Xóa nghèo cho vùng đồng bào Mảng cần đầu tư đúng hướng
Làm gì để đồng bào Mảng từ bỏ hủ tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo là trăn trở nhiều năm nay của chính quyền địa phương.
Người Mảng cho rằng trời sinh ra họ thì trời cũng cho họ thức ăn để sống. Núi còn củ mài, củ sắn, rau quả… suối còn tôm, cá… khe còn cua, ếch… rừng còn chim muông, thú… thì họ chẳng lo sợ gì chết đói. Chính vì quan niệm đó mà người Mảng không chịu áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Trưởng công an xã Bum Nưa, Vàng Văn Trung được phân công lên làm Bí thư chi bộ bản Nậm Củm. Chi bộ có 9 đảng viên nhưng chỉ có 4 đảng viên là người của bản, còn lại là từ xã và giáo viên tăng cường lên sinh hoạt cùng.
Việc phát triển đảng viên và sinh hoạt đảng cũng hết sức khó khăn vì nhận thức trong đồng bào còn hạn chế.
Theo ông Vàng Văn Trung, bà con nhiều năm nay vẫn luôn trong tình trạng trông chờ, ỉ lại sự hỗ trợ của nhà nước nên các dự án đầu tư cho người Mảng cần triển khai một cách đồng bộ, không nhỏ lẻ và thực sự làm thay đổi nếp nghĩ cũ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Ngay cả việc hỗ trợ gạo cứu đói mà nhà nước cấp 15 kg mỗi người mỗi tháng cũng phải triển khai phù hợp.
“Gạo cứu đói hỗ trợ bà con trước đây thường để ở Ủy ban xã sau đó bà con tự xuống lấy. Đi lấy vừa xa, gạo nặng nên người dân bán đi lấy tiền đổi lấy rượu và thức ăn. Từ thực tế đó, Đảng ủy xã chỉ đạo chở gạo cứu đói lên tận bản. Vì vậy, tôi đã vận động các doanh nghiệp hoặc nhờ xe công trình chở gạo đến tận nơi cho bà con”, ông Trung nói.
Ông Mai Văn Thạch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Tè cũng chia sẻ, đồng bào Mảng thường cư trú và ở những vị trí xa trung tâm, địa hình cách trở, đi lại rất khó khăn, có nơi biệt lập với bên ngoài. Vì vậy Nhà nước, tỉnh và huyện đã đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông, điện, đường, trường, trạm; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo đội ngũ cán bộ tại cơ sở… phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình cho bà con.
Để bà con có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, giao lưu với bên ngoài, thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật, cấp ủy, chính quyền từ xã đến huyện đã tăng cường cán bộ tới từng bản, từng hộ gia đình để cầm tay chỉ việc. Song điều đáng buồn, khi cán bộ về đâu lại vào đấy.
“Trước mắt, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền vận động bà con, đồng thời phải xây dựng được những người đầu tầu trong bản và hỗ trợ cho những cá nhân đầu tầu này những mô hình làm ăn, để sau đó mọi người cùng nhau làm. Những hộ thiếu vốn, thiếu đất sản xuất và thiếu kinh nghiệm sản xuất mà để người ta tự làm thì không dễ chút nào”, ông Thạch nhấn mạnh.
Theo Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, người đã từng có những nghiên cứu về đồng bào Mảng ở Lai Châu, qua nghiên cứu vùng đồng bào Rục ở Quảng Bình; vùng người Mảng và La Hủ ở Lai Châu thì cả 3 dân tộc này có đặc điểm là dù Nhà nước đầu tư rất lớn nhưng vẫn không thoát nghèo. Tất cả những nơi mà trước đây phải vài ngày đi bộ mới đến, bây giờ chỉ ngồi trên xe ô tô rất thuận tiện, bà con có nông sản là bán được nhưng vẫn không thoát được nghèo, phải chăng là do đầu tư chưa đúng?
“Tại sao đồng bào Mảng lại không phát triển được. Đó cũng là một phần lỗi của chúng ta, đó là không nghiên cứu đặc trưng của từng dân tộc đó để đưa ra những giải pháp riêng. Ủy ban dân tộc cũng đã có dự án, nhiều ngành cũng có dự án đầu tư cho bà con nhưng lại không nghiên cứu nội lực, đặc điểm của dân tộc đấy, thế mạnh nhất của dân tộc đấy mà đem áp đặt xóa đói giảm nghèo của người Kinh và của dân tộc khác đưa xuống đấy. Tự dưng trở thành bao cấp, nghĩ hộ đồng bào, làm thay đồng bào”, TS Trần Hữu Sơn nói.
Phải chăng chính việc lo thay, làm thay, bao cấp – đói có Nhà nước lo, khiến nhiều năm dài tộc người Mảng không tự chủ vươn lên thoát nghèo? Điều này rất cần có sự nghiên cứu, hiến kế của các Nhà dân tộc học, các nhà khoa học am hiểu về đồng bào các dân tộc thiểu số… trước mỗi một chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào ít người, trong đó cần coi trọng việc phát huy chính nội lực, tính bản địa của người dân địa phương./.
(Theo VOV)
-
Khát vọng, đam mê sáng tạo vì môi trường xanh – sạch – đẹp -
Độc đáo: "Cặp kỳ lân châu Á" làm từ 5.000 dây bẫy thú rừng -
Quảng Trị: Nạn xả rác thải khiến sông Hiếu ngày càng ô nhiễm -
Xây dựng hình ảnh Côn Đảo xanh, thân thiện, văn minh
- Người dân vùng Lìa cùng nhau gìn giữ “Báu vật trời cho”
- Hữu Lũng tích cực hưởng ứng Tết trồng cây Giáp Thìn 2024
- “Một triệu bữa cơm có thịt” - ấm áp những tấm lòng sẻ chia với trẻ em vùng cao
- Hoa thủy tiên – Thú chơi tao nhã, độc đáo
- Ngày hội đến trường và vui Tết Trung Thu cho trẻ em miền núi Nghệ An
- Nẻo về nguồn cội – Tấm lòng tri ân với quê hương
- Đồng Tháp xây dựng vùng nông sản an toàn, bền vững, gìn giữ môi trường
-
Giải pháp cấp nước sạch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Kiên GiangĐể sớm hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Kiên Giang và đưa việc thực hiện tiêu chí này đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang đã kiến nghị một số giải pháp, trong đó có xã hội hoá các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung.
-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớnNgày 26/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà quân sự thiên tài, Nhà văn hóa lớn.
-
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong nông nghiệp, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mìnhTheo Anh hùng Lao động Thái Hương, Hiệp hội các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) cần tiếp tục phát huy vai trò liên kết, quy tụ các thành viên đủ “tâm” và “tầm”, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh để có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng quốc tế, năng suất, giá trị gia tăng cao, cùng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(Tapchinongthonmoi.vn) – Thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đến nay các hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-2024) và trao bằng chứng nhận Di tích Quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm đã được hoàn tất.
-
10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024Năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thách thức với Sơn La như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường… Đặc biệt, cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh Sơn La ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật.
-
Xuất khẩu điều, cà phê cùng đạt mốc hơn tỷ đô trong năm 2024Trong năm 2024, cà phê, hạt điều là những mặt hàng nông sản tăng trưởng tích cực về xuất khẩu thu về 4-5 tỷ USD.
-
Liên Chung: Tập trung phát triển kinh tế nông thôn tạo chuyển biến tích cựcTrong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024, xã Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến tích cực đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế - xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
-
“Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng của VinamilkQuy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Ngoài “chứng nhận”, đâu là điều doanh nghiệp cần để khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này?
-
MobiFone đem tiếng Anh trực tuyến dành cho học sinh tiểu họcCuối năm 2024, MobiFone chính thức ra mắt sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học lớp 3, 4, 5 mang tên English Beat – Primary.
-
Thêm gần 100 sản phẩm của tỉnh Phú Thọ được công nhận OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PT NN) Phú Thọ cho biết: Năm 2024, tỉnh có thêm 99 sản phẩm mới, trong đó có 94 sản phẩm hạng 3 sao do UBND cấp huyện quyết định công nhận và 5 sản phẩm hạng 4 sao do UBND tỉnh quyết định công nhận.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội