dân, chuyển giao kỹ thuật để họ cùng trồng rau nhót và anh nhận bao tiêu sản phẩm. Mặt khác anh đang phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hồ sơ xây dựng sản phẩm OCOP.
“Tôi tin rằng khi rau nhót Hoàng Mai được công nhận là sản phẩm OCOP giá trị của nó sẽ còn cao nữa. Đây là cơ hội để người dân phủ xanh những cánh đồng mặn hoang hóa, là cơ hội để làm giàu từ chính cây “cứu đói” này” – anh Quân nói.
Rau nhót thuộc loại cây chịu mặn (halophyte), có chứa hàm lượng khoáng, vi chất cao, có lợi cho sức khỏe con người, là loại cây chịu được tác động biến đổi khí hậu. Rau nhót còn có tên gọi khác là cây phì diệp biển, là cây chứa hàm lượng cao các muối natrium và kalium. Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut.
Theo Trang web Y dược Việt Nam.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh