Vựa lúa số 1 Việt Nam: Làm gì khi xâm nhập mặn lấn nhanh vào nội đồng?
Theo Ủy ban sông Mekong Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nền dòng chảy mùa khô năm 2024 từ lưu vực sông Mekong về tới Đồng bằng sông Cửu Long (Vựa lúa số 1 Việt Nam) đang tiếp tục suy giảm; xâm nhập mặn sẽ tiến mạnh hơn vào nội đồng.
Do vậy, các tỉnh vùng “Vựa lúa số 1 Việt Nam” cần theo sát các thông tin giám sát mặn và có kế hoạch lấy nước luân phiên trên các sông, kênh, nhằm tránh hiện tượng cạn kiệt nước ngọt cục bộ, dẫn đến xâm nhập mặn có thể sâu hơn.
Dòng chảy mùa khô đang tiếp tục suy giảm
Thông tin về diễn biến tài nguyên nước về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 3/2024, đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết hiện nay trạng thái khí quyển và đại dương đang trong điều kiện El Nino.
Tổng lượng mưa trên lưu vực sông Mekong trong tháng Ba này dự báo sẽ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-30%.
Hiện nay, các hồ chứa trên sông Lan Thương đang chứa ở mức khoảng 50% tổng dung tích hữu ích, trong đó có hồ chứa lớn hồ Nọa Trắc Độ (Trung Quốc) chứa khoảng 40% dung tích (tương đương khoảng 4,4 tỷ m3) và các hồ chứa ở hạ lưu vực sông Mekong cũng đang chứa dung tích nước ở mức khoảng 55%.
Với các điều kiện như trên, cùng với xu thế dòng chảy giảm trên dòng chính sông Mekong, dòng chảy qua trạm Kra-chê trong tháng Ba, Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định dòng chảy trên sẽ có xu thế giảm, biến động trong khoảng từ 6,4 tỷ m3 đến 8,5 tỷ m3. Trong khi đó lượng nước trữ ở Biển Hồ hiện tại là 2,9 tỷ m3; do đó khả năng đóng góp lượng nước ra dòng chính sông Mekong sẽ rất hạn chế.
Kết hợp các thông tin trên với dự báo thủy triều, tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng Ba, Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu sẽ có xu thế biến động theo thủy triều trong khoảng từ 1,1-1,6 m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023.
“Lưu lượng trung bình ngày tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 3/2024 được nhận định là sẽ tiếp tục giảm từ 4.300 m3/s xuống khoảng 3.400 m3/s, ở mức tương đương trung bình nhiều năm nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2023,” đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam thông tin.
Tổng lượng dòng chảy trong tháng Ba qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc trong tháng Ba dự báo có thể sẽ ở mức từ 9,5 tỷ m3 đến 10,9 tỷ m3, tương đương trung bình nhiều năm nhưng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 khoảng từ 25 đến 35%.
Trên cơ sở kết quả dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo triều tháng 3/2024, đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định đường ranh mặn 1g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn (là sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây) dự kiến vào sâu hơn từ 8-12 km so với trung bình nhiều năm và sâu hơn so với xâm nhập mặn cùng kỳ tháng 3/2023 từ 5-8 km.
Tương tự, đường ranh mặn 4g/l tại ba nhánh sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây cũng được nhận định sẽ vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 6-10 km, và sâu hơn cùng kỳ 2023 khoảng từ 4-7 km.
Vận hành công trình ngăn mặn, tranh thủ trữ nước
Qua các phân tích ở trên, đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam nhận định nền dòng chảy mùa khô năm 2024 về Đồng bằng sông Cửu Long đang tiếp tục suy giảm, nên từ thời gian này mặn sẽ xâm nhập mạnh hơn vào trong nội đồng.
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), mặn xâm nhập sâu nhất sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 9-14/3 và từ ngày 20-25/3.
“Do đó các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng mặn trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần theo sát các thông tin giám sát mặn và các bản tin dự báo xâm nhập mặn để vận hành công trình ngăn mặn phù hợp tranh thủ lấy nước trữ vào trong hệ thống kênh rạch,” đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam lưu ý.
Ngoài ra do nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long dự báo sẽ ngày càng khan hiếm hơn trong mùa khô năm nay, nên các địa phương cũng cần có kế hoạch lấy nước luân phiên trên các sông kênh, nhằm tránh hiện tượng cạn kiệt cục bộ, dẫn đến xâm nhập mặn có thể sâu hơn.
Thông tin thêm, chuyên gia Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2023-2-24 dự báo sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.
Theo ông Dũng, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp 2. Đáng chú ý là độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.
“Do vậy, các địa phương ở trong vùng cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn,” đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia khuyến cáo.
Theo cảnh báo của Ủy ban sông Mekong Việt Nam, các huyện, thị xã thường xuyên bị nhiễm mặn, bao gồm: Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc, Thạnh Hóa và thành phố Tân An (tỉnh Long An); Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang); Ba Tri, Bình Đại (tỉnh Bến Tre).
Cùng với đó là các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành (tỉnh Trà Vinh); Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng); Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long (tỉnh Bạc Liêu); Vĩnh Thuận, An Biên, Hòn Đất, Giang Thành (tỉnh Kiên Giang); Long Mỹ, Vị Thủy, Ngã Bảy, Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang)./.
Theo Vietnam+
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia -
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và báo chíĐó là đề nghị của ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024” tổ chức ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh