
Chương trình đào tạo song bằng tại các trường THCS công lập Hà Nội
Bài 1: “Du học tại chỗ” còn nhiều băn khoăn
Mô hình đào tạo song bằng Việt Nam – Anh quốc sắp được thực hiện thí điểm tại một số trường THCS công lập ở Hà Nội. Thực tế triển khai tại một số quốc gia cho thấy, đây là mô hình khá hiệu quả. Vậy bản chất của mô hình này ra sao và Hà Nội phải làm gì để triển khai thực hiện tốt mô hình này? Đây là những thông tin mà đông đảo bạn đọc đang rất quan tâm.
Năm học 2018-2019, lầu đầu tiên tại Hà Nội, các trường công lập bậc THCS đưa mô hình đào tạo song bằng Việt Nam – Anh quốc, với 7 trường tham gia thí điểm. Theo đánh giá của Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, đây là mô hình giúp người học có thể “du học tại chỗ”, qua đó thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Thủ đô trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, góp phần phát triển đất nước thông qua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công dân quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có nhu cầu lựa chọn mô hình này cho học sinh theo học, vẫn cảm thấy băn khoăn bởi chi phí và áp lực về nội dung, chương trình học tập. Mặt khác, thời điểm học sinh phải nộp đơn đăng ký nguyện vọng đã cận kề.

Những kỳ vọng
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, chương trình song bằng cấp THCS sẽ giúp học sinh đạt chuẩn học thuật chương trình Quốc tế Cambridge; cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng, tạo tiền đề vững chắc cho bậc học cao hơn và cho quá trình hội nhập quốc tế của những công dân toàn cầu trong tương lai; đây cũng là tiền đề để học sinh tiếp tục học lên trình độ cao hơn và tham gia các kỳ thi chuẩn hoá giám định bởi các tổ chức khảo thí quốc tế…
Tham gia đào tạo song bằng, sau khi hoàn thành bậc THCS, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp THCS; đạt trình độ tiếng Anh B1 (theo chuẩn CEFR); nắm bắt được kiến thức các môn Toán, Khoa học, Tin học bằng tiếng Anh; có khả năng thi lấy chứng chỉ IGCSE và các chứng chỉ quốc tế khác (nếu học sinh có nhu cầu).
Theo chương trình, 7 trường THCS công lập của Hà Nội sẽ được đào tạo song bằng gồm: THCS Cầu Giấy, THCS Nghĩa Tân, THCS Trưng Vương, THCS Chu Văn An, THCS Thanh Xuân, THCS Ngô Sĩ Liên và lớp 6 của THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam. Mỗi trường được tuyển 2 lớp với sĩ số 25 học sinh/lớp.
Theo như chương trình song bằng mà trường như THPT Chu Văn An đã thực hiện được 1 năm nay, học phí để học 5 môn chương trình Cambridge hiện nay là 7,5 triệu đồng/tháng. Như vậy tính cả 3 tháng học bổ trợ thì tổng số tiết học trong 24 tháng với số tiền phải bỏ ra khoảng 180 triệu đồng để có thể lấy được chứng chỉ A-level. Trong khi đó, các trường quốc tế trên địa bàn thành phố học phí dao động từ 320-400 triệu đồng/năm. Nếu ra nước ngoài học tập thì con số sẽ còn lớn hơn.
Đối với cấp THCS, hiện nay Sở GD-ĐT Hà Nội đang xây dựng đề án với mức học phí là 5,6 triệu đồng/tháng. Tất cả số tiền học phí này chỉ nhằm mục đích chi trả lương giáo viên, phí bản quyền và tài liệu, học liệu chương trình Cambridge. Còn tất cả trang thiết bị cơ sở vật chất, phòng học thí nghiệm… ở cấp THPT do thành phố đầu tư, cấp THCS được cấp quận, huyện đầu tư.
Còn đó nỗi lo
Có thể nói, việc Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình đào tạo song bằng tại trường công lập (chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT Việt Nam và chương trình Quốc tế Cambridge – IGCSE). Đây là một tín hiệu vui cho những gia đình có nhu cầu cho con theo học những chương trình giáo dục chuẩn quốc tế mà không phải sống xa gia đình trong lứa tuổi vị thành niên, đồng thời không phải chi trả mức học phí lớn.
Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ về việc dạy và học chương trình giáo dục liên kết, cấp chứng chỉ quốc tế ở nhiều trường phổ thông từ tiểu học đến THPT ngoài công lập, phụ huynh không khỏi băn khoăn, lo lắng về việc chọn trường phù hợp cho con. Điều mà đa số phụ huynh băn khoăn là với một số tiền không nhỏ bỏ ra như vậy, con cái của họ sẽ được học những gì? Chương trình Cambridge ra sao, có phù hợp để học ở Việt Nam và có quá tải không khi học cùng một kiến thức bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt)? Hệ thống cơ sở vật chất, giáo viên và phương pháp dạy có đạt chuẩn quốc tế?…
Chị Nguyễn Hồng Nhung, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân cho biết: Tôi muốn cho con theo học chương trình quốc tế, bởi cháu sẽ có thời gian rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm trong các môn học của chương trình; biết áp dụng những kiến thức được học vào thực tế. Tuy nhiên, với thông tin hiện nay tôi nắm được, khó có thể hình dung con mình sẽ học những gì tại nhà trường.
Cũng theo chị Nhung, bằng song ngữ chưa phải là điều gia đình hướng đến, mà là cơ hội con trải nghiệm tiếng Anh học thuật theo một quá trình dài hơi. Hơn nữa, nếu đào tạo theo mô hình này sẽ thuận hơn việc đi học ngoại ngữ ở trung tâm- nơi mà chưa biết bao giờ mới học xong các trình độ, đồng thời lại phải tốn công sức, thời gian đón đưa con đi học. Tuy nhiên, điều chị băn khoăn là Hà Nội có đủ nguồn lực giáo viên tại 7 trường tham gia đào tạo song bằng Việt Nam – Anh quốc, hay sử dụng toàn bộ giáo viên nước ngoài?
Chia sẻ những thắc mắc về chương trình học, phụ huynh Lê Hoài Anh, hiện có con học ở Trường Tiểu học Dịch Vọng B băn khoăn về áp lực học tập, bởi cùng một lúc học sinh phải “cõng” hai chương trình. Học sinh Việt Nam học chương trình Cambridge sẽ vẫn học đầy đủ các môn của Bộ GD-ĐT quy định và 4 môn của Cambridge bằng Tiếng Anh (Toán, Tiếng Anh, Khoa học và Tin học).
Bên cạnh đó, vấn đề học phí đang được nhiều gia đình quan tâm bởi chi phí cũng không hề nhỏ so với mức thu nhập trung bình của người dân. Đặc biệt, điều không ít phụ huynh lo lắng và do dự trước khi nộp đơn đăng ký nguyện vọng là hiện có 7 trường THCS tuyển sinh song bằng nhưng mới chỉ có 2 trường THPT đào tạo theo hình thức này. Vậy thời gian học tập tiếp theo con em họ sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi tiếp tục chương trình giáo dục đại trà của Việt Nam.
IGCSE là chương trình giáo dục quốc tế phổ biến nhất dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi, với hơn 70 môn học để học sinh lựa chọn. Chương trình xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng cho học sinh theo học các chương trình quốc tế như Cambridge AS và A levels cùng một số chương trình phổ thông khác.
Học sinh muốn đạt chứng chỉ IGCSE cần tham gia học và thi ít nhất 5 môn học. Tổng số bài thi cho từng môn học có thể khác nhau và lên đến tối đa 3 bài thi đối với các môn Khoa học như vật lý, hóa học, sinh học.
Hạng tối đa cho một bài thi IGCSE là A* và hạng tối thiểu là G. Kỳ thi lấy chứng chỉ IGCSE được tổ chức 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11. Kết quả bài thi IGCSE có thể được xem xét làm điều kiện để nhập học vào các trường trung học tại nhiều nước trên thế giới như Vương quốc Anh, Singapore, HongKong (Trung Quốc), Australia. Tại Việt Nam, học sinh có thể không cần thi lấy chứng chỉ IGCSE mà tham gia 1 kì thi độc lập khác để theo học chương trình A-level.
Theo Thu Hà/QĐND
Bài 2: Sẽ lãng phí nếu thực hiện không tốt
-
200 học bổng Chính phủ du học tại Hungary năm 2024
-
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT tổ chức vào ngày 5 và 6/1/2024
-
Samsung triển khai hoạt động bồi dưỡng nhân tài công nghệ Việt Nam
-
Điện Biên: Chú trọng dạy nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc
- Phối hợp phát triển chương trình dạy AI toàn diện cho học sinh từ lớp 1 - 12
- Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô năm 2023
- Ngày hội STEM quốc gia 2023: Kết nối, kích hoạt đam mê khoa học, tư duy sáng tạo cho giới trẻ
- Đề xuất quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở
- Hợp tác công-tư trong giáo dục: Xu hướng của nền giáo dục hiện đại
- Đề xuất tăng học phí đại học, giữ nguyên học phí phổ thông
- Cần giải bài toán thiếu nhân lực trình độ cao trong nông nghiệp
-
Còn nhiều thách thức khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (SXNN) đang là xu hướng chủ đạo, là chìa khóa thành công của các nước có nền nông nghiệp phát triển trên thế giới hiện nay. Những lợi ích của xu hướng này đã thấy rõ nhưng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức không nhỏ.
-
Tuyên truyền tốt để giúp nông dân không phạm luật(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động thiết thực, gắn với cuộc sống của hội viên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với thực tiễn ở địa phương.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đoàn kết quốc tế, chung tay vì sự phát triển thịnh vượng của nhân loạiTrưa ngày 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới được tổ chức tại Dubai, UAE. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị.
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIIISáng 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu “Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang và anh hùng, tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh toàn diện, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
-
Số hóa giấy chuyển việnBà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị này đang xúc tiến để phối hợp với Bộ Công an để có thể áp dụng các giấy chuyển viện, giấy hẹn khám lại vào hệ thống phần mềm bảo hiểm xã hội (VssID) và app VNeID của Bộ Công an.
-
Bộ trưởng Nông nghiệp vùng Kaluga (Nga): "Rất mong dự án của TH đem lại lực đẩy phát triển cho nông nghiệp Kaluga”Qua cuộc phỏng vấn nhanh với ngài bộ trưởng tại khuôn viên trang trại, chúng tôi mới hiểu được lý do vì sao ngài đặc biệt quan tâm, tìm hiểu các trang trại bò sữa của Tập đoàn TH đến vậy.
-
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt trọng tâm vào 3 khâu đột pháMột trong ba khâu đột phá mà Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 đặt ra là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, an toàn lao động...
-
Tổng Bí thư: Công đoàn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của người lao độngTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý việc chăm lo của Công đoàn phải cụ thể, chu đáo, quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ, niềm vui, nỗi buồn của đoàn viên, người lao động và gia đình của họ.
-
Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 1/12, tại tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân năm 2023. Chủ đề: Phát huy nội lực, lợi thế tỉnh Bình Dương, đẩy mạnh phong trào nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.
-
Bột sắn dây Nhuận Trạch sản phẩm đạt OCOP 3 sao của Hòa Bình(Tapchinongthonmoi.vn) Sau nhiều năm kiên trì, gia đình anh Thu cùng 8 hộ chuyên trồng sắn dây ở Lương Sơn, Hòa Bình đã thành lập HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch để chuẩn hoá quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng đầu vào, đồng thời đầu tư hệ thống máy nghiền liên hoàn, máy sấy, qua đó đã xây dựng được quy trình sản xuất khép kín đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
1 Kỳ Sơn: Phát động phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm
-
2 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
3 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
4 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
5 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"