

Cán bộ Hội cơ sở cần phải sâu sát với hội viên
Bén duyên với công tác Hội đến nay cũng ngót nghét hơn 10 năm, chị Tâm đã có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động Hội cơ sở. Một trong những điều khiến chị trăn trở nhất là làm sao có được tiếng nói chung giữa cán bộ với hội viên nông dân trong từng hoạt động cụ thể.
Trong công việc tập thể, chị luôn phấn đấu thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Là một cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở “bản thân tôi luôn xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong công việc, luôn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong mọi công việc, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công, đồng thời bản thân phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng những phương pháp công tác hiệu quả nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, Chị Tâm cho biết.
Tùng Ảnh được biết đến không chỉ là xã có bề dày truyền thống cách mạng, làng khoa bảng, làng văn hóa mà đó còn là quê hương của lãnh tụ phong trào Cần vương Phan Đình Phùng, cố Tổng Bí thư Trần Phú và rất nhiều anh hùng, chí sĩ, nhà cách mạng, khoa học, nghệ sỹ nổi tiếng khác. Chính vì thế, mọi phong trào trên quê hương Tùng Ảnh luôn thấm đẫm tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồng lòng. Cán bộ và hội viên cũng vì thế mà hòa chung một nhịp.
Toàn xã có 1.942 hộ với 6.241 nhân khẩu, sinh sống trên địa bàn 12 thôn, trong đó có 1.200 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp với 1.005 hội viên tham gia sinh hoạt ở 11 chi hội. Ban Chấp hành Hội ND xã có 15 đồng chí, Ban Thường vụ Hội có 3 đồng chí, trong đó 2 đồng chí có trình độ Đại học và 1 đồng chí có trình độ Trung cấp. Trình độ học vấn của cán bộ Hội ngày một được nâng cao và đó làm nền tảng cho mọi hoạt động. Cũng từ đó, phong trào nông dân và công tác Hội xã Tùng Ảnh luôn được các cấp Hội đánh giá cao bởi sự vào cuộc quyết liệt, có nhiều sáng kiến hay gắn với thực tiễn của cán bộ Hội cùng với đó là tinh thần đầy trách nhiệm của mọi hội viên nông dân.
“Một trong những “kế sách” hành động trong quá trình thực hiện công việc của bản thân là luôn gần gũi, sâu sát với bà con hội viên nông dân để nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng của hội viên để từ đó có những kiến nghị, đề xuất chính đáng với cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đến các vấn đề, nội dung mà người dân kiến nghị”, chị Tâm cho biết.
Để hoạt động Hội ngày càng phát triển, hằng năm, Thường trực Hội ND xã căn cứ vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Hội cấp trên cũng như các nhiệm vụ của Ban Phát triển các thôn giao cho chi hội, từ đó ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho các chi hội. Hàng tháng, hàng quý, Thường trực Hội ND xã đều họp để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các chi hội, có sự kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các chi hội đồng thời biểu dương các đơn vị thực hiện tốt để nhân ra diện rộng.
Hội cơ sở có nhiều hoạt động nhưng kinh phí eo hẹp
Chị Tâm cho biết: Muốn mỗi hoạt động đi đến thành công đòi hỏi phải tạo được hiệu ứng tốt và một trong những điều cốt lõi nhất là phải xây dựng được phong trào ngay từ chính cơ sở, một khi đã vào nếp, có truyền thống thì không khó khăn nào không thể vượt qua. Một trong những hoạt động luôn được chú trọng là tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội; Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân. Cán bộ Hội phải làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nông thôn mới; Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân; Trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn; Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề và chuyển giao khoa học công nghệ giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
Cùng với đó, Hội tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy chế; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Điều đặc biệt nhất mà mỗi cán bộ Hội cơ sở cần phải đưa ra làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình là nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân; Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
Nhiều hoạt động Hội ở cơ sở đã được đánh giá cao và luôn hoàn thành tốt những phần việc được cấp trên giao nhờ vào sự năng nổ, nhiệt tình của cán bộ Hội cũng như sự ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể và hưởng ứng tích cực của đông đảo hội viên nông dân trên toàn xã Tùng Ảnh. Tuy nhiên, hoạt động cán bộ Hội cơ sở cũng gặp không ít khó khăn. Từ một cán bộ dày dặn kinh nghiệm, chị Tâm chia sẻ:
“Hoạt động Hội ở cơ sở luôn gắn với tình hình thực tế thế nhưng trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ chi hội chưa đáp ứng yêu cầu. Một số cán bộ hội chưa tích cực học tập, nâng cao trình độ, nhất là năng lực vận động quần chúng. Công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội ở một số chi hội chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Sinh hoạt Hội chưa thường xuyên, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, một số chi hội còn tổ chức sinh hoạt Hội lồng ghép với họp thôn. Kinh phí cho hoạt động của Hội còn hạn hẹp nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Hội”.
Thực trạng dễ nhận thấy nhất hiện nay là quá trình đô thị hoá nhanh, xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động nông dân (nhất là người trong độ tuổi lao động) đi làm ở các khu công nghiệp, làm ăn xa quê hương nhiều dẫn đến lao động nông nghiệp đang già hóa. Sản xuất nông nghiệp những năm gần đây bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, đặc biệt dịch bệnh tai xanh, long móng mở mồm, viêm da nổi cục; sâu bệnh trên cây trồng... gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Đặc biệt hiện nay tình trạng người dân không còn mặn mà với đồng ruộng, vì thực tế đi làm công việc khác so với làm ruộng thì thu nhập cao hơn, dẫn đến tình trạng người dân bỏ ruộng hoang, chỉ sản xuất một vụ, còn để lúa tái sinh vụ Hè Thu vẫn diễn ra ở nhiều thôn. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động để người dân sinh kế trên chính ”bờ xôi ruộng mật” của mình cũng gặp không ít khó khăn.
Mặc dù hoạt động Hội ở cơ sở còn nhiều khó khăn nhưng luôn được Hội cấp trên cũng như chính quyền quan tâm, tạo điều kiện. ”Riêng đối với bản thân tôi, là Phó Chủ tịch Hội ND xã - cán bộ bán chuyên trách nhưng luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo mọi điều kiện trong học tập cũng như trong công việc. Được tham gia các lớp học để nâng cao trình độ học vấn, lý luận chính trị, cụ thể: Năm 2012, được tham gia lớp Đại học Nông lâm Huế (hệ tại chức) mở tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đức Thọ. Năm 2020, được tham gia lớp Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính (hệ không tập trung) của Trường Chính trị Trần Phú, mở tại Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đức Thọ. Trong quá trình tham gia học tập, bản thân sắp xếp thời gian để vừa đảm bảo cho việc học tập, vừa hoàn thành được công việc. Đồng thời UBND xã cũng có hỗ trợ học phí cho cán bộ được cử đi học. Hàng tháng, phụ cấp cho cán bộ bán chuyên trách đảm bảo đúng theo quy định, được hỗ trợ đóng BHXH...”, chị Tâm chia sẻ.
-
Lo ngại khuynh hướng phân phối theo vốn lấn át phân phối theo lao động làm lu mờ bản chất của hợp tác xã
-
Cùng liên kết để đưa nông sản Việt vươn xa
-
Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ X (2023 - 2024)
-
Xây dựng và kiện toàn mạng lưới tuyên truyền giúp nông dân thực hiện tốt pháp luật
- Cần nhiều hơn những giải pháp hiệu quả giúp nông dân hiểu luật
- Hội ND Bắc Kạn: Chú trọng phát triển đảng viên là hội viên nông dân
- Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Nam: Vẫn còn nút thắt cần tháo gỡ
- Nam Định: Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
- Tạo sinh kế giúp hội viên nông dân thoát nghèo
- Tăng cường kiểm tra, giám sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"