Huyện Kbang đẩy mạnh tuyên truyền, tăng tốc xây dựng nông thôn mới
Tập trung tuyên truyền xây dựng làng, xã nông thôn mới
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Kbang đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng người dân, trong đó tập trung tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Riêng năm 2021, huyện đã huy động hơn 3 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp 368 triệu đồng chung tay xây dựng làng NTM. Đến nay, toàn huyện có 6 làng đạt chuẩn NTM gồm: Hà Nừng (xã Sơn Lang), Tờ Mật (xã Đông), Kon Lốc 2 (xã Đak Rong), Lơk (xã Nghĩa An), Kdâu (xã Kông Lơng Khơng) và làng Tăng (xã Krong).
Huyện Kbang đầu tư nâng cấp đường giao thông liên xã. Ảnh: Minh Nguyễn
Được biết, theo kế hoạch những năm tới, huyện Kbang phấn đấu có thêm 7 làng NTM gồm: làng Lợt (xã Đak Hlơ), Groi (xã Kông Pla), Đak Kjông (xã Lơ Ku), Kon Ktonh (xã Kon Pne), Tơ Kơr (xã Sơ Pai), làng Cam (xã Đak Smar) và làng Stơr (xã Tơ Tung).
Trong giai đoạn 2016-2021, huyện Kbang đã huy động hơn 2.880 tỷ đồng để đầu tư cứng hóa 258,75 km đường giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, hệ thống điện, cơ sở vật chất trường lớp, trạm y tế, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao. Cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 39,1 triệu đồng/năm, tăng 22,2 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,38%, giảm 21,5% so với năm 2015. Toàn huyện có 7/13 xã đạt chuẩn NTM (theo bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020); bình quân đạt 17,31 tiêu chí/xã.
Tại xã Sơn Lang, những năm qua, cấp ủy và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay xây dựng NTM, huy động hơn 100 tỷ đồng để đầu tư hoàn thiện các tiêu chí NTM, trong đó, người dân đóng góp 5,8 tỷ đồng. Từ nguồn lực này, xã đã bê tông hóa 25,2 km đường liên xã, thôn, xóm và 18,2 km trục đường nội đồng; xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, sân bóng đá, bóng chuyền. Chủ tịch UBND xã Lê Quý Truyền cho hay: “Xã có 9 thôn, làng với 1.206 hộ, 4.161 khẩu. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 38 triệu đồng/năm. Để giữ vững, nâng cao các tiêu chí, chúng tôi tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, hội đoàn thể với phương châm “Xã bám thôn, làng; cán bộ, đảng viên bám hộ gia đình” tuyên truyền, vận động bà con nâng cao nhận thức trong làm kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Hiện Kbang còn 6 xã chưa đạt chuẩn NTM gồm: Kon Pne, Đak Rong, Krong, Đak Smar, Lơ Ku và Kông Lơng Khơng. Phó Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng Đinh Văn Lum chia sẻ: “Hiện xã đã đạt 14/19 tiêu chí NTM. Địa phương đã xây dựng đề án NTM giai đoạn 2021-2025 với kế hoạch chi tiết cho từng năm; tập trung huy động mọi nguồn lực và triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành các tiêu chí trong thời gian sớm nhất”.
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên sản xuất kinh doanh gắn với xây dựng NTM
Huyện Kbang có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 14 xã, thị trấn, trong đó, người Bahnar chiếm gần 40% dân số. Kbang xác định phát triển kinh tế nông nghiệp là mũi nhọn. Trên cơ sở đó, cán bộ Hội Nông dân các cấp tăng cường xuống cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động phòng-chống khô hạn, phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp còn hỗ trợ 3.796 cây giống ăn quả các loại (trị giá gần 223 triệu đồng); xây dựng các mô hình nuôi heo đen ở xã Đak Rong, nuôi bò vỗ béo tại xã Kông Pla, nuôi dê sinh sản ở xã Lơ Ku, trồng lúa 2 vụ ở xã Kon Pne, trồng sầu riêng ở xã Sơn Lang.
Đoàn kiểm tra thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” tỉnh Gia Lai làm việc tại Huyện ủy Kbang. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Đinh Dưh (làng Kbông, xã Lơ Ku) bộc bạch: “Gia đình mình thuộc diện hộ cận nghèo nên được Hội Nông dân huyện hướng dẫn kỹ thuật và cho vay không tính lãi 30 triệu đồng để mua bò, dê, heo về nuôi. Nhờ đó, 2 năm nay, đàn vật nuôi gia tăng, lại có thêm nguồn phân chuồng bón cho cây trồng. Gia đình cải thiện thu nhập, không phải đi làm thuê nữa”.
Bên cạnh đó, cán bộ Hội Nông dân các cấp trong huyện còn tích cực tuyên truyền, vận động và hướng dẫn hội viên tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng làm hồ sơ thủ tục giúp hội viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã cho 2.126 hộ hội viên thuộc 52 tổ tiết kiệm và vay vốn vay gần 100 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Kbang cho 1.363 hội viên vay hơn 187 tỷ đồng… Năm 2022, Hội Nông dân thị trấn Kbang và các xã Sơ Pai, Sơn Lang, Kông Lơng Khơng, Đak Rong, Krong phối hợp với Công ty Môi trường-Đô thị Hà Nội cung ứng gần 700 tấn phân vi sinh theo hình thức trả chậm cho nông dân. Nhờ được vay vốn, bà con nông dân không phải vay nặng lãi, cầm cố thế chấp tài sản. Nhờ vậy mà cuộc sống và sản xuất của bà con ngày càng thuận lợi. Năm 2022, toàn huyện có 6.684 hội viên đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân các cấp cũng đã chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tuyên truyền sâu rộng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… Kết quả, người dân đã hiến hàng chục ngàn m2 đất, đóng góp hàng ngàn ngày công xây dựng nông thôn mới; vận động gần 90% đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo biểm y tế, trên 98% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh; 75 hội viên tham gia xây dựng thành công 3 mô hình “Bảo vệ môi trường nông thôn và thích ứng biến đổi khí hậu”… Ngoài ra, Hội Nông dân các cấp còn phối hợp với các cơ quan tổ chức tiếp công dân và tư vấn pháp luật, kịp thời giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong xây dựng giai cấp nông dân, xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội đã tạo điều kiện cho cán bộ Hội tiếp cận thông tin kịp thời, đưa đi đào tạo, củng cố bộ máy tổ chức, quy hoạch đội ngũ cán bộ chuyên môn, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay, 100% cán bộ Hội Nông dân đều đã đạt chuẩn về trình độ, nhiều cán bộ thôn, làng có trình độ đại học, chất lượng đội ngũ cán bộ được nâng lên.
Ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: “Qua kiểm tra cho thấy, huyện Kbang đã triển khai thực hiện Kết luận số 61 ngày 3-12-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” một cách nghiêm túc và đạt kết quả”.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu -
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làng -
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ -
Đổi mới trên quê hương Nho Quan
- Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP
- Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa
- Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết