

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, Chính phủ đã thành lập “Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng”, “Chiến lược Tăng trưởng Xanh trong giai đoạn 2011-2020 - Tầm nhìn 2050” cũng như phát triển các dự án về phương thức canh tác nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn tại Việt Nam cùng với các tổ chức quốc tế. Trong đó, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững thường tập trung vào các công nghệ như: ngăn chặn xói mòn đất, bảo vệ đất, bảo vệ độ ẩm của đất và mức độ khả năng trồng cây và hình thức ruộng bậc thang trên các sườn dốc để tăng độ che phủ thực vật; tưới tiêu cây trồng chủ động bằng cách xây dựng hồ chứa nước và áp dụng phương pháp hiệu quả hơn như phun và tưới nhỏ giọt; thiết kế đầy đủ qui trình bón phân và chất dinh dưỡng thích hợp và hệ thống xử lý nước thải…
Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi nhờ sự quan tâm của Chính phủ phát triển ngành Nông nghiệp cũng như sự tăng cường đầu tư của các quỹ quốc tế vào lĩnh vực môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Số các hộ nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ nông nghiệp thông minh ngày càng tăng lên nhờ sự triển khai, nhân rộng các mô hình hiệu quả ra khắp các địa phương có môi trường đất, nước, khí hậu phù hợp. Cây trồng canh tác tại các mô hình thực hành là các giống cây trồng chủ lực, có giá trị về an ninh lương thực và hàng hóa đặc hữu tại từng địa phương như lúa, các loại rau, cây màu, cây ăn quả và cây lâu năm. Việc áp dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu còn góp phần giảm rác thải khí nhà kính từ gần 1 tấn đến 4 tấn CO2/ha canh tác 1 năm tùy thuộc mô hình áp dụng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Thọ cho biết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất chính là thủy lợi, nước tưới cho cây trồng. Tiếp theo là gắn đầu tư hạ tầng với phát triển sản xuất nông nghiệp từ giai đoạn đầu triển khai năm 2015 đã tính đến thiết kế ứng dụng nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và rất phù hợp đến bây giờ”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, trong bối cảnh chịu nhiều rủi ro, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ngành Nông nghiệp vẫn luôn phải đảm bảo các mục tiêu quốc gia liên quan đến an ninh lương thực, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Những tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất lương thực ở Việt Nam không chỉ tác động đến thị trường trong nước, mà còn ảnh hưởng đến an ninh lương thực khu vực và trên thế giới. Vấn đề an ninh lương thực đang trở nên ngày một phức tạp khi dân số thế giới tiếp tục tăng (dự báo 8,2 tỷ vào 2025 và gần 9,6 tỷ người vào năm 2050 – theo United Nations, 2013). Trong khi sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cần tận dụng những cơ hội để điều tiết thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp, đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thương hiệu xanh và thích ứng cũng như xúc tiến hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để hướng tới phát triển bền vững.
“Nông nghiệp thông minh với khí hậu” (climate smart agriculture- CSA) nhằm nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống nông nghiệp để góp phần ổn định an ninh lương thực, kết hợp với các nhu cầu thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng nền nông nghiệp bền vững” Theo FAO |
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kính
-
Chàng thanh niên người Tày thành công với nông nghiệp công nghệ cao
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn định
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%
- Thành lập Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
- “Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông
- Diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu sống được nhờ muối được giá
- Doanh nghiệp thủy sản, chăn nuôi đồng loạt đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Nghệ An: Ngành Chăn nuôi phát triển nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh
- Nghệ An: Có trên 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh