Độc đáo cá lội ngược dòng dưới chân đèo Tô Na
Người thì gọi loài cá này là cá chích nhỏ, người thì gọi là cá Tra núi hay cá Chốt… nhưng trong khi tên gọi chưa được thống nhất nhưng vị ngon của cá khi được nướng bằng than và chấm với muối kiến khiến mỗi người thưởng thức dù chỉ 1 lần cũng không thể nào quên.
Thực hư về loài cá lội ngược dòng
Cá Chốt thuộc họ cá da trơn, thịt có màu vàng óng hoặc trắng, chỉ sống ở những khe đá tại khu vực nước chảy xiết, mực nước sâu từ 7 đến 7,5m quanh lưu vực sông Ba và sông Ayun thuộc vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai. Do đặc tính thích bơi ngược dòng nên thịt nó vừa chắc, vừa dai lại thơm. Đặc biệt là phần da rất dai, vị béo ngậy.
Nhiều người cho rằng đây là loài cá Chình ở các sông, suối dọc miền Trung hay cá tra, cá basa khi có hình dáng khá giống nhưng thân cá nhỏ hơn, con lớn nhất cũng chỉ nặng tối đa một cân.
Cá Chốt nướng, muối é cùng các loại rau ăn kèm.
Thưởng thức món cá Chốt ngon nhất là vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch. Lúc này tại Tây Nguyên đang mùa lũ, nước chảy xiết nên cá Chốt thường bơi ngược dòng. Món canh chua cá Chốt nước rất ngọt, người dân cho rằng không loài cá nào sánh kịp. Để ăn với cơm, người ta thường kho tộ với mắm, tiêu (tiêu hạt xanh càng tốt), ớt, hành… Món này ăn với loại gạo dẻo của người đồng bào J’rai bản địa thì chẳng còn chỗ nào để chê, nhất là trong những ngày giá rét.
Thế nhưng ngon nhất phải kể đến món cá Chốt nướng. Chế biến món này người ta chỉ cần làm sạch vây, râu, ruột… rồi bỏ lên bếp than nướng. Bếp than phải thật đỏ nhưng không được quá đượm để khỏi cháy da cá, cá phải chín từ từ mới ngon. Ăn kèm cá Chốt nướng là các loại rau sống, rau gia vị, bánh tráng và đặc biệt phải có muối é (một loại muối gồm ớt hiểm còn xanh, lá é, muối hạt sống được giã chung) hoặc muối kiến cỏ (ớt hiểm xanh, muối hạt sống, con kiến vàng, hạt một loại cỏ thơm do người đồng bào dân tộc thiểu số tìm ra) còn không thì muối kiến. Vị cay ngọt, thơm của muối, cộng với thịt cá nướng béo ngậy bên cạnh ly rượu nồng khiến nhiều thực khách cho rằng mình đang được thưởng thức món ăn “tiến vua” khi xưa.
Bên cạnh cảnh hùng vĩ của sông núi vẫn thấp thoáng căn lều của ngư phu câu cá Chốt.
Xuôi dọc quốc lộ 25, những người sành ăn không ai là không biết đến quán nhậu chủ yếu bán cá Chốt và các món độc đáo của đồng bào J’rai bản địa tại chân đèo Tô Na (khu vực tiếp giáp thị xã Ayun Pa và huyện Krông Pa) do ông Lê Đình Trọng làm chủ. Tại quán này, trừ những ngày mưa thật to ra, còn không thì cứ chiều chiều, rất nhiều lữ khách nán lại để lai rai món cá Chốt nướng đặc biệt thơm ngon, vừa thưởng thức phong cảnh hùng vỹ nơi chân đèo đồng thời cũng để quên đi cái nóng oi ả vốn có của vùng đất phía Nam tỉnh Gia Lai.
Thực khách ở đây rất đa dạng, từ công nhân viên chức, nông dân cho đến khách du lịch, lữ hành. Hầu hết ai cũng hài lòng khi thưởng thức xong món cá đặc sản này.
Đặc sản núi rừng trước nguy cơ tận diệt
Ông Trọng nhớ lại, khoảng hơn 5 năm trước, trung bình mỗi ngày quán ông tiêu thụ đến vài chục kilogam cá Chốt là chuyện bình thường. Lúc đó, quán bán ra cho khách chưa đến 100.000 đồng/kg. Bây giờ giá đã lên đến 160.000 đồng/kg nhưng lại không có đủ để đáp ứng nhu cầu vì cá ngày một hiếm. Hiện tại, có tìm đỏ mắt cũng khó thấy được những con cá Chốt nào có trọng lượng đến 1kg mà chủ yếu là loại từ 0,5kg đến 0,7kg.
Tìm khắp chợ thị xã Ayun Pa cũng không còn thấy tiểu thương bán loại cá này bởi vì hầu hết đều được nhập vào các nhà hàng, quán nhậu. So với cá lóc nuôi (trên dưới 60.000 đồng/kg tại các chợ), cá Chốt thuộc loại rẻ tiền bởi vì chúng được các nhà hàng thu vào với giá từ 60.000 – 100.000 đồng/kg tùy loại trong khi tiểu thương mua lại của những người đánh bắt chỉ từ 50.000 đồng – 80.000 đồng/kg. Loại cá này thị trường ngày càng chuộng nên nhiều người đã chọn đánh bắt cá Chốt để làm kế sinh nhai.
Ngư phủ chèo ghe câu cá Chốt.
Thấy nghề đánh bắt cá Chốt cho thu nhập cao, nhiều người nhảy vào nhập cuộc và vì vậy cá không kịp sinh nở nên số lượng ngày càng ít đi. Việc đánh bắt cá Chốt bừa bãi đang làm cho số lượng loài cá này giảm đi nhanh chóng, bên cạnh đó những năm trở lại đây, nhiều công trình chặn dòng để làm thủy điện lớn, nhỏ quanh lưu vực các sông Ayun, sông Ba cũng làm cho loài cá này biến mất dần vì bị thay đổi môi trường sống tự nhiên.
Thanh Luận
- OCOP Cao Bằng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
- Xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở Cao Bằng
- Tín dụng chính sách đồng hành để Điện Biên phát triển
- Tất bật nghề hấp cá, phơi khô ở Quảng Trị
- Huyện Mù Căng Chải phát động Lễ trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024
- Quảng Bình: Độc đáo tục lấy lửa đêm 30 Tết ở làng bích họa
- Làng hoa đào Nhật Tân những ngày giáp Tết Giáp Thìn
-
Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồngVi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.
-
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCLNgày 12/12, tại tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết dự án: “Xây dựng mô hình hợp tác xã tổ chức sản xuất hạt giống lúa liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại vùng ĐBSCL”.
-
Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lựcNgày 13/12, tại tỉnh Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”.
-
Khai mạc Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024Tối 13/12, tại Nhà thi đấu thể thao Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức), Giải Võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 39 năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đây là một hoạt động thường niên do Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội kết hợp với Hội võ thuật Hà Nội tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc, thúc đẩy phong trào luyện tập môn phái võ cổ truyền trong các tầng lớp nhân dân.
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 132/CĐ-TTg ngày 12/12/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
-
"Tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng"So với những lần trước, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này thực sự là một cuộc cách mạng, đấy là điểm khác biệt và đáng chú ý nhất - Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
-
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân PhúcCăn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình; Khiển trách đồng chí Trương Thị Mai.
-
Phân bón Văn Điển gia tăng giá trị cho nông sản và tăng thu nhập cho nông dânCác sản phẩm phân bón Văn Điển nói chung, phân lân nung chảy Văn Điển nói riêng đang được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sử dụng ngày càng nhiều, bởi nhiều tính năng nổi trội của sản phẩm trong việc tăng "sức khỏe" và năng suất, chất lượng cho nông sản, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho nông dân.
-
Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản chất lượng cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) tổ chức Sự kiện ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn. Đây là nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
-
Lâm Đồng: Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệpChủ trương, giải pháp của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) tỉnh là hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024. Trong năm, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng 5,1%. Duy trì sản xuất trên diện tích 328.500ha; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng giá trị sản xuất; phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuấ
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
5 Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển