Chiềng Khương phấn đấu thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025
Đường mở đến đâu, dân hiến đất đến đó
Chiềng Khương là xã giáp biên với nước bạn Lào. Tên xã cũng là tên cửa khẩu cạnh dòng sông Mã thơ mộng. Tới Chiềng Khương hôm nay, điều dễ nhận thấy nhất là các công trình hạ tầng như điện, trường, trạm, đặc biệt là đường vào các bản đã được bê tông hóa, bà con đi lại vô cùng thuận tiện. Cái đói, cái nghèo đã được đẩy lùi, chị em phụ nữ cùng chung tay giúp nhau vươn lên làm giàu. Bà con người dân tộc Thái, Khơ Mú, Xinh Mun… nơi đây đã nỗ lực, đồng lòng xây dựng quê hương. Người góp công, người góp của, người hiến đất làm đường đã tạo thành phong trào xây dựng nông thôn mới ra khắp 21 bản của xã.
Người dân Chiềng Khương đóng góp hơn 31.000 ngày công, hiến trên 12.000 m2 đất để hoàn thành 170 tuyến đường giao thông nội bản.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Chiềng Khương đã huy động trên 70 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; trong đó, ngân sách Nhà nước hơn 47 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 23 tỷ đồng, hơn 31.000 ngày công, hiến trên 12.000 m2 đất để hoàn thành 170 tuyến đường giao thông nội bản, dài gần 50 km; tất cả các xã, bản đã xây dựng được nhà văn hóa.
Con đường bê tông dẫn vào bản Quyết Thắng rộng thênh thang. Đường giao thông nông thôn ở Chiềng Khương được đổ bê tông phẳng lì. Buổi sáng nơi miền sơn cước thật vui nhộn, đám trẻ í ới gọi nhau đi học. Thay vì phải đưa con em đến trường, đến giờ bà con trong xóm chỉ cần sắm cho con cái xe đạp là trẻ tự đến lớp. Đường bê tông nối liền với trường học nên trẻ em đi xe đạp dễ dàng. Có được con đường rộng rãi như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp không nhỏ của bà con trong bản.
Khi xã vận động bà con tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, ai cũng hết lòng ủng hộ, vấn đề là các tiêu chí đặt ra thì nhiều, nguồn lực của xã hạn chế. Trong những cuộc họp bản, vấn đề này được đưa ra để toàn dân bàn bạc. Bà con cùng bàn, cùng làm và cùng thực hiện, nên việc nước, việc bản cứ theo thế mà chạy bon bon. Hôm chúng tôi đến bản Quyết Thắng, vợ chồng ông Vũ Thừa Hiến vừa đi làm về. Ông bà chở theo cả đống rau lợn sau chiếc xe máy. Chưa kịp mời khách vào nhà, vợ ông Hiến đã khoe: "Có đường rộng nên xe cơ giới mới chở được vật liệu vào tận bản. Nhà bán nông sản thuận lợi hơn, chứ không khó khăn như ngày trước. Đến giờ tôi mới thấy, việc mình hiến 5.000m2 đất để mở rộng đường là đáng giá thế nào".
Bản nông thôn mới Chiềng Khương.
Cũng giống như ông Hiến, cả trăm hộ dân khác của bản Quyết Thắng đã đồng lòng để đơn vị thi công mở rộng đường. Đường rộng đến đâu thì họ hiến đất đến đó. Nhờ vậy mà việc làm đường giao thông nông thôn nơi đây sớm hoàn thành.
Bà con trong bản còn có cách làm sáng tạo khi tham gia làm đường giao thông nội bản. Nhà nước hỗ trợ xi măng, để tiết kiệm tiền mua vật liệu, bà con đã tận dụng nguồn cát ở sông, suối tại địa phương. Mỗi nhà vận động 1 người đi khai thác. Nhờ vậy mà tất cả những đường ngang, ngõ tắt chạy qua bản đều được bê tông hóa.
Phấn đấu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Để có diện mạo nông thôn mới sáng – xanh – sạch đẹp như hôm nay, xã Chiềng Khương đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, các bản đăng ký hoàn thành đổ bê tông đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, phân công các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các bản trực tiếp tuyên truyền, vận động bà con đóng góp ngày công lao động, vật liệu và hiến đất làm đường. Để hoàn thành 170 tuyến đường giao thông nội bản, dài gần 50km, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 31.000 ngày công lao động, gần 1.500 m³ cát, hiến trên 12.000 m² đất, chặt hơn 600 cây nhãn, xoài để mở rộng tuyến đường.
Ngoài cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, bà con người Thái, người Khơ Mú, người Xinh Mun... còn trồng cây ăn quả để nâng cao đời sống gia đình. Câu chuyện xây dựng nông thôn mới ở xã vùng cao biên giới này quả là có nhiều cách làm sáng tạo. Ở mỗi bản, cán bộ là người khởi xướng, bà con cùng nhất tề tham gia. Dù nguồn lực về tiền bạc ở địa phương có hạn nhưng mỗi nếp nhà cùng đồng lòng đóng góp sức người, sức của cho phong trào.
Bà con người Thái, người Khơ Mú, người Xinh Mun... ở Chiềng Khương phát triển trồng cây ăn quả để nâng cao đời sống gia đình.
Ông Lưu Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Chiềng Khương cho biết: Việc thực hiện xây dựng nông thôn mới được người dân trong xã đồng tình và ủng hộ rất cao. Xã Chiềng Khương cũng xác định xây dựng nông thôn mới điều cốt lõi là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để đạt được điều này, chính quyền xã đã có những cách làm sáng tạo. Ông Cường cho biết: “Xã Chiềng Khương được tỉnh Sơn La chọn là xã điểm trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tuy nhiên xã đã về địch trước 3 năm vào tháng 7/2017. Trong công tác tuyên truyền, UBND xã và Đồn Biên phòng Chiềng Khương đã cùng nhau tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất và ngày công để xây dựng các tuyen đường giao thông nông thôn. Đặc biệt, Đồn Biên phòng đã kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm, hoàn thành tiêu chí. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã chung tay giúp hội viên xóa đói giảm nghèo thông qua công tác hỗ trợ vay vốn từ các nguồn vốn Trung ương, địa phương”.
Hội viên nông dân xã Chiềng Khương được hỗ trợ vay vốn chăn nuôi bò sinh sản.
“Chúng tôi xác định giai đoạn 2025, xã sẽ về đích xã nông thôn mới nâng cao, 50 - 70% các bản hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu. Qua khảo sát, đánh giá thực tế, xã chúng tôi đã đạt 11/16 tiêu chí XDNTM nâng cao. Chúng tôi cho rằng sự ủng hộ của bà con, góp công, góp sức làm đường, xóa đói giảm nghèo đã tạo nên kết quả XDNTM của xã.” – Ông Lưu Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Chiềng Khương thông tin.
-
Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau -
Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP -
Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 2): Đổi thay vùng “rốn lũ” -
Tháo gỡ khó khăn đưa "nông thôn mới" về đích đúng hẹn
- An Giang, thêm một công trình dân sinh khánh thành trên xã nông thôn Vĩnh Lợi
- Nông thôn Ninh Bình hướng tới văn minh, hiện đại
- Chung sức đồng lòng đưa Nghi Phong đạt chuẩn nông thôn mớinâng cao
- Xây dựng nông thôn mới trong lòng Di sản Hoa Lư
- Gắn xây dựng nông thôn mới với du lịch cộng đồng
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thương mại để nâng tầm sản phẩm OCOP
- Cà Mau: Chuyển đổi số đã về tới từng khóm, ấp
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.